BẠC LIÊU – Xứ Nam Kỳ

BẠC LIÊU – Xứ Nam Kỳ

MARCEL BERNANOSE1

Địa lý tự nhiên

    Tỉnh Bạc Liêu nằm trong khoảng 8°30 đến 9°20 vĩ độ Bắc và 1O2°2O đến 104° kinh độ Đông. Tỉnh được giới hạn ở phía Bắc bởi các tỉnh Sóc TrăngRạch Giá, ở phía Nam bởi biển Đông.

    Tỉnh bao phủ diện tích 720.000 héc-ta và có số dân 179.316 người, phân bổ như sau: người Pháp và người nhập tịch pháp 107 người; người Âu 2; con lai quốc tịch Pháp 60; người An Nam gốc Nam Kỳ 131.877; người An Nam gốc Trung Kỳ, Bắc Kỳ hoặc Cao Miên 1.328; người Minh Hương 11.094; người Hoa 9.285; người Cao Miên 25.452; người Mã Lai 55; người Ấn 56, tổng cộng 179.316 người. Tỉnh có các con rạch Bạc Liêu, rạch Mỹ Thạnh, rạch Cái Hưu và kênh Cà Mau chảy qua. 5 con đường lớn của tỉnh là: 1° Đường từ Bạc Liêu ra biển qua khu An Trạch. 2° Đường từ Bạc Liêu đi Mỹ Thạnh qua làng Vĩnh Châu. 3° Đường từ Bạc Liêu đi Gia Hội. 4° Đường từ Bạc Liêu đi Phong Thạnh (Giá Rai) chạy dọc kênh Cà Mau. 5° Đường từ Bạc Liêu đi Sóc Trăng (49 km). Mới đây, con đường Phong ThạnhCà Mau cũng vừa làm xong. Khoảng cách từ Bạc Liêu đến Sài Gòn theo đường thuộc địa số 16 là 270 km. Công ty Vận tải đường sông đảm bảo lưu thông trong tỉnh. Bạc Liêu là trung tâm lúa gạo thuộc loại lớn nhất miền Tây. Quận Cà Mau được sáp nhập vào tỉnh Bạc Liêu. Quận này nằm ở cực Nam của Nam Kỳ, phía Bắc giáp Rạch Giá, phía Nam giáp biển Đông, phía Đông giáp tỉnh Bạc Liêu và phía Tây giáp vịnh Xiêm La. Quần đảo Hòn Khoai, nằm ở phía Nam điểm tận cùng của bán đảo Cà Mau cũng thuộc tỉnh Bạc Liêu nếu xét về mặt địa lý. Quần đảo này hầu như chưa có người ở. Bao phủ quần đảo là những rừng “tràm” và rừng “gia” cho sáp ong và mật, hoặc những khu vực hoang vu, đây đó bị cắt ngang bởi những ao nhỏ tù đọng. Đất đai – hình thành sau châu thổ sông Mê Kông – lả kết quả của quá trình nâng cao dần của đáy vịnh Xiêm La. Có lẽ nước đã rút một cách không có quy luật, vì giữa vùng đất phù sa của sông Hậu và vịnh, vẫn còn một vùng trũng rộng lớn quanh năm ngập úng, một kiểu hồ chứa tự nhiên nơi phần nước dư thừa của các con sông dồn về do lực đẩy của gió mùa Đông Nam. Vùng đầm lầy này – nơi bị rừng tràm bao phủ một phần và nơi có thể so sánh với Đồng Tháp Mười – được người dân gọi bằng cái tên “Láng Biển” (vùng biển lặng sóng). Đây cũng là nơi bắt nguồn của những dòng nước tuyệt đẹp chảy về mọi hướng trên bán đảo, tạo thành mạng lưới thủy văn kỳ diệu mà chủ chốt là kênh Cà Mau. Tiếc rằng, những con sông đó – trong dòng nước đen đặc do nhiễm thực vật phân hủy mà thành – mang theo một lượng lớn bùn lắng lại ở cửa sông dưới dạng bãi bồi. Bởi vậy, vùng duyên hải gần như bị tắc nghẽn vì bùn. Khí hậu Bạc Liêu trong lành. Nhờ gần biển (4 km theo đường thẳng), cái nóng được làm dịu đi nhờ những làn gió nhẹ thổi suốt năm. Đáng tiếc là Cà Mau không được như vậy. Một vài ao tù nước dọng rải rác trong vùng đầm lầy của bán đảo mỗi lần gió mùa đổi chiều lại phát tán mầm bệnh sốt rét.

Địa lý hành chính

    Tỉnh Bạc Liêu dược chia thành 4 quận hành chính: Cà Mau, Giá Rai, Vĩnh Lợi (tỉnh lỵ) và Vĩnh Châu. Quận Cà Mau do một phái viên người Âu điều hành, các quận eòn lại do Đốc phủ sứ, tri phủ hoặc tri huyện điều hành. Ngoài làng Vĩnh Lợi (tỉnh lỵ) có một vài khu vực đáng được tham quan. Đó là các làng Vĩnh Châu, trung tâm của vùng đất trù phú và đông dân cư thuộc tổng Thạnh Hưng, Lai Hòa nơi có thảm thực vật dẹp mắt. Bãi biển Mỹ Thạnh, Long Thạnh, Hòa Bình, ngôi làng xinh xắn đang đẹp lên từng ngày, An Xuyên (trung tâm Cà Mau) từ đó có thể đi thưởng ngoạn hai bờ hùng vĩ của sông ông Đốc

Địa lý kinh tế

    Cây lúa chiếm phần lớn diện tích đất phù hợp với loại cây trồng này. Cảng Cà Mau tiếp nhận luồng thông thương quan trọng từ Bangkok, Hải NamSingapore, về lâm sản, Cà Mau mang lại nhiều nguồn lợi đáng kể, mật và sáp ong có thể tìm thấy ở hầu khắp mọi nơi và được giao dịch với số lượng lớn, nhưng do việc khai phá rừng, ong mật đang bỏ đến những khu vực có cây cối rậm rạp hơn và dễ sống hơn. Than củi ở Cà Mau rất được ưa chuộng và được đánh giá là đạt chất lượng tốt nhất ở Nam Kỳ. Sản lượng than đưóc mỗi năm có thể lên tới 50.000 tấn với 400 lò đốt xây bằng gạch do người Hoa và người An Nam khai thác. Ngoài ra, Cà Mau còn cung cấp mỗi năm khoảng 5.000 thước vỏ cây các loại để làm thuốc nhuộm và 6.000 thước vỏ thuộc da từ các loài thực vật ngập mặn. Nghề cá cũng khơi nguồn cho những giao dịch thương mại quan trọng, sản lượng đánh bắt được đều được xuất cảng qua Trung Hoa. Cuối cùng, tại làng Tần Duyệt, người dân sản xuất loại chiếu được người tiêu dùng ưa chuộng. Nghề thủ công này chỉ cần đến đàn bà và con gái nên khó có khả nâng phát triển và ngày một đi xuống vì diện tích đất trồng cói ngày càng bị thu hẹp khi việc khai hoang và khai khẩn các vùng đất có chiều hướng gia tăng. Những cây ăn quả mà ta thấy ở tỉnh Bạc Liêu gồm: lựu, chuối, xoài, đu đủ ở những vùng đất cao đặc biệt là các cồn đất ở tổng Thạnh Hưng và mít, dưa hấu, dứa, dừa, cau chỉ thấy ở Cà Mau. Gia súc cũng giống như các tỉnh khác ở Nam Kỳ: lợn và trâu chiếm ưu thế, bò lại rất hiếm. Hệ động vật ỏ tỉnh Bạc Liêu khá phong phú, gồm: hổ, lợn lòi, mòng biển, bồ nông, thỏ rừng, vịt, chim xít, cò già, cò bạch. Nhiều khu săn bắn tuyệt vời nằm ở các tổng Thạnh Hòa, Thạnh Hưng và các tổng ở Long Thủy (cò bạch, vịt trời).

Lịch sử

    Tỉnh Bạc Liêu được thành lập năm 1882. Tỉnh gồm các tổng Thạnh HòaThạnh Hưng xưa thuộc Sóc Trăng và các tổng Long Thủy, Quảng LongQuảng Xuyên tạo thành quận Cà Mau và tách ra từ Rạch Giá.

    Từ nguyên học của tên gọi Bạc Liêu: Cách đây 100 năm, làng Vĩnh Lợi, tỉnh lỵ của Bạc Liêu chỉ là một nơi hoang vắng. Một người Hoa cùng vợ đến đây định cư và mở một ngư trường tại vị trí của Tòa tham biện ngày nay. Người dân trong vùng – toàn bộ là người Hoa và người Cao Miên – đặt tên cho nơi này’ là “Bạc Liêu” nghĩa là “chỗ bắt cá, đồng rạ”. Từ đó trở đi, tên gọi này được đặt cho cả vùng cũng như con rạch chảy quanh.

GHI CHÚ:
1
:  Hoạ sĩ MARCEL GEORGES BERNANOISE (1884-1952) sinh ra ở Valenciennes – vùng cực Bắc nước Pháp
    Tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp: 
+ 1905-1920: Làm việc ở Đông Dương và phụ trách truyền giáo cho Thống đốc Đông Dương;
+ 1910: Làm giáo viên ở Trường Viễn Đông của Pháp;
+ 1913: Nghiên cứu nghệ thuật bản địa và xuất bản một số bài báo học thuật;
+ 1920: Ông trở về Pháp và tổ chức triển lãm nghệ thuật ở Nancy (1928), Paris (1929) – các bức tranh phong cảnh về Lorraine, Pyrenees, Paris, Midi, Villefranche-sur-mer, Saint-Tropez, Ytalia, cũng như một số đồ lưu niệm từ Viễn Đông;
+ 1922: Xuất bản sách về Nghệ thuật trang trí ở Bắc Kỳ, Đông dương;
+ 1925: Đạt được giải thưởng lớn tại Triển lãm thuộc địa ở Marseille, và hợp tác với kiến ​​trúc sư của Pavillon de l’Indochine tạo ra một bộ vật dụng nội thất;
+ 1952: Qua đời ở tuổi 68 và để lại một số lớn các tác phẩm tranh, ảnh;
+ 2017: Xưởng tranh của ông đã được phát mãi thành công bởi hậu duệ của ông. (Nguồn: Wikipedia France)

◊  Nguồn:  Trích Sách Xứ Nam Kỳ – La Cochinchine – MARCEL BERNANOISE – NXB. Hồng Đức, Hà Nội 2018.
◊  Hình ảnh được sê-pia hóa bởi Ban Tu Thư – thanhdiavietnamhoc.com

BAN TU THƯ
06 /2020

(Visited 91 times, 1 visits today)