BỐN BỘ SÁCH TẾT – Giới thiệu Tác giả: PGS. TS. Sử học NGUYỄN MẠNH HÙNG

BỐN BỘ SÁCH TẾT – Giới thiệu Tác giả: PGS. TS. Sử học NGUYỄN MẠNH HÙNG

BAN TU THƯ 1
Trích BỐN BỘ SÁCH TẾT 2 – Giới thiệu Tác giả & Công trình

bon.bo.sach.tet-gioi.thieu.tac.gia-vietnamhoc.net
    Hình 1:  Bốn Bộ Sách Tết – Giới thiệu Tác giả: PGS. TS. Sử học NGUYỄN MẠNH HÙNG3 (Nguồn: Viện Nghiên cứu Việt Nam học)

     Năm 1990, trên trang Văn hóa nước ngoài đã giới thiệu về một tạp chí chuyên đề NIKKEI – SHINBUN (Báo Kinh tế Nhật Bản) tại Tokyo – tờ báo đã giới thiệu về một giáo sư miền Nam Việt Nam đầu tiên được Bộ Đại học tuyển chọn sang giảng dạy tại khoa Thái-Việt Trường Đại học ngoại ngữ Osaka, Nhật Bản (thời gian 1989-1992). Đây cũng là người biên soạn và ấn hành những Bộ Từ điển đầu tiên về Hán Nhật tại Việt Nam, như: KANJI tự điển, Nhật Việt, Việt Nhật từ điển, … từ những năm 1970 tại Sài Gòn, mà nhiều Việt kiều tại Nhật đã đọc qua. Trong đó có Bộ KANJI tự điển – đã được Hội đồng Khoa học Liên khoa Ngữ vănNgoại văn Trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh tổ chức đánh giá và công nhận vào năm 1979 – như là một công cụ tra cứu chính văn Nhật Bản – gần gũi với phương pháp biên soạn Hán Việt từ điển của THIỀU CHỬU – không chỉ cần thiết cho các trường Đại học mà còn cho cả xã hội về văn tự Hán Nhật.

nguyen.manh.hung-khoa.thai.viet-dai.hoc.osaka-nhatban-vietnamhoc.net
 Hình 2: Giảng viên thỉnh giảng NGUYỄN MẠNH HÙNG Khoa Thái Việt Trường Đại học Ngoại ngữ Osaka Nhật Bản (1989-1992) & Các Tác phẩm nghiên cứu Nhật Hán Việt (Nguồn: Văn khố số hoá vạn sự Nguyễn Phan Sơn Trúc & Minh Nhật Phan An)

     Trong 30 năm qua, dù trải qua những biến động về chính trị, xã hội, …, Nhà nghiên cứu vẫn liên tục làm việc và từng lúc, từng nơi tham dự một số Hội nghị khoa học trong ngoài nước và cho ra đời những công trình nghiên cứu, biên khảo đáng chú ý.

    Từng là sinh viên Đại học Văn khoa, Luật khoa Sài Gòn trước đây và sau này là khoa Sử, khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, cũng từng là người được học hỏi các phương pháp nghiên cứu của các giáo sư các trường Đại học Nhật Bản, Mỹ, Pháp, …, nhà nghiên cứu đã có nhiều may mắn đi sâu tìm hiểu về ngôn ngữ, văn hoá, lịch sử Đông phương. Kết quả cho thấy ông đã đóng góp vào tủ sách Nhật Bản học một số bản dịch truyện cổ và hiện đại Nhật Bản như: “Cậu bé thông minh Hikoichi”, “Trong tay bọn buôn người ngàn năm trước”, “Viên hột xoàn”, … hay hoàn thành một số bản dịch công trình khoa học như “Nghiên cứu âm Hán của Việt Nam” của TORU MINEYA để góp phần đối chiếu và so sánh với những công trình tương đương với một số giáo sư Trung Quốc, Việt Nam, …; như Tập giới thiệu phương pháp biên soạn Bộ đại từ điển quốc văn Nhật Bản của tập thể học giả Nhật Bản nhằm đóng góp tư liệu cho các nhà biên soạn Từ điển Bách Khoa Việt Nam để tham khảo (*).

     Gần đây tại Diễn đàn Văn hoá Việt Nhật được tổ chức tại Hà Nội năm 1993, nhà nghiên cứu đã góp phần phát hiện và làm sáng tỏ giá trị văn bản Hán Nhật về hai dị bản của bài thơ tứ tuyệt bằng chữ Hán của nhà sư quá cố RYOKEI ONISHI, Nhật Bản. Đây là một bài thơ đã từng tranh cãi và phân hóa qua 28 bài báo không chỉ trong giới nghiên cứu văn bản Hán Nôm tại một số trường Đại học lớn trong nước khi nêu lên những giá trị xa lạ hoặc chủ quan, mà còn trong giới báo chí Nhật Bản khi nhầm lẫn văn bản phát hiện.

    Về lĩnh vực tìm hiểu, nghiên cứu ngôn ngữ Nhật Bản, nhà nghiên cứu tuy chưa tiến tới luận án khoa học, nhưng cũng có nhận xét và so sánh sơ bộ đáng chú ý về lớp vỏ âm thanhngữ nghĩa Hán Nhật, Hán Việt tại Hội nghị quốc tế các nước xã hội chủ nghĩa về Ngôn ngữ phương Đông tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh (năm 1986). Chính chữ Hán được sử dụng tại các nước hoá giải chữ Hán (một số nhà nghiên cứu hay dùng từ “Thế giới Hán hoá” của L. VANDERMEERSH) đã che mắt một số nhà nghiên cứu trong khu vực khi tiếp xúc văn bản chính thống, lại còn có thể gây nhầm lẫn hay đánh lừa cả những nhà biên khảo, dịch thuật truyện hay thơ Nhật Bản khi thông qua ngôn ngữ thứ hai (Trung quốc, Anh, Pháp, Nga, …) như thơ Haiku (của Bashô), Shôgun (Tướng quân), Mugentô (Đèn không hắt bóng).

     Góp phần vào nguồn tư liệu nghiên cứu Việt Nam học, nhà nghiên cứu đã từng góp phần làm sáng tỏ Truyện Tây Minh trong “Trước đèn xem truyện Tây Minh” của Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu. Đây là vấn đề bút chiến từng được các học giả – trong đó có học giả Đông phương học Pháp như ABELS DES MICHELS – nhận định trong thế kỷ qua như một trong các pho sách của TÔ ĐÔNG PHA (?!) hay một cốt truyện có nhân vật, có tình tiết (?!) mà cụ Đồ đã phóng tác (?!).

     Như vậy, NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU cũng làm một công việc tương tự như NGUYỄN DU đã làm với Truyện Kiều hay sao? Không chỉ dừng lại ở chỗ đưa ra văn bản bài Tây Minh của TRƯƠNG TÁI – một bài dán ở hướng Tây – cô đọng nền tảng triết học Tống Nho – mà nhà nghiên cứu còn công bố bài Đông Minh – một bài thứ hai dán ở hướng Đông – mô tả hành động và cử chỉ của Tống Nho – khi xử thế.

    Đứng trước một vấn đề bất ngờ được đặt ra tưởng chừng như muốn “chặt đứt một giai đoạn lịch sử, do đã phí phạm một thời gian dài cho việc hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ La tinh hoá” – qua bài báo “chữ Tây, chữ Hán thứ chữ nào hơn?” của một nhà ngôn ngữ học lớn nhằm bảo vệ sự duy trì chữ Hán như ngôn ngữ Nhật Bản đã duy trì cho đến ngày nay. Ở đây, nhà nghiên cứu đã đứng ở vị trí đối chiếu so sánh chữ Nôm Nhật Bảnchữ Nôm Việt Nam trong quá trình mô phỏng để thoát ly khỏi tình trạng vay mượn chữ Hán.

     Do đó mới thấy được vai trò chữ Nôm Nhật Bản đã định hình qua bao thế kỷ và đã được bao triều đại sùng kính như Quốc tự đầy sáng tạo, thì dù cho chữ La tinh có mạnh mẽ thế mấy cũng không đủ sức tồn tại quá lâu. Trong khi chữ Nôm Việt Nam – bản thân còn chưa ổn định về cơ cấu lại vừa bị chế độ phong kiến coi rẻ thì nó phải chịu ‘hất cẳng‘ ra khỏi vị trí văn học cận hiện đại trước sức mạnh của đoàn viễn chinh Pháp. Phải chăng đó là một quy luật tất yếu của lịch sử ?

      Gần đây, một sự kiện lớn xảy ra trong giới học thuật là nhà nghiên cứu đã đóng góp phần công bố khá đầy đủ về một công trình đã bị che lấp – hay ít ra cũng bị quên lãng – của một nhà Đông phương học Pháp trẻ tuổi đầy bất hạnh tên H. OGER với tác phẩm “Technique du Peuple Annamite” (Kỹ thuật của dân An Nam thời kỳ 1908-1909 tại Hà Nội)Nhà xuất bản Trẻ đã ấn hành với tựa đề “Ký họa Việt Nam đầu thế kỷ XX”. Thật bất ngờ khi nhiều tạp chí, truyền thanh, truyền hình… và một số ngành, một số cơ quan, một số nhà nghiên cứu, học giả sau đó đã trích dẫn hình ảnh, tài liệu từ công trình nghiên cứu trên để sử dụng cho công việc khảo cứu, giới thiệu về con người và cuộc sống Việt Nam thời thực dân phong kiến trong tác phẩm cá nhân (*).

ky.hoa.vn-kythuat.nguoi.annam-hanoi.xua-saigon.hon.ngoc.vien.dong-nguyen.manh.hung-vietnamhoc.net
Hình 3: PGS. TS. Sử học NGUYỄN MẠNH HÙNG – Tranh do Phu nhân vẽ tặng & Các tác phẩm: Ký hoạ Việt Nam, Kỹ thuật của Người An Nam, Sài Gòn Hòn ngọc Viễn Đông, Huế-Sài Gòn-Hà Nội, Việt Nam Xưa (Nguồn: Văn khố số hoá vạn sự Nguyễn Phan Sơn Trúc & Minh Nhật Phan An)

     Mặc dù bận rộn nhiều công việc biên khảo, nhà nghiên cứu vẫn không ngừng ‘đi học‘ – nhất là luôn tiếp tục con đường tìm hiểu chữ Nôm Việt Nam Nhật Bản qua một số nhà Nôm học danh tiếng trong ngoài nước – nhất là trải qua hơn 20 năm thụ giáo, liên tục với một ấn sĩ già – một người đã dốc cả cuộc đời đơn độc để hình thành Bộ đại Từ điển lịch sử cấu trúc chữ Nôm Việt Nam. Nhà nghiên cứu sẽ nói cho ta biết trong Bộ sách “Tôi học chữ Nôm” những yếu tố đầy bất ngờ và lý thú trong cuộc đời góp nhặt loại chữ đã hóa giải chữ Hán này trong khu vực chịu ảnh hưởng của Trung quốc cũng như trong phương pháp đối chiếu so sánh qua 2 loại hình cấu trúc giữa nôm Tanôm Nhật.

     Được sự khuyến khích giúp đỡ của của bạn bè khắp nơi, nhà nghiên cứu đang hình thành Bộ Thư tịch Việt Nam – để chuẩn bị cho công trình khảo cứu về lịch sử báo chí Việt Nam. Ngần ấy công việc buộc phải ngốn trong một cuộc đời mà phân nửa đã ngập trong cuộc chiến tranh, nhà nghiên cứu mong được một chút cảm thông và thương mến của độc giả. Hôm nay, BAN TU THƯ thuộc Viện Nghiên cứu Việt Nam học xin trân trọng giới thiệu những hoạt động cơ bản của một người thanh niên quen thuộc và hiền lành trong giới sinh viên Sài Gòn ngày trước mà bây giờ vẫn còn mong được tiếp tục thụ hưởng những nỗi khó khăn trong cuộc sống âm thầm còn lại của mình trong đống sách cũ.

nguyen.manh.hung-tong.hoi.phattrien.vothuat-vietnam.xua-saigon.xua-vietnamhoc.net
Hình 4: PGS. TS. Sử học NGUYỄN MẠNH HÙNG – Tổng Hội Phát triển Võ thuật vinh danh & Các tác phẩm: Sài Gòn Xưa, Việt Nam Xưa, Con Kền Kền và Thằng Bé (Nguồn: Văn khố số hoá vạn sự Nguyễn Phan Sơn Trúc & Minh Nhật Phan An)

CHÚ THÍCH

1BAN TU THƯ được thành lập vào năm 1965 bởi NGUYỄN MẠNH HÙNG – sinh viên, giảng viên cơ hữu Trưởng Bộ môn Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh (tiền thân của Khoa Việt Nam học Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn.

MỜI XEM CHI TIẾTBAN TU THƯ – Chúng tôi từ đâu đến ?

2BỐN BỘ SÁCH TẾT là giai phẩm đặc sắc do Viện Nghiên cứu Việt Nam học (VNSI) thực hiện (năm 2022) và hiện nay được các bộ phận quảng bá, Nhà xuất bản phát hành trong nước và ngoài nước.

MỜI XEM CHI TIẾT:  Giới thiệu BỐN BỘ SÁCH TẾT Xuân Nhâm Dần 2022.

3NGUYỄN MẠNH HÙNG là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Sử học Viện trưởng Viện nghiên cứu Việt Nam học. Giảng viên Trường Đại học Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh; Giáo sư thỉnh giảng Trường Đại học Ngoại ngữ Osaka Nhật Bản (1989-1992); Cựu sinh viên Luật khoa, Văn khoa Sài Gòn (1963-1968); Huấn luyện viên thể dục thẩm mỹ tại Sài Gòn và kiếm thuật phương Tây (1962-1969); vô địch môn Sabre tại CLB Sài Gòn (C.S.S – Cercle Sportif Saigonnais). Vận động viên kiếm đạo tại Minô, Osaka Nhật Bản (1990)

MỜI XEM CHI TIẾTPhó Giáo sư Tiến sĩ Sử học NGUYỄN MẠNH HÙNG.

BAN TU THƯ
10 /2022

(Visited 25 times, 1 visits today)