CHỮ VN SONG SONG Cvnss4.0 trong bối cảnh Cách mạng công nghệ 4.0

CHỮ VN SONG SONG Cvnss4.0 trong bối cảnh Cách mạng công nghệ 4.0

LONG NGO1
(Tác giả gửi bài trực tiếp đến bantuthu1965@gmail.com)

1.  Cơ duyên đến với Chữ VN Song Song 4.0 (Cvnss4.0)

     Những đầu năm 2012 tôi tình cờ biết đến Dự án chữ tốc ký (CTK) qua Phương pháp mới gõ tắt chữ tiếng Việt [1] của tác giả TRẦN TƯ BÌNH2; hồi đi học khi làm các bản đồ trên Arcview GIS3, trong lúc thao tác “làm nhãn hiển thị tên địa danh” cho các bản đồ thường gặp rất nhiều khó khăn vì chưa có chức năng hiển thị dấu của chữ tiếng Việt. Dự án này đã được giới thiệu từ rất lâu qua Tạp chí công nghệ eChip4 – một tờ báo công nghệ lớn vào thời kỳ internet mới được phổ cập ở Việt Nam. Sau này, tôi biết nhóm tác giả TRẦN TƯ BÌNH và KIỀU TRƯỜNG LÂM5 mà hai nhà nghiên cứu này đã đề xuất Dự án gồm 3 thành phần: Chữ Quốc ngữ hiện hành, Chữ Việt Nhanh Ký hiệu dấu.

      Như vậy, Cvnss4.0 gần 10 năm sau! nhóm tác giả đã được ghi nhận khi được cấp Bản quyền6 và hoàn chỉnh hơn về Cvnss4.0. Nếu khai thác và xử lý tốt thì Cvnss4.0 sẽ được ứng dụng trong lĩnh vực máy tính rất nhiều, nhất là trong bối cảnh của Cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Cvnss4.0 là hoàn toàn không có dấu riêng biệt; không cần phần mềm tiếng Việt; nếu biết chữ Quốc ngữ (CQN) thì việc học Cvnss4.0 rất dễ bởi quy tắt của nó khá đơn giản, dễ hiểu và học nhanh.

2. Cvnss4.0 trong bối cảnh Cách mạng công nghệ 4.0 (CMCN 4.0)

     Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 (CMCN 4.0) [2] được hiểu ngắn gọn như sau: CMCN lần 1: Cơ khí hóa; CMCN lần 2: Điện khí hóa; CMCN lần 3: Tự động hóa và CMCN lần 4: Số hóa. Số hóa (Digitization) là quá trình chuyển đổi thông tin trên giấycác quy trình thủ công thành định dạng kỹ thuật số. Số hóa có tầm quan trọng rất lớn đối với việc quản lý, khai thác, xử lý, lưu trữ và truyền dữ liệu.

     Thí dụ: Ta lấy công nghệ OCR7 để số hóa trong việc đọc text (chữ)file ảnh, đây là một công cụ scan kỹ thuật số chuyên nhận dạng các ký tự, chữ viết tay, hay chữ đánh máy để truyền tải kỹ thuật số dưới nhiều dạng tài liệu khác nhau: hóa đơn, hộ chiếu, danh thiếp, tài liệu, … Tuy nhiên! phụ thuộc vào độ rõ nét của ảnh dùng, xử lý dấu tiếng Việt, nhận diện mẫu chữ – khó khăn nhất vẫn là chữ viết tay. Cvnss4.0 được nhóm tác giả thiết lập là hệ thống ký hiệu có quy tắc – nó giống như hệ thống định lý toán học trong môi trường máy tính – là “bước đệm” trung gian để chuyển hóa những giá trị của chữ tiếng Việt hiện tại chưa được tối ưu sang hệ thống quy ước xã hộithế giới thực.

3. Ứng dụng Cvnss4.0 đang hướng đến

      Hiện nay! bắt đầu đã có nhiều ứng dụng được tạo ra từ Cvnss4.0 [3], [4], [5]. Tuy nhiên! Cvnss4.0tiềm năng vấn rất lớn – nhất là trong môi trường tương tác giữa con người – máy tính (Human-Computer Interaction).

3.1  Ngôn ngữ trị liệu – luyện trí nhớ

+  Thứ nhất: Quá trình ghi nhớ từ vựng, cụm từ và quy tắc ngữ pháp đều thực hiện ở tế bào não của bạn. Các bài tập thể dục trí não từ Cvnss4.0 sẽ giúp rèn luyện trí nhớ tổng thể hàng ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người học song ngữ ít có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer8 hơn. Nếu áp dụng Cvnss4.0 thì sẽ có thể cải thiện trí nhớ đáng kể.

+  Thứ hai: Nhằm làm tăng khả năng nhớ của bộ não, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra các phương pháp ghi nhớ. Các phương pháp này hiện nay được những người tham gia cuộc thi trí nhớ thế giới sử dụng thuần thục. Bất cứ ai cũng có thể sở hữu trí nhớ gần như hoàn hảo nhờ luyện tập phương pháp mã hóa. Nguyên tắc căn bản giúp con người tăng cường trí nhớ là mã hóa những chủ thể khó nhớ (ví dụ như số điện thoại, tên người, công thức toán) thành những chủ thể dễ nhớ đối với não người (ví dụ như hình ảnh, địa điểm, cảm xúc). Cvnss4.0 cũng được thiết kế dựa trên phương pháp mã hóa.

+  Thứ ba: Cvnnss4.0 ước tính giảm được gần 30% thời gian gõ; với những người có các cơn đau liên quan đến máy tính (bệnh RSI)9 thì gần 30% là rất nhiều. Một giờ gõ phím liên tục sẽ chỉ còn 40-45 phút, 5 giờ gõ phím liên tục chỉ còn 3 giờ, v.v. Tất nhiên! con số 30% này cần được xác minh thêm – và ngay cả như vậy – hiệu quả của nó với việc giảm thiểu các vấn đề về RSI cũng cần được khảo sát kỹ.

3.2  Ngôn ngữ ký hiệu mật mã

     Trong mật mã học ta thấy việc “chuyển vị Caesar” là một trong những kỹ thuật mã hóa đơn giản, phổ biến nhất và có lịch sử lâu đời nhất. Đây là một dạng mật mã thay thế, trong đó mỗi ký tự trên văn bản thô sẽ được thay bằng một ký tự khác, có vị trí cách nó một khoảng được xác định trong bảng chữ cái; các quy tắc thay thế chữ cái đơn trong bảng chữ cái tiếng Anh qua việc sử dụng 26 mật mã Caesar10 với các bước dịch chuyển từ 0 đến 25 – tương ứng từ chữ ‘a’ đến chữ ‘z’. Nếu ai biết chữ Quốc ngữ (chữ tiếng Việt) thì sau khi học thêm Cvnss4.0 sẽ khá hữu ích trong việc ứng dụng các mật mã dùng tiếng Việt hoàn toàn.

      Thí dụ: Mã Capcha11 được máy tính tạo ra để xác định tính “con người”, chủ yếu là reCaptchanoCaptcha. Khi phải dừng lại để xác minh mã Captcha thì có rất nhiều người cảm thấy phiền phức nhất là người Việt. Việc Cvnss4.0 được dùng trong việc xác định từ/cụm từ sẽ rất hữu ích vì việc chuyển đổi nhận dạng CQN-Cvnss4.0 – và ngược lại – sẽ giúp ta chống lại việc spam, bảo vệ cho dữ liệu, tính chân thực trong tương tác giữa người và máy tính.

      Hay như! Private Key hoặc Seed Phare là chiếc chìa khoá giúp bạn truy cập vào cánh cổng đó và tương tác với tài sản của bạn trên ví điện tử. Những cụm từ – đôi khi trở nên vô nghĩa và bạn không nhớ chính xác – dẫn đến mất luôn ví điện tử mà tài sản của mình chứa trong đó. Do vậy! CQN-Cvnss4.0 – và ngược lại – sẽ giúp bạn dễ nhớ nếu có lỡ quên từ khóa bí mật.

3.3  Hỗ trợ cuộc sống cho người khiếm thị

    Ngày nay, việc áp dụng công nghệ OCR đã được tích hợp với công nghệ tổng hợp giọng nói (giọng máy) giúp máy có khả năng đọc hiểu văn bản. Có thể thông qua Cvnss4.0 để cải tiến chữ Braille12 cho người khiếm thị dùng được dễ dàng hơn. Nói cách khác, văn bản không chỉ được phần mềm máy tính giải mã, mà còn được công cụ tổng hợp giọng nói đọc ra thành tiếng. Giọng nói vi tính hóa đã được ứng dụng vào việc đọc văn bản giúp người cao tuổi, người khiếm thính đọc sách, báo khiến cuộc sống của họ trở nên nhẹ nhàng hơn; hoặc giúp nhân bản được chính giọng nói của mình trong các ứng dụng để phục vụ cho các ngành dịch vụ, truyền thông và tiếp thị qua việc xử lý chuyển đổi ngôn ngữ và giọng nói cá nhân.

3.4  Bảo tồn các văn bản có giá trị của các dân tộc

     Tại các bảo tàng, thư viện cổ hay các trung tâm văn hóa lịch sử, người ta cần lưu trữ rất nhiều tài liệu, hồi ký, bản thảo, …; các tài liệu này rất dễ bị mối mọt theo thời gian. Quá trình lưu trữ cần rất nhiều thời gian, công sức và không hề đơn giản. Việc sắp xếp, lưu trữ hoặc tìm kiếm thủ công – với lượng văn bản giấy khổng lồ – là vô cùng vất vả và tốn nhiều nhân lực thực hiện. Tuy nhiên! Cvnss4.0 ra đời đã giúp giải quyết bài toán đó một cách đơn giản hơn thông qua việc chuyển đổi ngôn ngữ theo một quy chuẩn nhất định. Các văn bản, tài liệu quan trọng được chuyển đổi từ dạng giấy sang file mềm. Giúp việc lưu trữ và bảo tồn nhiều di sản văn học/văn hóa của các dân tộc trở nên dễ dàng hơn. Trong số 27/54 dân tộc đã có chữ viết thì cũng còn nhiều chữ viết chưa được mã hóa, chưa có font chữ và bộ gõ trên máy tính. Không có chữ viết và font chữ thì rất khó để bảo tồn và duy trì ngôn ngữ đó, không quảng bá được trên Internet

      Cvnss4.0 sử dụng các ký tự Latin và sử dụng các tổ hợp ký tự tiếng Việt nên có thể tạo ra các ký tự chữ viết cho ngôn ngữ của các dân tộc, nhằm hạn chế tạo ra font chữ và bộ gõ mới. Vấn đề này cần có sự phối hợp giữa các nhà ngôn ngữ học và chuyên gia xử lý ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing – NLP).

4. Cơ hội và thách thức của Cvnss4.0

4.1  Công nghệ Blockchain

     Blockchain hiện là một công nghệ mới và sáng tạo có tiềm năng thay đổi cách chúng ta tương tác với internet và thế giới kỹ thuật số. Ở dạng đơn giản nhất, Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân tán cho phép thực hiện các giao dịch an toàn, minh bạch và chống giả mạo, có nghĩa là thông tin có thể được lưu trữ trên blockchain và được chia sẻ trên một mạng máy tính mà không cần cơ quan tổ chức nào hoặc người trung gian bên thứ 3.

      Ví dụ: Hợp đồng thông minh có thể được sử dụng để tự động thực hiện các thỏa thuận khi đáp ứng các điều kiện nhất định, theo đó việc thực thi có thể diễn ra mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào của người dùng. Trong suốt quá trình hoặc tại các điểm tiếp xúc chính trong quá trình triển khai, dữ liệu được lưu trữ trên blockchain cũng có thể được phân tích bằng cách sử dụng các thuật toán NLP để trích xuất những thông tin chi tiết có giá trị. Cuối cùng, sử dụng BockchainNLP cùng nhau có thể giúp bảo vệ quyền riêng tư.

4.2  Các ứng dụng & Trường hợp sử dụng của việc kết nối blockchain-NLP từ Cvnss4.0

4.2.1  Trên diện toàn cầu! để có cơ hội có thể giúp lưu trữ hồ sơ tốt hơn và xác minh dữ liệu đáng tin cậy hơn, Blockchain giúp tạo ra một hệ thống lưu trữ hồ sơ an toàn và không bị thao túng hoặc can thiệp. Ví dụ: Khi bạn tạo các hợp đồng thông minh Ethereum13, tức là bạn đang viết một đoạn code backend cho Dapp (một mạng phi tập trung) bằng ngôn ngữ dành riêng cho Ethereum – chẳng hạn như Solidity, Serpent, Vyper.0 có thể được xem là ngôn ngữ riêng biệt trong hợp đồng thông minh (smart contract) của cấu trúc Dapp (frontend + smart contract backend).

4.2.2  Cvnss4.0 có tiềm năng dành cho công nghệ blockchain khi được sử dụng kết hợp trong NLP để tạo điều kiện cho các hợp đồng thông minh bằng nội dung mà Cvnss4.0 đính kèm theo. Các hợp đồng này sẽ cho phép có tính kinh tế theo quy mô và tăng độ chính xác khi thực hiện các thỏa thuận giữa nhiều bên mà giúp đảm bảo rằng tài sản trí tuệ được bảo vệ và quản lý một cách hợp lý.

4.2.3  Cuối cùng! Cvnss4.0 – được ứng dụng trong cả công nghệ blockchain và NLP – có thể được sử dụng kết hợp với nhau để tạo ra các ứng dụng phi tập trung mới (dApps) có ngôn ngữ giao tiếp riêng. Các ứng dụng này – sẽ hoạt động ngoài tầm kiểm soát của bất kỳ bên nào hoặc tổ chức nào – cung cấp một cách để người dùng kiểm soát dữ liệu của họ. Nếu việc này không cẩn trọng thì sẽ rất nguy hiểm vì Cvnss4.0 sẽ bị kẻ xấu lợi dụng bị xem như ngôn ngữ trong môi trường Web xấu (Dark web).

5. Kết luận

      Có thể thấy, vì Dự án Cvnss4.0 là một nỗ lực cải cách chữ viết của nhóm tác giả – không dựa trên một lập luận ngôn ngữ học nào – mà dựa trên những mong muốn rất phi ngôn ngữ học tức là viết không dấu và tối ưu hóa bằng mọi giá, nên hóa ra nó lại có thể là một gợi ý quan trọng cho các dự án về công nghệ trong việc tận dụng sự cải cách chữ viết này, như tiếp tục cải tiến các bộ gõ như VNI hay Telex trên các thiết bị di động smarphone, trong một số trường hợp bắt buộc phải sử dụng tiếng Việt không dấuCvnss4.0 trở thành một lợi thế trên môi trường máy tính. Việc thay đổi nhận thức xã hội phải có thời gian và lộ trình cụ thể cho từng dự án cộng đồng được ứng dụng cụ thể – từ đó, Cvnss4.0 sẽ được phát huy tính hiệu quả của nó.

CHÚ GIẢI

1Long NgoTên thật là NGÔ HOÀNG ĐẠI LONGhiện đang là Nghiên cứu viên tại Phân hiệu Đại học Quốc gia-TP.HCM tại tỉnh Bến Tre, có nhiều công trình khoa học – được công bố trên Scopus & WoS – liên quan đến hướng nghiên cứu của mình về Địa lý ngôn ngữ, nhất là các Ứng dụng của xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing – NLP) trong GIScience. (Facebook: Long Ngo – https://www.facebook.com/dailong0606 , Email: ngohoangdailong@gmail.com)

long.ngo-blockstạk-vietnamhoc.net
Lớp học cách xây dựng các Ứng dụng phi tập trung từ Blockstack/Stack 2018
                 (Tác giả Long Ngo mặc áo đỏ, ngồi ở hàng ghế nhì)

 2TRẦN TƯ BÌNH (1954, Đà Nẵng – hiện đang sống tại thành phố Sydney, Úc). Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Tiểu Học Đà Nẵng (năm 1974), Trường Đại học Tổng hợp Tp.HCM (năm 1977) chuyên ngành Ngữ Văn. Ông là Giáo viên Văn tại Trường Trung học Phổ thông cấp 3 Lý Thường Kiệt, Tp.HCM (từ 1977-1980). Ở Úc, ông làm việc tại Bưu Điện Úc (từ 1982 đến nay /2022) và dạy thêm Việt ngữLiên Trường Văn hóa Việt Nam- Sydney (từ 1986-2016) vào cuối tuần.  Ông phụ trách Quản trị trang mạng Chữ Việt Nhanh (http://chuvietnhanh.sf.net).

tran.tu.binh-kieu.truong.lam-cvnss4.0-vietnamhoc.net
             Cvnss4.0 & Đồng tác giả TRẦN TƯ BÌNH – KIỀU TRƯỜNG LÂM

3Arcview GIS phần mềm thương mại (của ESRI) về hệ thống thông tin địa lý (GIS) giúp: Hiển thị các lớp bản đồ dạng vector, Tạo và thay đổi cơ sở dữ liệu của các đối tượng địa lý trên bản đồ, Tạo các biểu đồ đơn giản dựa trên thuộc tính của các đối tượng trên bản đồ, Chuẩn bị các bản in ra giấy, Tạo các đoạn chương trình phục vụ cho việc tự động hóa các thao tác phần mềm, Đọc các định dạng ảnh khác, Tạo các hộp thoại (giao diện đồ họa người sử dụng), v.v…

4Echip là tạp chí về công nghệ thông tin ở Việt Nam, ra đời vào tháng 2/2003 trực thuộc Bộ Thông tin Truyền thông. Echip có 3 loại báo tuần: e-CHÍP Tin học trong tầm tay (phát hành vào thứ 6), e-CHÍP Đọc xong vọc liền (phát hành vào thứ 3), e-CHÍP Mobile (phát hành vào thứ 4). Sau 13 năm hoạt động, Echip đã dừng phát hành báo giấy và chuyển sang hoạt động theo dạng báo điện tử từ ngày 1/5/2016.

5KIỀU TRƯỜNG LÂM (1986, Tuy Hòa, Phú Yên – hiện đang sống tại Hà Nội). Ông tốt nghiệp Cử nhân Quản trị Kinh doanh – chuyên ngành Marketing tại Trường Đại học Kinh Tế, Huế và làm việc ở ngành Mậu dịch quốc tế. Ông và TRẦN TƯ BÌNH là Đồng tác giả Dự án Chữ Việt Nam Song Song 4.0.

6Giấy Chứng nhận Đăng ký Quyền Tác phẩm số 1850/2020/QTG do Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Cục Bản Quyền cấp ngày 25/3/2020.

7Công nghệ OCR (Optical Character Recognition) – công nghệ nhận dạng ký tự quang học là ứng dụng công nghệ chuyên dùng để đọc textfile ảnh.

8Bệnh Alzheimer (AHLZ-high-merz) – là bệnh lý về não – tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi. Bệnh Alzheimer không phải là bệnh lão khoa thông thường hoặc bệnh thần kinh. Bệnh Alzheimer chiếm khoảng 60-80% trong những bệnh làm suy giảm trí nhớ. Hội chứng suy giảm trí nhớ là thuật ngữ tổng quát về việc mất trí nhớ và các khả năng tư duy đến mức nghiêm trọng có thể gây trở ngại cho cuộc sống thường ngày.

9Bệnh RSI (Repetitive strain injury) hội chứng bệnh nghề nghiệp – chấn thương do căng lặp lại – thường gặp ở người phải gõ bàn phím máy vi tính, phải đẩy ‘chuột’ nhiều lần trong ngày.

10Mật mã Caesarkỹ thuật mã hóa đơn giản và phổ biến nhất. Mật mã Caesar thay thế ký tự trên văn bản thô bằng một ký tự khác có vị trí cách nó một khoảng xác định tuỳ chọn trong bảng chữ cái. Ví dụ: với độ dịch chuyển là 3, D sẽ trở thành A, E sẽ trở thành B, …, v.v. Tên Caesar của kỹ thuật mã hóa này được đặt theo tên của JULIUS CAESAR (vị tướng La Mã đã sử dụng nó trong các thư từ bí mật).

11Mã Capcha (Completely Automated Public Turing test to tell Computers and Humans Apart)Phép thử tự động để phân biết máy tính với con người. Mã Captcha ra đời nhằm hạn chế các phần mềm tự động gây hại đến các trang web, trang dịch vụ. Mã Captcha thường là các chữ, số bị làm biến dạng hay sắp xếp lộn xộn để trở nên khó đọc nhằm làm chậm thời gian truy cập. Mã Captcha được thiết kế để xác nhận thao tác đúng bởi con người (tỷ lệ 80%) hay robot (0.1%).

     Mã reCaptcha là những hình chụp, bản scan từ đời thật. Người sử dùng cần nhận dạng và xác nhận một số hình theo yêu cầu của reCaptcha.

     Mã noCaptcha là phiên bản cải tiến của mã reCaptcha. Mã noCaptcha chỉ yêu cầu đơn giản là bạn cần kích chuột vào ô “không phải robot” nhằm giúp hệ thống phân tích hành vi của bạn và nếu có nghi ngờ việc kích chuột diễn ra tự động thì các mã Captcha hoặc reCaptcha sẽ hiện ra để yêu cầu thực hiện thêm bước xác thực..

12Chữ Brailleđược LOUIS BRAILLE phát minh (năm 1821) – là hệ thống chữ nổi giúp người mù, người khiếm thị sử dụng. Mỗi chữ Braille được tạo thành từ 6 nốt nổi/chìm nhằm tạo ra một bộ 64 (26) kiểu tổ hợp nốt – mỗi kiểu thể hiện một ký tự có thể giúp nhận dạng bằng cách sử dụng ngón tay rờ mà ‘đọc’ được chữ.

13Hợp đồng thông minh Ethereum (HĐTM, Smart Contract) được NICK SZABO mô tả lần đầu tiên vào những năm 1990. HĐTM là công cụ để chính thức hóa và bảo mật mạng máy tính khi giao dịch bằng cách kết hợp các giao thức với giao diện người dùng mà không cần dựa trên sự tin cậy – hai bên trong hợp đồng có thể đưa ra các cam kết thông qua blockchain mà không cần phải biết nhau hoặc tin tưởng lẫn nhau – song vẫn đảm bảo nếu các điều kiện của hợp đồng không được thỏa mãn thì sẽ không được thực thi… Tuy nhiên! HĐTM thực chất không phải là một hợp đồng pháp lý. HĐTM không cần bất cứ các bên trung gian nào và giúp giảm đáng kể chi phí hoạt động, chi phí hành chính.

     HĐTMỨng dụng chạy trên blockchain và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: các hệ thống tín dụng, xử lý thanh toán, quản lý bản quyền nội dung, v.v…. HĐTM giống như Hợp đồng kỹ thuật số đươc thực hiện bởi một bộ quy tắc cụ thể – các quy tắc này được code của máy tính xác định trước; và tất cả các node trong mạng có thể sao chép và thực thi các quy tắc đó. Giao thức Bitcoin đã hỗ trợ HĐTM trong nhiều năm qua và đặc biệt hữu ích trong các việc chuyển/trao đổi tiền giữa hai/nhiều bên. Hệ thống HĐTM có thể tạo ra các tài sản được token hóa, các hệ thống bầu chọn, ví tiền mã hóa, các sàn giao dịch phi tập trung, các trò chơi ứng dụng di động; mặt khác, cũng có thể kết hợp HĐTM với các giải pháp blockchain khác như chăm sóc sức khỏe, từ thiện, chuỗi cung ứng, quản trị, tài chính phi tập trung (DeFi).

Tài liệu tham khảo

[1].  TRẦN TƯ BÌNH. Cách gõ tắt chữ Việt không dấu.
[2].  The Fourth Industrial Revolution.
[3].  KIỀU TRƯỜNG LÂM & TRẦN TƯ BÌNH. Công thức CHỮ VN SONG SONG 4.0 và Ví dụ.
[4].  KIỀU TRƯỜNG LÂM & TRẦN TƯ BÌNH. Chữ VN Song Song 4.0.
[5].  KIỀU TRƯỜNG LÂM & TRẦN TƯ BÌNH. Hướng dẫn gõ nhanh chữ Việt trên máy vi tính bằng Kiểu gõ CVNSS4.0 với Bộ gõ Evkey.

GHI CHÚ :
◊  Nguồn:  Tác giả gửi bài trực tiếp đến BAN TU THƯ – thanhdiavietnamhoc.com, vietnamhoc.net – email: bantuthu1965@gmail.com
◊  Các chữ nghiêng, chữ đậm, chú giải (1 – 13🙂, một ít “biên tập nhẹ‘ và xử lí hình ảnh minh hoạ do BAN TU THƯ vietnamhoc.net thục hiện.
◊  TẢI VỀ XEM BẢN GỐC:  Chữ VN Song Song Cvnss4.0 trong bối cảnh Cách mạng công nghệ 4.0.

BAN TU THƯ
10 /2022

MỜI XEM :
◊  CHỮ VIỆT NHANH & CHỮ VN SONG SONG 4.0 có đúng NGUYÊN TẮC ÂM VỊ HỌC hay không? – Phần 1.
◊  CHỮ VIỆT NHANH & CHỮ VN SONG SONG 4.0 có đúng NGUYÊN TẮC ÂM VỊ HỌC hay không? – Phần 2.

(Visited 642 times, 1 visits today)