Bước vào tìm hiểu KINH TẾ TƯ BẢN HOA KỲ hồi Đầu Thế Kỷ 20

NGUYỄN MẠNH HÙNG
(Phó Giáo sư, Tiến sĩ Sử học)

     Đứng trước cuộc vận động lịch sử, Nhà nước Việt Nam đang định hướng đưa nền kinh tế Việt Nam bước vào một giai đoạn mới mang một ý nghĩa chuyển biến tích cực, tiến vào nền kinh tế thị trường. Theo nhiều nhà kinh tế, đó là con đường “song hành” với nền kinh tế tư bản. Con đường song hành đó có nghĩa là- cùng đi trên một chuyến xe- để hòa nhập vào nhau thành phường buôn chung đường dài – mà không hòa tan như người uống rượu mạnh cho hòa tan chất nước lọc để “chửa cháy”.

     Từ những năm còn là sinh viên dưới mái trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn – vào những năm 65-70, thầy Nguyễn Mạnh Hùng có ghi chép những ý kiến thảo luận trên sách vở, trên diễn đàn về con đường tiến tới của Chủ nghĩa Tư bản Hoa Kỳ với ý nguyện- hãy để cho nó tự bộc lộ như nó là nó – đừng vội lấy nền tảng đạo lý nhân văn truyền thống có gốc rễ của xã hội phương Đông mà chụp mũ hay – còn hơn thế nữa – trù dập nó, cho nó dãy chết.

     Bây giờ tôi xin chép lại những tư liệu mà tôi còn cất giữ về những ý kiến của nhiều học giả kinh tế phương Tây nhận định về Chủ nghĩa tư bản với cách nhìn khác với chúng ta trước đây.

x
x x

     Vào những năm 1900 – những lý thuyết về nền kinh tế tư bản của Adam Smith, Ricardo, hay nổi trội hơn nữa của John Stuart Mill đã xây dựng một địa vị chính thống trên diễn đàn đại học và triệu diễn đàn của truyền thông đại chúng. Lý thuyết đó – tự nó- đã xây dựng một cuộc tranh chấp để giành giật của cải vật chất tồn tại trong thiên nhiên bằng những phương pháp khai thác của cải vật chất đó bằng những kiến thức khoa học để làm giàu cho cá nhân mình, cho tập đoàn mình, cho dân tộc mình…làm của riêng và được chính quyền công nhận hợp pháp.

Adam Smith (16 de junio de 1723 – 17 de julio de 1790)
Nguồn ảnh: https://seuntriunfador.com/biografia-de-adam-smith/

David Ricardo (1772-1823)
Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com/pin/201958364509955804/

John Stuart Mill
Nguồn ảnh: https://mamhadji.weebly.com/john-stuart-mill.html

     Kết quả ấy đã tạo cho nhiều quốc gia theo đường lối đó đã trở nên giàu có và hùng mạnh như các nước tư bản tiên tiến tại Âu Mỹ – trong đó tiêu biểu nhất là Hoa Kỳ. Nhưng kết quả cũng đã để lại những hậu quả tại các quốc gia lạc hậu – những cảnh nghèo đói và chiến tranh mà những nhà lý luận cho rằng – đó là kết quả của thuyết tiến hóa luận của Darwin  “cá lớn nuốt cá bé”- đó là luật tạo hóa. Còn nếu đưa chủ nghĩa tư bản vào phát triển – cũng chẳng khác nào “nối giáo cho giặc” – loại “giặc tiến hóa vô cảm” ấy!.

Charles Robert Darwin (*1.2.1809) born in Shrewsbury in the United Kingdom (†19.4.1882 at the age of 73 years ). He is known as the originator of
the theory of the origin of life on earth
Nguồn ảnh: http://www.evolutionrevolution.eu/charles-darwin/

     Từ đó -cho đến những năm 1920- nhiều học thuyết xã hội đã ra đời – một cách phong phú- không chấp nhận cái số phận kinh tế và xã hội mà chế độ đã ban phát cho họ. Họ từ chối luận thuyết “cá lớn nuốt cá bé”, “mạnh được yếu thua. Lực lượng này càng ngày càng đông -khi nhìn thấy một kẻ giàu sang “ăn miếng thịt bò bít tết” trong nhà hàng sang trọng- những người đói rách đã lồng lộn lên đòi ăn tươi nuốt sống. Họ đã tập họp lại thành lực lượng đối lập mạnh mẽ để đương đầu. Do đó, nhiều phong trào chính trị ra đời có tổ chức và thành lập được chính phủ mạnh. Trong số đó có chủ nghĩa cộng sản của Lê-nin ở Nga và các chủ nghĩa xã hội Fabian của Đảng lao động Anh -không kể các loại hình chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật cũng lợi dụng tình thế để thiết kế một loại chủ nghĩa riêng cho băng nhóm của mình- để có thể hình thành một cuộc chiến tranh lớn.

     Nhưng xã hội Hoa Kỳ -hãy xét đoán một cách nghiêm túc- như chúng ta đã xác định lập trường “để cho nó như nó là nó” mà không can thiệp một cách thô bạo như gây chèn ép thần kinh tọa để biến nó thành người siêu vẹo… để xem nó như là một Đế quốc Tư bản mang trong người mầm bệnh về đạo đức trong cuộc chiến tranh tâm lí. Nếu thế thì ta sẽ nhìn thấy nó đi theo một mô hình khác hẳn. Cái khác hẳn đó -cũng xuất phát từ bản chất của người Mỹ chán ngán hay ít ra cũng không mặn mà với những lý thuyết khuôn sáo– do đó họ không bận tâm đọc sách để tìm hiểu cho lắm, mà họ chỉ trông vào cái thực tế đang đòi hỏi của xã hội. Người ta bảo rằng vì thế mà Đảng xã hội không gây tiếng nói nào đáng chú ý trên chính trường và Đảng bảo thủ -mặc dù thế- cũng không ôm chủ thuyết của John Stuart Mill vào lòng.

     Để dẫn chứng Adolf A. Jr. Berle nói rằng: “vào năm 1933 -khi Franklin Roosevelt –tổng thống Hoa Kỳ- với Tân Ước để phục hưng Kinh tế Hoa Kỳ thì ít ai đặt ra câu hỏi: “Liệu biện pháp ấy có mang tính xã hội hay không? hay mang tính tư bản? hay nó lấy ra từ mẫu mực mà John Stuart Mill đã vạch sẵn?!”. Có lần, một câu hỏi cắc cớ như vậy đặt ra đã khiến cho Roosevelt nổi giận: Hoa Kỳ là một nước rộng lớn, nhưng không có nghĩa để cho các học thuyết tràn vào để thực nghiệm và hấp thụ nhiều thứ cùng lúc!.


Adolf Augustus Berle, Jr.
Nguồn ảnh: https://www.geni.com/

Franklin D. Roosevelt
Nguồn ảnh: https://www.google.com/

     Một số nhà triết học, chính trị học Châu Âu vào thời kỳ này đã công kích chủ nghĩa tư bản Mỹ là đã tạo ra cảnh nghèo khổ cho nước Mỹ -nhưng xét toàn diện- so với trước đó, xã hội Hoa Kỳ có mặt thịnh vượng so với nhiều nước tiên tiến của Châu Âu. Hơn nữa, -lời phê bình- còn nhấn mạnh vào sự công kích về quyền lực và tài sản đã tập trung vào tay của một số tài phiệt, nhưng qua thống kê thì các quyền lực ấy đã được phân bố ra ngoài xã hội -mỗi lúc một nhiều-. Hơn nữa, các quyền lực ấy đã bị luật pháp thanh tra từ bên ngoài và bị kiểm soát theo phép tự kiềm chế bên trong. Mặt khác, cũng nên thừa nhận rằng sự tự do dân chủ tại Hoa Kỳ- cũng mở rộng hơn tại các nước Châu Âu. Do đó mà nhiều nhà xã hội học cũng có lúc lên tiếng – con đường tư bản mà Hoa Kỳ đã theo đuổi không hẳn là con đườngMarx đã mô tả cho nó. Marx cần yên tâm vì sự lủng đoạn của những nhà tài phiệt tư bản không qua mắt nổi những cuộc trắc nghiệm của Herbert Spencer hay John Stuart Mill. Họ nêu lên vấn đề rõ rệt như ban ngày là có một số công ty tư nhân đã trở thành công ty một số đông để phân phối phúc lợi cho dân chúng nhiều hơn mặc dù vẫn nhân danh xí nghiệp tư bản! hay công ty do cơ quan chính phủ quản lý như cơ quan điện khí hóa nông thôn cũng đang tô điểm cho chủ nghĩa cá nhân để đảm bảo cho cá nhân được tự do mà không phải bị kiểm soát.

     Nhưng quyền tự do cá nhân được phát triển- không phải là không có định chế để nó không phát triển tùy tiện mà phát triển trong quy luật. Ví như- quy luật ấn định cho sự điều hành lưu thông của hệ thống điện tử- đã không cho anh lái xe tự do muốn làm gì với cái xe của mình. Sự điều hành lưu thông ấy đã giúp cho các anh lái xe tránh được nạn kẹt xe có thể khiến cho anh không còn được tự do để sử dụng cái xe của anh được nữa. Luật lệ ấy -trong hệ thống lưu thông- cũng có thể tương tự như trong hệ thống kinh tế. Do đó, sẽ có hai mặt của vấn đề. Một mặt, nếu sự điều hành lưu thông bằng luật pháp quá khắt khe thì anh lái xe không còn nhiều tự do vì sự bắt buộc như nhau ấy của luật pháp đã đi quá trớn. Tương tự, như vậy sự hoạt động kinh tế sẽ bị kiềm hãm. Còn nếu để cho anh lái xe lộng quyền bằng chế độ ưu tiên nào đó- cũng như để cho những nhà tài phiệt được độc quyền thì nó sẽ trở nên những tay phú hào đáng kinh tởm của thời chế độ nông nghiệp phong kiến lạc hậu. Do đó, Marx cũng đừng căng thẳng nữa mà tỏ ra thư thái hơn vì chính phủ tư bản Hoa Kỳ luôn theo dõi can thiệp để sửa đổi, tu chỉnh cho thích nghi để bớt bị nguyền rủa.

     Nhà văn Mark Twain đã từng viết ra những lời văn trôi chảy nhưng cũng chia làm hai dòng chảy. Một dòng làm cho nhiều người thản nhiên trong lòng về chế độ Tư bản của Mỹ về thành quả của nó. Một dòng lại làm ngạc nhiên trong bụng về những hội chứng tâm lý gây ra bởi nó. Nhưng -vào thời ấy- nhiều người cực hữu cũng như cực tả đều có một tâm trạng “dị sàng đồng mộng” -không ngủ một giường nhưng cùng chung một giấc mơ- chờ ngày thế giới tư bản “rẩy chết” vì cái lối tự do dân chủ của nó!.

Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain;
30 tháng 11 năm 1835 – 21 tháng 4 năm 1910)
Nguồn ảnh: https://vi.wikipedia.org/wiki/Mark_Twain

     Nhưng theo giáo sư Salvadori – hệ thống kinh tế Mỹ đã khôn ngoan khi rút tỉa ra chất “tinh dầu” từ trong những giá trị triết lý của nhân loại. Đó là chất tinh dân chủ tự do của loài người. Giáo sư cho rằng- nền tảng dân chủ Hoa Kỳ– nó giống như nền dân chủ lập hiếnđã làm cột sống xây dựng thế đứng cho hệ thống chính trị Mỹ- không chỉ biết rủ nhau kiếm lợi nhuận cho thật nhiều hay chỉ lo củng cố địa vị và tài sản- mà còn hơn thế nữa- họ lo cả các thứ khác mà xã hội mong ở trái tim bác ái của họ như đạo ky tô giáo giảng dạy cho họ.

          Còn những nhà chính trị khó tính nhìn vào những sản phẩm quá dư thừa do nền kinh tế tự do tư bản sản sinh- mà phải đem đổ sông đổ biển– thì đến thời điểm đó “sự lựa chọn chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội- thậm chí cả chủ nghĩa cộng sản cũng chỉ là vấn đề thẩm mỹ của thời trang mà không là vấn đề kinh tế- theo lập luận của những nhà kinh tế Tư bản Hoa Kỳ”. Cho đến thời điểm này- chưa ai thấy khuynh hướng thẩm mỹ đó xuất hiện-. Như vậy, họ cho rằng cứ để cho chủ nghĩa tư bản nó phát triển theo kiểu của nó- để cho sản phẩm cứ dư thừa ra khiến cho dân chúng phải thờ ơ như đồ rác rưởi – thì hãy coi nó như một thứ công cụ hơn là cứu cánh. Nghĩa là- “đừng để ngày nào đó giai cấp vô sản vì sự thiếu thốn vật chất của cải đã tập họp lại quá đông để có thể cướp lấy chính quyền mà chính là Tư bản Mỹ hãy phấn đấu để không còn ai đó tự nhận mình là vô sản nữa”. Nhưng cho đến giờ phút này, Tư bản Mỹ vẫn còn nhiều người vô sản, vô gia cư, vô nghề nghiệp- nhưng không phải đó là hậu quả của con đường mong muốn được xây dựng một nền dân chủ, tự do cho loài người- hay ít ra cũng cho dân tộc Mỹ.

     Nhưng chúng ta ngày nay, đã bớt giận dỗi khi “trù dập chế độ Tư bản Mỹ cho nó càng ngày càng sa lầy để phải dẫy chết, mà chính là mong mỏi nền tư bản Hoa Kỳ luôn quan tâm đến những sai khuyết của mình để điều chỉnh giải quyết những nỗi khổ đau hơn là ca ngợi vẻ đẹp thẩm mỹ của những trào lưu xa hoa phù phiếm để mở ra cánh cổng bước vào cuộc cách mạng tư bản”.

     Của cải đến rồi lại đi. Của cải đến nhiều tai họa cũng đến theo nhiều. Con người ăn không quá sức chứa của dạ dày nhưng lòng nhân ái thì không từ chối vì sức chứa như lòng đại dương. Những nhà tư bản Hoa Kỳ thời đó có hiểu được điều này không? và những đại gia Việt Nam ngày nay có hiểu được điều đó hay không?! Lòng nhân ái của những nhà tư bản Hoa Kỳ thì chưa biết được đã có bao nhiêu, mặc dù theo suy nghĩ của các nhà đạo đức học- giới tư bản không hề từ chối bất kì loại lợi nhuận nào nếu phải ăn gan đồng bọn của họ. Nhưng ít ra có một người rất đáng kính trọng đó là Silas Lapham. Silas Lapham là nhân vật điển hình của giới tư bản, nhưng cuối cùng lại từ chối tiếp tay với bọn chạy áp phe đòi hưởng lợi nhuận phi pháp để phải chịu sự phá sản trong sạch.

     Silas Lapham là nhân vật trong tác phẩm The Rise of Silas Lapham (Bước thăng tiến của Silas Lapham)- 1885 của William Dean Howells – là tác phẩm cho thấy bản chất đời sống của người Mỹ thuộc thời đại mà tác phẩm đã ra đời. Bản chất ấy nói lên sự trổi dậy của một tầng lớp mới người Mỹ nuôi mộng ước có nhiều tài sản và cuộc sống của những nhà tư bản ngay sau khi cuộc nội chiến vừa chấm dứt.

     Chủ đề của tác phẩm là nêu lên giá trị của sự tự lập và giá trị của sự chiến đấu của những gia đình đang muốn cởi bỏ lớp áo tiều tụy, xuềnh xoàng để có mặt trong tầng lớp “quý tộc”. Tác phẩm cho ta thấy một điều- vào thời kỳ mà thế giới nghèo khổ của giai cấp bị bóc lột đàn áp trên nhiều lãnh thổ luôn đau đớn trong lòng vì sự căm ghét chế độ tư bản- thì nhiều thương gia Hoa Kỳ điển hình đã không đáng nguyền rủa vì họ có căn bản lương thiện. Dĩ nhiên, sự cạnh tranh tự do- dù có nguy hiểm thế nào- vẫn luôn bị canh giữ bởi ý thức về danh dự cá nhân và vẫn luôn bị kiềm hãm bởi trách nhiệm đạo đức. Nếu họ là người Mỹ theo đạo cơ đốc đạo hoặc họ là người Việt Nam theo đạo Khổng hay theo đạo Phật.

__________
(1) Theo GS Adolf A.Jr. Berle – thuộc đại học đường Columbia. New York trong lời giới thiệu quyển sách “The economics of freedom American capitallism today”- copyright 1959 của Massimo salvadori.

Tài liệu tham khảo: William Dean Howells- the rise of Silas Lapham

Copyright, 1951, Random House, Inc.

(Visited 1 times, 1 visits today)