“TỨ TRỤ TRIỀU ĐÌNH” trong không gian Sử học! Như tôi tự cảm!

     Bài viết này sẽ được thầy Hùng tiếp tục chỉnh sửa để tăng thêm nguồn tư liệu.

     PGS.TS Sử học NGUYỄN MẠNH HÙNG

Tứ Trụ Triều Đình là bốn tượng đài khắc tên bốn Giáo sư Sử học: LâmTấnVượng
(Đinh Xuân Lâm – Phan Huy Lê – Hà Văn Tấn – Trần Quốc Vượng)

“Tứ Trụ Triều Đình” một hình mẫu để nhận diện
m
ột Thế giới Sử học Việt Nam –
bắt đầu từ sau 1954
tại miền Bắc Việt Nam! 

Giáo sư Sử học,
Nhà giáo Nhân dân
Đinh Xuân Lâm
(4/2/1925 –
25/1/2017)

Giáo sư Sử học,
Nhà giáo Nhân dân
Phan Huy Lê 
(
23/2/1934 – 23/6/2018)

Giáo sư Sử học, Khảo cổ học,
Nhà giáo Nhân dân
Hà Văn Tấn 
(16/8/1937 – 27/11/2019)

Giáo sư, nhà Sử học, Khảo cổ học
Trần Quốc Vượng
(12/12/1934 –
8/8/ 2005)

     – Trước 1975, tôi chỉ là cậu học trò Sài Gòn.

     – Sau 1975, tôi mong được làm thêm người học trò của những bậc Thầy tên tuổi của miền Bắc – thuộc nhiều lĩnh vực – để xóa bỏ “tàn dư độc hại” mà chế độ cũ đã trang thiết bị cho “hộp sọ tư duy siêu hình” của tôi! Đặc biệt, là làm sao tôi tiếp cận được các bậc Thầy ngành Sử học thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội! Đối với tôi, đây là “giấc mộng đẹp” còn trên cả “thần tiên”!

     Thông qua lời giới thiệu của Giáo sư Ngôn ngữ học Bùi Khánh Thế – Hiệu phó trường Đại học Tổng Hợp Tp.HCM – người mở lối cho tôi đi vào con đường ra Hà Nội!

Tôi được diện kiến với Giáo sư PHAN HUY LÊ 

Cố GS Phan Huy Lê (Ảnh: Bùi Tuấn)

     Từ đó! Tôi được tiếp cận với Giáo sư Đinh Văn Đức – người đã dắt tay tôi đi diện kiến với Giáo sư Phan Huy Lê để được hướng dẫn làm nghiên cứu sinh ngành Lịch Sử:

     “Xã hội Viêt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 – thông qua công trình – Kỹ thuật người An Nam (Techniques du People Annamite) của Henri Joseph Oger – thực hiện vào những năm  1908 – 1909 tại Hà Nội”.

     Thầy Lê buộc tôi phải trình bày Lịch sử Việt Nam thời cận hiện đại! như tôi hiểu “theo cách nhận thức trong miền Nam”! Đặc biệt chú ý đến các sự kiện xảy ra trong hai năm 1908 – 1909 mà công trình của Henri Oger đã để lại nguồn sử liệu học đặc biệt này! từ góc nhìn của một nhà Đông Phương học Pháp tại Hà Nội!

     Hơn thế nữa! Thầy còn yêu cầu tôi phải làm rõ “lý lịch” của công trình! Tìm đâu ra? Bên Pháp có không? Tôi đã ở đó về – bên Pháp xác nhận là không có trong tàng thư – Vậy ở Sài Gòn – Hà Nội thế nào?

     Tiếp đấy! Thầy buộc tôi – phải tiếp cận với nhiều Giáo sư thuộc một số chuyên ngành khác mà công trình Henri Oger còn để lại dấu ấn! – ngành Mỹ thuật tạo hình, Hán Nôm, ngành tiếng Pháp, Ngôn ngữ học, Phôn-clo học... Đó là chưa nói Văn hóa học, Khảo cổ học….!  

     Mở đầu! tôi được diện kiến Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn – về Hán Nôm – Do đây là bộ tư liệu gồm 4577 bức ký họa đã tạo hình theo phương pháp mộc bản (khắc ván) –  với bố cục thứ hai được ghi chú bên cạnh  là những dòng chữ Hán Nôm! để Thầy Cẩn kiểm tra – như những bức  “Đem con bỏ chợ – (h1)”, “Đĩ đánh bồng (h2)”“Cu li xe thay quần (h3)” hay “Phải tội khôn (h4)”!

     x x x

     Bất chợt Thầy Phan Huy Lê dùng tiếng Pháp để hỏi “o-ran” (oral)!

     – Tôi cảm nhận ngay chất giọng của Thầy không khác với Thầy Cao Xuân Hạo khi Thầy đứng ra phiên dịch cho Hội nghị về “Ốc eo”! Hơn nữa! tôi lắng nghe âm vang tiếng Pháp của Thầy như không khác xa với giọng nói của Giáo sư Bùi Xuân Bào, Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm, Rock Cường … mà tôi đã được học ở Đại học Văn Khoa Sài Gòn từ trước năm 1975. Đây là những Giáo sư có người từng tốt nghiệp Đại học Sorbonne – Paris! Bất chợt! Thầy hỏi thế nào là “Phải tội khôn”? Nó có liên quan gì đến các sự kiện lịch sử thời ấy? hay nghệ nhân khắc ván chỉ mô tả lại cách xử lý tội thường phạm theo luật lệ phong kiến?  

      – Thưa! “Me – sừ”! Khôn là cắt tóc – “Phải tội khôn” là Phải tội cắt tóc”! Đây không phải là tội nằm trong luật lệ xử phạt của nhà nước phong kiến – Đây là sự kiện chính trị lớn nổ ra vào khoảng 2 tháng  3 và 5 năm 1908. Đó là một chuỗi các cuộc biểu tình chống thuế ở Trung Kỳ – Đoàn người đi biểu tình đều “đã” hay “bị” “cắt tóc ngắn” để biểu lộ vạch trần tâm địa của chế độ thực dân Pháp do chính nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục vận động!. Trong số đó có vài “câu thơ chân đất” trích ra trong cuốn “Hải ngoại huyết thư” của cụ Phan Bội Châu

Nó coi mình như trâu, như chó!

Nó coi mình như cỏ, như rơm!

Trâu nuôi béo, cỏ bỏ rơm!

Cỏ moi rễ cỏ, trâu làm thịt trâu!

     Lúc ấy, tôi tự chuyển ngữ sang tiếng Việt! Tôi không dại gì để “hở sườn”! Đố ai dám dịch dòng thơ tiếng Việt nói trên ra tiếng Tây? Dù cho giỏi tiếng Tây sặc “mùi sâm banh”! mà dốt tiếng Việt – thì lại nghe  như “chó sủa trăng”! – hay nói theo nhà báo là bị “hóc xương gà”!. Dịch thơ “Kiều” mà dám vỗ ngực là ta giỏi tiếng Tây – Nhưng tiếng Việt của anh thế nào? Anh phải giỏi đi đã!!!

     Trước đây! từng có một nhà thông dịch thời Mỹ đã chuyển một câu thơ ra tiếng Anh: Hồi chuông Thiên Mụ, Canh gà Thọ Xương! “Canh gà Thọ Xươngđược dịch như là “chicken soup of Thọ Xương” tức là “miến gà vùng Thọ Xương”!!!???

x x x 

     Tôi vẫn còn chưa hiểu được nhiều hơn về Giáo sư Phan Huy Lê!

      Như vậy! tôi vẫn còn chưa hiểu được nhiều hơn về Giáo sư nếu không có Hội Nghị tổ chức lớn tại Thanh Hóa trong hai ngày 18 và 19 tháng 10 năm 2008 với đề tài: “Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX”!

     Để làm rõ giá trị lịch sử của Vương triều Nguyễntheo Giáo sư – “Nhà Nguyễn có công rất lớn trong việc hình thành và định hình một nhà nước thống nhất và xác lập lãnh thổ, không gian sinh tồn của nước Việt Nam!

Giáo sư Phan Huy Lê (thứ hai từ trái sang) tại hội thảo khoa học
Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn diễn ra năm 2008 – Ảnh: Việt Dũng

     Lúc ấy! Tôi thấy trên gương mặt Thầy để lộ ra một nếp nhăn như “dấu ấn còn sót lại”  của một “vết thương hở”! Từ bấy lâu, giới Sử học Việt Nam đã tự chia cắt thành 2 quan điểm lịch sử truyền thống và phi truyền thống – theo cách tách ra làm hai hướng đối nghịch nhau – Một bên hướng theo nhà vua Tây Sơn. Còn bên kia theo nhà vua Gia Long?!

     Tôi còn nhận ra Thầy Lê qua một số Hội Nghị nhỏ lẻ khác – mà Thầy cũng có quan tâm – Đó là những vấn đề về các anh hùng, các danh nhân dân tộc. Đó là Phan Thanh Giản – Trương Vĩnh Ký – Lê Văn Duyệt Phạm Quỳnh – Trần Trọng Kim  Thầy dốc lòng vào chiến trận! không phải vì “đồng tiền bát gạo” – mà một bộ phận nhà văn, nhà báo có thể nghi ngờ phẩm giá  của Thầy như là con người cơ hội! Có phải là thế không? ([1])

     Theo tôi tự cảm! thế nào là Cơ Hội! Có phải? Thầy đã nắm được Thời cơ” khi  đã “Hội tụ” đầy đủ tấm lòng yêu nước theo “phiên bản mới”!

     Rõ ràng Lịch sử Việt Nam từng đứng trước cơn địa chấn đã tạo ra một đường đứt gãy – đã chia cách đất nước ra đôi bờ!

Xin từ biệt Giáo sư Phan Huy Lê     

 Tôi ngưỡng mộ cách đặt vấn đề như thế của Thầy!

     Tôi thích Thầy theo cách đó đấy!

__________
[1] Lịch sử vươn lên – Tuần báo sáng tác nghiên cứu lý luận phê bình văn học nghệ thuật – Liên hiệp các Hội văn học – Nghệ thuật TP. HCM, 24/08/2018.


 

Bây giờ! là một trụ cột khác! Đó là Giáo sư Trần Quốc Vượng! 

     Bây giờ! là một trụ cột khác!  Đó là Giáo sư Trần Quốc Vượng ! Nếu nhìn chính diện! tôi trông Ông như một hình mẫu “pha trộn” 4 chất liệu “TriếtVănSửĐịaLý do là: – Có lúc! Thấy Ông lấy riêng “chất Văn”! để tô vẻ lịch sử dân tộc! – Có khi! Thấy Ông lấy “chất Sử”! để xử lý tình huống Quốc sự! – Có dạo! lại thấy Ông lại lấy “chất Địa”! để phát họa tập tính lãnh thổ của dân tộc An Nam! – Cuối cùng! Ông lấy “chất triết”! để nhìn cái sự đời “Bạc như nước ốc  – Lạt như vôi”!

     Từ đó, tôi xem Ông như “chàng Thợ săn lịch sử”! Nghĩa là có lúc “chàng” nhập vai anh “Thợ rừng” để bổ thân cây lịch sử theo dáng đứng của nó! Lúc ấy! Trông Ông như một chàng công tử Bạc Liêu! đi theo con đò dọc trên sông nước Nam Kỳ mà nhìn lên trời! Chàng thấy đàn cò trắng thẳng cánh bay mà nghêu ngao:

Cưới em bằng bạc con cò.

Không phải hẹn hò nói chuyện đẩy đưa!

– Có lần anh thợ rừng ấy đã cưa “thân cây lịch sử” ra thành những “lát cắt” – như đi con đò ngang – mà nhìn thấy con cò bơ vơ trên “cánh đồng chó ngáp”! Rồi chàng vọt miệng:

Anh mê đồng bạc con cò.

Bỏ cha, bỏ mẹ đi phò Lang Sa!

     Tuy nhiên, khi bổ dọc lịch sử theo chiều dài – khi ấy – Ông lại “xẻo” ra làm 7 thớt! Đó là 7 thớt chiến tranh và hòa bình tiếp nối nhau! Hết cái nọ! đến cái kia!? Trông như cái Đạo vũ trụ xoay vần của Lão Tử! Do đó, một bộ phận văn học sử – lúc ấy – đã vội mồm! cho rằng Ông còn mang nặng mặc cảm tự ti dân tộc mà cho ra ngồi “chiếu ngoài”! không được ngồi vào “chiếu trên” để tham gia Hội đồng chấm cuộc Thi Đình! …Nhưng tất cả đã qua đi!


Trong Tứ trụ! Cái “cột trụ” đầu tiên là Giáo sư Đinh Xuân Lâm  

GS. Đinh Xuân Lâm được coi là một trong “tứ trụ” của ngành sử học Việt Nam đương đại.
(ảnh chụp tại Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ IV tháng 12 năm 2012, ảnh: Bùi Tuấn)

      Tôi để lại cho đến bây giờ mới kể ra! có vô lễ lắm không?! Thầy sử dụng một tiểu loại văn hóa có chút phong kiến – Nghĩa là Thầy chỉ “chuyên đi đỡ đầu” cho nhiều thành phần sinh viên khắp cả ba xứ. Ai mà có tính tình thuần hậu, chăm lo lịch sử nước nhà thì sẽ được Ông hướng dẫn luận án tiến sĩ – chứ không vơ đũa cả nắm! Nghĩa là Thầy chọn ra chiếc đũa mun có đẽo gọt. Tuy thế, mà có lần Thầy được người đưa thư trao cho một tấm vé loại “an – lê – rờ – tua” (khứ hồi) Hà Nội – Sài Gòn, Sài Gòn – Hà Nội, bao luôn ba bữa cơm và hai cữ cà phê “cứt chồn” chính hiệu Buôn Mê! với dòng lưu bút “Thầy bay vào sớm để ngồi phản biện trực tiếp trước Hội Đồng, mà không chỉ viết bằng giấy”!!!  Lý do là có người “phá đám” muốn nêu lên một vài ý kiến – để “sổ toẹt” bản luận án của con! Thầy ạ! 

     Thầy vào ngay! khi gà vừa gáy sáng! Khi đã ngồi vào Hội Đồng với bên phản biện đang dùng con dao “Thạch Sanh chém Chằng“- Thầy bèn trả lời – “Đây là ý kiến hay”! Nhưng đó không phải là nguồn văn bản có giá trị Sử học – mà đó là nguồn  phong sử! dùng “phong dao” để mô tả lịch sử bằng lối thơ truyền miệng dân gian! Do đó! nguồn tư liệu quý giá này phải được trả về cho nhà Văn hóa dân gian ! mà đừng “đánh cướp nó” để đem về cho nhà Sử! Phen đó! chính Thầy đã trở thành thủ môn dự bị mà đưa ra chụp được một “cú đá phạt đền”! Người nữ ứng cử viên tiến sĩ ấy! đã thoát khỏi cảnh “phục hồi nhân phẩm”.! Ngày nay, cô đã trở thành Quý Bà thành đạt “trong nghề giảng dạy Sử học” của một Đại học danh giá của Nhà nước!


Cột trụ thứ 4 – Giáo sư Hà Văn Tấn!  

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hà Văn Tấn

   Từ đây! Tôi đã nhận ra “chân dung” của Thầy mà tự đặt câu hỏi khác! Vậy thưa Giáo sư! Có phải Sử học là cần có nguồn tư liệu trong sáng thẳng thắn như sương thu? ấm áp như mặt trời mùa đông? – theo ngôn ngữ của Võ Tắc Thiên? dành cho Diêm Thức khi đã phế cánh tay của mình?!

    Tôi đã dùng lời lẽ trên – nghe như – một anh kép cải lương Sài Gòn đang tán tụng một ả đào! Gần đây – tôi lại còn thấy – một chân dung khác của Thầy –  qua bài viết rút ngắn được đăng tải trên tạp chí của Trường Viễn Đông Pháp 1998 (Bulletin de l’ Ecole Française d’Extrême Orient – tome LXVIII – extrait – 1980) với tựa đề: Nouvelles recherches préhistoriques et protohistoriques au Viet Nam – par Hà Văn Tấn.

     Tôi không dám dịch cái tựa sách ấy ra tiếng Việt – vì cái [pré] và [proto] đứng trước lịch sử (historique) – trông chừng nó chưa có “cột mốc” thời gian để định vị!

     Từ đây! Tôi nhận ra Thầy là một nhà Khảo cổ học! Thầy không dựa vào “tư duy tự biện chứng pháp”! như hầu hết các nhà Nho học xưa – khi vận dụng – đã kèm với những “bí tích” tiềm ẩn trong kho tàng văn hóa Trung Hoa!

     Như cụ Đồ Chiểu mở đầu bằng câu thơ “Trước đèn xem truyện Tây Minh – Ngẫm cười hai chữ nhân tình éo le”! Truyện Tây Minh là truyện gì? Ông không giải nghĩa mà để cho bọn học trò tự suy ngẫm theo nhiều cách “mộng mơ”! Kể cả Abel des Michels người dịch thơ của cụ ra tiếng Pháp – cũng phải nói “vu vơ” để giải thích như là một pho sách của Tô Đông Pha? mà Thầy Trần Nghĩa Viện trưởng Viện Hán Nôm – Hà Nội cũng làm ngơ.

     Đối với Thầy Hà Văn Tấn thì khác hẳn! – Thầy đóng vai một anhthợ đào đất”! – Thầy dùng cái búa, cái xẻng, cái cuốc …để đi đào khúc xương, mảnh sọ để làm chất liệu mà soi sự thật lịch sử 

     Hình như! Thầy còn dùng cả cái “chổi lông” – trông như “bộ đồ nghề” của các cô gái làm nghề trang điểm mi mắt cho cô dâu ngày cưới! Thầy cũng có cái đó, nhưng để chuốc lại cọng lông tơ trên mí mắt của cụ Rùa đã chết hàng mấy trăm năm dưới đáy Hồ Hoàn Kiếm! mà ngày nay đã có nhà “Rùa học“.

     Tưởng đâu rằng! Thầy là con người chi li “mắm muối củ hành” – Nhưng lại là con người quảng đại! Khi tham dự Hội Nghị bàn về Văn bản học của ngành Hán Nôm ([1]) – Thầy không cướp lấy Văn bản học để đem về cho ngành Khảo cổ học của mình! mà chia cho Sử học một mớ!- cho ngữ văn “một nắm”! Vậy thì! xin Thầy cho biết một số ngành sau đây Thầy sẽ đem đi đâu? – để khỏi mang tiếng là “đem con bỏ chợ” – Đó là ngành Pháp chế Sử, Võ Sử, Phong Sử, Binh Sử…? Còn riêng ngành Việt Nam tương lai học – theo Thầy – chả nhẽ – đưa vào ngành “Chiêm tinh học” cho những nhà nghiên cứu đang say sưa bước vào đỉnh cao của thời kỳ Duy Vật! mà buộc tội “Dị đoan mê tín“.

     Nhưng hôm nay! Thầy đã ngồi trên xe lăn của Thầy – cũng như Stephen William Hawking ngồi trên xe lăn của đời ông! Tôi nhận ra như cả hai nhà Văn hóa lớn này là phiên bản của nhau có thể thay thế nhau. Do cả 2 đã cùng lăn trên cổ máy thời gian theo cách cùng nghiêng đầu sang phải! để một người nhìn vào không gian (ông Hawking) – Người còn lại nhìn vào thời gian (Thầy Hà Văn Tấn) trong cõi bao la vũ trụ. Stephen William Hawking vì thế! đã tìm thấy trong bóng đêm bao la của Trời đất! có chứa nhiều hố đen vũ trụ! Còn Thầy Hà Văn Tấn – nhìn về quá khứ từ thời Trung cổ đại đến Cận hiện đại – mà thấy nhiều Góc khuất lịch sử..!

__________
[1] Hà Văn Tấn – Về mối liên hệ giữa văn bản học và sử liệu học. Một số vấn đề về văn bản học Hán – Nôm (101-112) – Viện nghiên cứu Hán – Nôm, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 1983.

GS.NGND Hà Văn Tấn – người nghiêng đầu sang phải trên xe lăn (Đại diện Ban lãnh đạo Nhà trường chụp ảnh cùng GS.NGND Hà Văn Tấn) Stephen William Hawking với cách ngồi nghiên đầu sang phải ( 8/1/1942 – 14/3/2018)

Ba trụ cột đã ra đi! 

     Bây giờ – Ba trụ cột đã ra đi! Chiếc chìa khóa vàng mà Thầy  đã trao lại cho Thầy Tấn đây– xin Thầy cứ sử dụng nó để mở cánh cửa vào kho tàng chất đầy truyện ngụ ngôn của La Fontaine mà lấy ra  mẫu chuyện ”Rắn và Gà”.! – Nếu bộ xương Rắn còn đầy đủ thì truyện ngụ ngôn dành cho Vua Gia Long có tựa đề “Cõng Rắn cắn Gà nhà” – Cho Rắn vào chuồng Gà , Rắn đã ăn hết Gà! – Nếu xương Rắn đã vụn nát thì ngụ ngôn La Fontaine dành cho  “tiếng cục tác kêu vang”! Đó là cách mô tả vua Gia Long đã “mở cửa chuồng! cho Gà ra sân” để rộng chỗ cho “rắn chui vào”! mà đóng cửa chuồng! đập cho một trận!.

     Nhưng! than ôi! Thầy cũng đã ra đi! Xin kính biệt Thầy!

     Tuy nhiên, cuối cùng! một câu hỏi được đặt ra là Tứ trụ Triều đình khi lọt lòng mẹ đã trở thành Tứ đại thần đồng”?! hay nhất định phải trải qua vòng đào tạo theo luật trời đất!!?? Theo Giáo sư Đinh Xuân Lâm – Thầy Trần Văn Giàu là người đầu tiên giảng dạy Lịch sử cho đám sinh viên trong đó có “Bốn Đứa” chúng tôi ở Khoa Sử Đại học Hà Nội! Thay vì “dạy”! Thầy lại “hỏi”! để chúng tôi trả lời! “các cậu đã biết gì về Sử?” đã nghiên cứu lĩnh vực nào về Sử? hãy lên bục thuyết trình! Còn Thầy xuống dưới làm “học trò”! Chúng tôi hăng hái! ai nấy tuần tự thay nhau lên bục hào hứng “như trẻ đón mẹ đi chợ về”! Cuối cùng, Thầy Giàu trầm tư để “sơ kết tình hình” theo cách Duy vật biện chứng pháp! Rồi chen vào đó “cuộc đấu tranh giai cấp – một miếng ngon sẵn có – ở thuộc địa Nam Kỳ” – Rồi Thầy vạch đường lối – để cho chúng tôi về nhà tự đào sâu thêm các nguồn tư liệu lịch sử – sao cho hình thành dần Bộ giáo trình theo cách chia cắt lịch sử thành các phân khúc! Việc ai nấy lo! Như Thầy Phan Huy Lê chăm lo  phân khúc lịch sử Việt Nam Cổ trung đại!

     Chúng tôi lớn lên dần lên theo cách đó! và sau này khi  ra trường – “Bốn Đứa” chúng tôi đi làm Thầy thì được các thế hệ sau tôn vinh lên cấp bậc Tứ trụ Triều đình theo cách sắp đặt tự nhiên có vần điệu “bình bình – trắc trắc – trắc bình bình!”  của luật thơ ta.!

     Tuy nhiên, tên tuổi Thầy Trần Văn Giàu “vị tổ sư Bồ đề” ấy đã chóng đi vào quên lãng! Qua lời kể của Thầy Lâm – tôi tự  xoay ra đặt câu hỏi cho mình về Thầy Giàu! Có phải Thầy Trần Văn Giàu đi theo phương pháp của nhà hiền triết Aristote.?! 

    Khi Aristote đi ra ngoài! đến các bến bãi hay đứng đầu chợ, đứng trước cửa nhà Thờ! Ông đều đặt ra các câu hỏi – Sự việc đó như thế nào? Phải giải quyết ra làm sao? Từ đây, Aristote đã ghi chép câu trả lời của dân chúng theo cách suy nghĩ của họ! Rồi Ông đút kết thành bài giảng! Từ một là nhà Triết học – Ông biến thành nhà Chính trị học! theo cách đó!?

Hàng đứng: GS Trần Quốc Vượng, GS Đinh Xuân Lâm, GS Hà Văn Tấn, GS Phan Huy Lê
Hàng ngồi: 2 vợ chồng Giáo sư Trần Văn Giàu – Ảnh: Tư liệu

Giáo sư Trần Văn Giàu chính là người đã đào tạo nên “Tứ Trụ Triều Đình” ! 

     Tôi chợt nhận ra! Giáo sư Trần Văn Giàu chính là người đã đào tạo nên Tứ Trụ Triều Đình – Cũng theo cách đó – Thầy đã tạo ra hình mẫu cho những nhà “lịch sử tương lai học”! Không những thế! Thầy cũng đã góp phần cùng nhiều bậc Thầy khác bên cạnh mình – dựng nên một bộ ba Văn – Sử – Địa để trở thành những môn học Khai Phóng nhằm phá vỡ “hộp sọ tư duy” từng bị giam nhốt trong ngục thất của tên “Đồ tể chiến tranh”!

    Cuối cùng! Khoảng năm 1997(!) – tức là đã hơn 20 năm trôi qua – Thầy trò cũng đã hội ngộ nhau trên một diễn đàn do Thủ tướng Võ Văn Kiệt đứng ra sắp xếp tại Hà Nội – dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh.! Thủ tướng đã giao phó cho nhà báo, nhà chính trị Trần Bạch Đằng – làm trưởng đoàn Sài Gòn – TP. HCM gồm có Bác Trần Văn Giàu cùng 8 thành viên khác – do Thành ủy tuyển chọn!. Trong đó có nhà Cách Mạng Tô Bữu Giám, và cũng còn có Phó Giáo sư Tiến sĩ Mai Quốc Liên và tôi là người thứ 9 – được bổ sung vào giờ chót. Tất cả là nhóm G9. Tôi được vào đoàn là để làm tà lọt cho Thầy Giàu – nhỡ khi Thầy “có ho” hay “trượt mắt cá chân”.!

    Buổi sáng hôm ấy! một diễn đàn có một không hai gồm đông đảo các Giáo sư, Tiến sĩ hàng đầu của Hà Nội từng được mời tham gia biên soạn Bộ Từ điển Bách Khoa Việt Nam – trong số đó có Tứ Trụ Triều Đình.! Thầy Giàu lên tiếng trước: Tại sao “Các Cậu” không tích cực tham gia ý kiến cho Ban biên tập cho được phong phú hơn ở tập chữ “B” – Mục từ Bao Cao su được đưa vào như một quý ông” mới “lên sàn”! Thế còn mục từ “Bao Công” một Quý Ngài cựu trào lại bị “văng ra ngoài” – Các Anh có nhận ra không…?! Trên đường về – Câu hỏi đó làm tôi vỡ òa “một sự thật vô tình”! Tôi bỗng dưng tự hỏi! Phải chăng “Bao Cao su” là “món hàng chiến lược phổ cập trong mọi lãnh thổ của loài người” mà mọi giai cấp từ giới “quý tộc” đến dân “khố rách áo ôm” đều cần phải có nó “nhiều cái trong suốt cuộc đời”! Nếu là các chú lính dji – ai (G.I) lính Mỹ vào miền Nam Việt Nam, ngoài cơm ăn áo mặc, và hệ cơ số súng ống trang bị đầy người, không kể tàu bay, tàu bò, thần sấm, thần sét, … thì cũng ít ra là được phát mỗi tuần 3 cái!. Một cái cho tối thứ bảy, một cái cho tối chủ nhật, còn lại một dành cho cơ hội vàng!

Nếu “Bao cao su” đã bảo vệ nhân loại trước những loài virus tàn phá khả năng sinh sản của loài người 

     Nếu “Bao cao su” đã bảo vệ nhân loại trước những loài virus tàn phá khả năng sinh sản của loài người, đã được “phôn-clo-hóa ” toàn cầu. Thì “Bao Công” đã che chở cho nhiều “số phận oan ức” thoát khỏi địa ngục trần gian.! Cả hai đều cần phải có chỗ đứng ngang nhau trong Bộ Từ Điển Bách Khoa Việt Nam học!?

     Dân tộc An Nam đã lấy vũ trụ làm đối tượng để nhận diện Văn hóa! Có lúc phác họa Núi sương như người Trung Hoa (Chine) – Có lúc miêu tả Mục đồng như người Ấn Độ (Indo). Đây là cách tư duy của nhà phê bình nghệ thuật Ấn Độ Coomaraswamy (hình).

Coomaraswamy in 1916 – Nhà phê bình Nghệ thuật Ấn Độ
(photograph by Alvin Langdon Coburn)

     Bao Công đã đi vào xứ sở An Nam từ xưa kia – như bước qua “Núi sương” để làm anh “Mục đồng”. Xin đừng loại trừ Ông Bao Công – cũng như đừng loại trừ Lão TửPhật TửKhổng Tử đã từng có mặt trong Bộ Tam giáo đồng quy – Từ thời Trung Cổ đại. Cũng xin đừng loại trừ Jesu Christ khi đã hợp thành Bộ Tứ giáo đồng trụ là Nho – Phật – Đạo – Chúa! vào thời Lịch sử Việt Nam Cận hiện đại.

    Ngày nay! nghĩ lại tôi còn ân hận trong lòng – vì lúc ấy- khi gặp Thầy Hà Văn Tấn còn đi lại khỏe mạnh trong một ngày – Đó là ngày Hội thảo bàn về bài thơ của một nhà sư già Nhật Bản tên RyôKei của chùa Kyômizu – đã cảm tác bài thơ bằng chữ Kanji (Hán tự) Nhật Bản khi nghe tin Cụ Hồ Chí Minh ra đi đột ngột. Bài thơ đã được trao cho vị Phó Đại sứ Việt Nam tại Tôkyo Nhật Bản và chưa diễn giải ra tiếng Việt. Bài thơ nhanh chóng được giới học giả Hán Nôm Hà Nội – Sài Gòn đăng đàn với những ý kiến độc và lạ. Thầy hỏi tôi – anh có biết việc này không? Tôi xin phép trả lời- Thưa Thầy, em là người thứ hai – bên cạnh vị Phó Đại sứ Việt Nam để chứng kiến buổi tiếp nhận tại Kyôtô vào khoảng năm 1990. Thưa Thầy, chính các Giáo sư Nhật Bản cũng đã tranh luận về nội dung và chưa thống nhất ý kiến, do nhà sư có đưa vào chữ Nôm Nhật Bản mà ít ai đọc được. Còn anh thế nào? Thưa Thầy, em đã đọc một tham luận và có chú ý là chữ Hán du nhập vào 2 nước Việt Nam, Nhật Bản theo 2 con đường khác nhau! ý nghĩa có khác nhau. Thầy Hà Văn Tấn hơi nheo mắt. Đó là cái nheo mắt cuối cùng! chắc là Thầy “chê bai” tôi như một cú “nhắp chuột“.

     Tuy nhiên! Tôi còn nợ 2 chú Trần Văn GiàuTrần Bạch Đằng câu chuyện gặp gỡ nhau ở Nhật Bản, và cũng còn thiếu câu chuyện mà tôi đưa Anh Trịnh Công Sơn và chị ca sĩ Hồng Nhung sang Nhật năm 1996!?, và tôi cũng còn nợ Thầy Vũ Văn Mẫu một câu chuyện cuối đời.

Thánh Địa Việt Nam Học
(https://thanhdiavietnamhoc.com)

(Visited 1.050 times, 1 visits today)