PGS.TS. PHẠM ĐỨC THÀNH 1
… tiếp theo Phần 1:
Các vùng văn hóa tộc rực rỡ
Chỉ có 4 tộc người cư trú chủ yếu ở đồng bằng là người Kinh, người Hoa, người Chăm và người Khơ Me. Họ kiếm sống bằng canh tác lúa nước, đánh cá và làm các nghề thủ công truyền thống.
Còn đại đa số đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng núi ở vùng Tây Bắc, Đông Bắc Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Vùng Tây Bắc gồm 4 tỉnh Hòa Bình17, Sơn La18, Lai Châu19 và Điện Biên20. Bốn tỉnh này đều có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao (từ 72% đến 85%). Tính chung cả vùng, đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ 79,2% dân số của vùng và chiếm 16,8% tổng số đồng bào dân tộc thiểu số của cả nước.
Dân tộc Thái là dân tộc chiếm số đông ở vùng này – vào khoảng 32,3% dân số của vùng và cũng chiếm tới 54% tổng số dân tộc Thái ở Việt Nam. Tại Sơn La18, người Thái là dân tộc đa số, chiếm 55% dân số của toàn tỉnh.
Người Mường chiếm 24% dân sổ toàn vùng và chiếm 48,5% dân tộc Mường của cả nước. Tại tỉnh Hòa Bình17, người Mường là dân tộc đa số, chiếm trên 63% dân số.
Một số dân tộc khác cư trú nhiều ở vùng này là H’mông (chiếm 13% dân số trong vùng và 36,7% số người H’mông cả nước), Dao (3,1 % dân số của vùng và 11,1% số người Dao cả nước).
Vùng Đông Bắc gồm 11 tỉnh. Dân tộc thiểu số chiếm 41,3% dân số trong toàn vùng và 34,6% tống số đồng bào dân tộc thiểu số của cả nước. Các tỉnh có tỉ lệ đồng bào dân tộc cao nhất trong cả nước là Cao Bằng21, Hà Giang22, Bắc Cạn23, Lạng Sơn24, Lào Cai25 (67%-95%). Các tỉnh Yên Bái26, Tuyên Quang27 có trên 50% dân số thuộc các dân tộc thiểu số. Thái Nguyên28, Phú Thọ29, Bắc Giang30 và Quảng Ninh31 có tỉ lệ đồng bào dân tộc thấp hơn nhiều, từ 11% đến 25%.
Nếu như vùng Tây Bắc & khu vục tập trung của người Thái, thì vùng Đông Bắc là khu vực của người Tày, người Nùng. Người Tày chiếm 15% dân số của vùng và gần 90% tổng dân số dân tộc Tày cả nước. Con số tương ứng của người Nùng là 8% và 85% người Dao là 6% và 84%, người H’mông là 5% và 57%. Tày và Nùng là những dân tộc sống ở vùng thấp, ven nguồn nước tại các thung lũng chân núi, có trình độ canh tác, và nhiều kinh nghiệm làm ăn đã tương đối phát triển.
Vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh từ Thanh Hóa32 đến Thừa Thiên-Huế 33. Dân tộc thiểu số cư trú tại các tỉnh này chu yếu là người H’mông, Thái, Khơ Me, Mường. Dân tộc thiểu số chiếm 10,6% dân số trong toàn vùng và 10% tổng số đồng bào dân tộc thiểu số của cả nước.
Các tỉnh Thanh Hóa34, Nghệ An35 tuy có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số trong tổng dân số chỉ vào khoảng 16% và 14%, nhưng có vùng núi trải rộng trên nhiều huyện.
Số người Thái sống ở Thanh Hóa34 và Nghệ An35 chiếm tới gần 37% tổng dân số của dân tộc Thái. Người Mường ở Thanh Hóa34 cũng chiếm gần 30% dân số dân tộc Mường. Thổ là dân tộc nhỏ, có gần 70 nghìn người, trong đó trên 95% sống ở hai tỉnh Nghệ An35 và Thanh Hóa34. Dân số Bru-Vân Kiều trên 55 nghìn người, hầu hết sống ở hai tỉnh Quảng Bình36 và Quảng Trị37.
Vùng Nam Trung Bộ gồm 6 tỉnh, có các dân tộc thiểu số Hơ Rê, Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, Ta Ôi, Giẻ Triêng, Ra Giai, Chăm. Dân số các dân tộc thiểu số chỉ chiếm có 55% dân số của vùng và chưa đến 3% dân số đồng bào dân tộc thiểu số của cả nước và sống tập trung ở một số địa bàn nhất định.
Có tới 98% tổng dân số người Hơ Rê, 33-36% người Ra Giai, 15%-16% người Chăm sống ở vùng này…
Vùng Tây Nguyên bao gồm Đắk Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Kom Tum và Lâm Đồng là địa bàn cư trú của trên 40 nhóm dân tộc thiểu số, trong đó có 12 nhóm dân tộc thiểu số tại chỗ là người Gia Rai, Ê đê, Ba Na, Xơ Đăng, Mnông, Giẻ Triêng, Mạ, Chu Ru, Ra Giai, Cơ Ho, Brâu, Rơ Măm. Khoảng trên 10 năm gần đây, sự di cư của một số nhóm dân tộc thiểu số từ Bắc vào Tây Nguyên như người H’mông Tày, Nùng, Dao… đã làm cho cơ cấu dân tộc của vùng này đa dạng hơn. Tại khu vực này, dân số các dân tộc thiểu số chiếm trên 33% dân số của vùng và khoảng 13% dân số đồng bào dân tộc thiểu số của cả nước.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Dân tộc thiểu số đông nhất vùng này là ngưòi Khơ Me (97% tổng dân số Khơ Me) và người Hoa (23% tổng dân số Hoa). Ở đây cũng có người Chăm nhưng số lượng ít (125 nghìn người, áng khoảng 10% tổng dân 50 Chăm), chủ yếu ở tỉnh An Giang38, sự đa dạng về tộc người làm cho nền văn hóa cũng đa dạng. Tại vùng đồng bằng và trung du, các tộc người canh tác lúa nước tạo lập nên các xóm làng trù phú, mà trung tâm là ngôi đình mái cong, nơi thờ thần hoàng làng39 với các hình ảnh thân quen khác như cây đa, giếng nước, lũy tre xanh và những hội hoành tráng là nguồn cảm hứng, là chất “kích thích” cho sự ra đời của những tấm áo dài40, “mớ ba mớ bảy“41, của dải yếm đào42, của chiếc nón quai thao43, của những làn dân ca quan họ44 thiết tha, những điệu chèo45 trầm mặc ở vùng đồng bằng sông Hồng, của những điệu hò, làn ví dặm46, khúc dân ca muợt mà ở miền Trung, hay những tấm áo bà ba47 và những khúc dân ca Nam Bộ ngân dài theo âm thanh của đàn bầu48 trầm bổng, lan tỏa khắp vùng sông nước Phương Nam.
Vùng núi rừng Tây Bắc là nơi có nền văn hóa tộc người đa dạng và rực rỡ vào loại bậc nhất ở Việt Nam. Núi đồi trùng điệp thung lũng kế tiếp thung lũng, những chiếc con nước mải miết quay, những chiếc cối giã gạo bằng sức nước chậm rãi gõ nhịp dường như làm cho thời gian ngưng đọng lại. Những cánh ruộng bậc thang mùa lúa chín vàng rực trên những triền đồi như những nấc thang vô tận để đưa con người lên tận trời xanh bao la. Trên những núi đá tai mèo như Đồng Văn, Mèo Vạc, người dân có lối canh tác “thổ canh hốc đá“49 thể hiện đặc tính cần cù và khả năng chinh phục thiên nhiên để sinh tồn của con người là vô tận.
Trong bối cảnh của nền kinh tế “tự cấp tự túc” và sự siêng nâng khéo léo mà những cô gái “miền núi rừng” đã dệt nên những chiếc váy, chiếc áo, tấm chăn gửi gắm vào các mảng hoa văn tâm tính của mình và của tộc người, góp phần tạo nên “bản sắc riêng” của từng cộng đồng người cụ thể là vô cùng phong phú và đa dạng. Thêm vào đó các loại nhà sàn50, nhà trình tường51, những con thuyền đuôi én52, những chiếc gùi trên vai các cô sơn nữ, những chú ngựa thồ trên các triền đồi, các món ăn như mèn mén, cơm lam, thắng cỏ, hương vị của rượu cần52, những phiên chợ vùng cao, “chợ tình“53, những lễ hội, những lễ nghi nông nghiệp, si lượn54 và các làn điệu dân ca khác… đã và đang làm say đắm lòng người.
Sắc thái văn hóa các dân tộc thiểu số Tây Nguyên lại có những đặc trưng riêng. Những mái nhà rông55 cao chót vót nhũng ngôi nhà dài56 của các cư dân mẫu hệ dài như tiếng ngân của cồng chiêng, loại nhạc cụ mà mới gần đây đã được UNESCO coi là di sản văn hòa phi vật thể của nhân loại. Nếu oở khu vực miền núi phía Bắc điển hình với chiếc thuyền đuôi én52 và hình ảnh ngựa thồ thì ở Tây Nguyên lại nổi bật với chiếc thuyền độc mộc và khả năng vận chuyển của những đàn voi nhà57. Nếu ở Tây Bắc nổi bật bởi chiếc khèn58 thì ở Tây Nguyên lại điển hình là những bộ đàn đá59, đàn klông put60, nếu ở Tây Bắc nổi tiếng với những làn si lượn54 những áng mo huyền diệu thì ở Tây Nguyên lại điển hình bởi những điệu khan61 và những áng sử thi bất tận, nếu ở Tây Bắc nổi tiếng bởi điệu nhảy sạp62 thì Tây Nguyên lại điển hình bởi các điệu xoang63 cố kết tình người…
Cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam
Vậy là từ ngàn xưa, 53 dân tộc thiểu số đã cùng với người Việt (Kinh) tạo dựng một đại gia đinh Việt Nam thống nhất và hùng mạnh. Trong bức tranh đa dạng và phong phú này, văn hóa các dân tộc Việt Nam là những mảng mầu đặc sắc và quí hiếm. Kho tàng văn hóa độc nhất vô nhị của các tộc người, các vùng tuy có sự đa dạng, phong phú nhưng rất hài hòa, thống nhất trong đại gia đình văn hóa Việt Nam, đã và đang được phát huy và quảng bá, giới thiệu với bạn bè năm châu bốn biển.
Ngày nay, với việc lấy văn hóa làm nền tảng và mục tiêu của công cuộc phát triển đất nước, hình ảnh Cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam sẽ ngày càng đậm đà bản sắc dân tộc tiên tiến và hiện đại.
MỜI XEM:
◊ 54 DÂN TỘC Việt Nam – Lời Giới thiệu.
◊ CỘNG ĐỒNG 54 Dân tộc Việt Nam – Phần 1.
◊ English version (En-VersiGoo): The COMMUNITY of 54 ETHNIC GROUPS in Vietnam – Section 1.
◊ English version (En-VersiGoo): The COMMUNITY of 54 ETHNIC GROUPS in Vietnam – Section 2.
◊ Người BA NA trong Cộng đồng 54 Dân tộc Việt Nam.
◊ English version (En-VersiGoo): The BA NA Community of 54 Ethnic groups in Vietnam.
CHÚ THÍCH:
17 : … đang cập nhật…
BAN TU THƯ
06 /2020
GHI CHÚ:
◊ Nguồn: 54 Dân tộc Việt Nam, NXB. Thông Tấn, 2008.
◊ Chú thích và chữ nghiêng do Ban Tu Thư – thanhdiavietnamhoc.com thiết lập.