Cộng đồng 54 DÂN TỘC Việt Nam – Phần 1

Cộng đồng 54 DÂN TỘC Việt Nam – Phần 1

PGS.TS. PHẠM ĐỨC THÀNH 1

Đất nước hình chữ S

     Lãnh thổ Việt Nam có dáng hình chữ S, diện tích 331.041 km2, chiếm toàn bộ phần đất phía Đông của bán đảo Đông Dương2 với đủ loại hình cảnh quan: núi rùng trung du, đồng bằng, biển, đảo và một vùng thềm lục địa rộng lớn.

    Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, là chiếc cầu nối liền phần Đông Nam của lục địa Á – Âu.

    Các vùng cảnh quan của đất nuớc được kiến tạo không đồng đều, lãnh thổ là núi đồi. Ở miền Đông – Bắc đặc biệt là Tây Bắc, núí đồi trùng điệp. Khu vực dãy Hoàng Liên Sơn3, nốl liền với dãy núi sông Mã 4 và miền núi Bắc Trường Sơn5 là khu vực có địa hình hiểm trở nhất ở Việt Nam, với hàng trăm đỉnh núi cao, làm cho cảnh quan giữa các vùng bị chia cắt cản trở sự lưu thông giữa các vùng miền. Qua vùng Nam Trường Sơn5, núi giảm dần độ cao, nghiêng dần về phía Tây, tạo nên một vùng cao nguyên đất đó rộng lớn gọi là Tây Nguyên6, rồi tiếp tục giảm dần độ cao ở khu vục miền Đông Nam Bộ 7 trước lúc đổ xuống đồng bằng sông Cửu Long8 rộng lớn.

    Hệ thống các dòng sông ở vùng Tây Bắc:  sông Đà9, sông Hồng10, sông Lô11, sông Mã3, đều chảy theo hướng Tây-Bắc, Đông-Nam. Mạng lưới sông suối chằng chịt ở vùng thượng nguồn đã tạo nên các thung lũng lớn, nhỏ kế tiếp nhau, các bãi bồi và các bậc thềm ven các dòng sông đều được phủ một lớp phù sa dầy, có độ phì cao, rất thích hợp với việc trồng lúa nước, nên đã thu hút những điểm quần cư rất quan trọng. Chính đó là những tiền đề để tạo nên một bức tranh văn hóa tộc người đa dạng và ngoạn mục.

    Vùng Bắc Trung Bộ, núi ăn sát biển, các dòng sông thường ngăn và chảy xiết ít phù sa nên về hạ nguồn không tạo ra được những đồng bằng rộng lớn. Nhưng từ Nam Trung Bộ trở vào, ngoài một số sông chảy về phía Đông các sông Sê Băng Phay12, Sê Băng Hiêng Pô Kô13, Sêrêpôk14 đều chảy về phía Tây, qua đất Lào15Campuchia16 đổ vào sông Mê Kông8 để rồi chảy tiếp về Việt Nam, góp phần tạo nên đồng bằng sông Cửu Long8 bao la, màu mỡ. Việt Nam còn có vùng biển cả mênh mông với hơn 3200km bờ biển và một vùng thềm lục địa rộng lớn, dung chứa trong đó rất nhiều tài nguyên quý hiếm là nguồn thủy sản vô tận mà bao đời nay các cộng đồng ngư dân đã, đang khai thác để sinh tồn và phát triển.

Bức tranh tộc người đa dạng

    Việt Nam là quốc gia đa dân tộc. Theo công bố của Chính phủ Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số. Các dân tộc thiểu số chỉ chiếm khoảng gần 14% dân số. Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, có 10,53 triệu đồng bào dân tộc thiểu số, hiện ước tính vào khoảng 12 triệu người.

    Căn cứ theo ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu phân chia các dân tộc ở Việt Nam thành 8 nhóm như sau:

  1. Nhóm Việt-Mường có 4 dân tộc: Việt (Kinh), Mưòng, Thổ, Chứt.
  2. Nhóm Tày-Thái có 8 dân tộc: Tày, Thái, Nùng Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Sán Chay.
  3. Nhóm Môn-Khơ Me có 21 dân tộc: Khơ Mu, Kháng, Mng, Xinh Mun, Bru-Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu, Hrê, Gi Triêng, Ba Na, Xơ Đăng, Brâu, Măm, Mnông, Mạ, Cơ Ho, Xtiêng, Chơ Ro, Khơ Me, Ơ Đu.
  4. Nhóm H’mông-Dao có 3 dân tộc: H’mông, Dao, Pà Thn.
  5. Nhóm Malayo-Polinesian có 5 dân tộc: Gia Rai, Ê Đê, Chu Ru, Ra Giai, Chăm.
  6. Nhóm Hán có 3 dân tộc: Hoa (Hán), Ngái, Sán Du.
  7. Nhóm Tạng-Miến có 6 dân tộc: H Nh, Ph L. La H, Cống, Lô Lô, Si La.
    8. Nhóm hỗn họp có 4 dân tộc:  Cờ Lao, La Chí, Pu Péo, La Ha.

… còn tiếp …

CHÚ THÍCH:
1 : PHẠM ĐỨC THÀNH (1944, Hải Phòng) – Phó Giáo sư, Tiến sĩ, nguyên là Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á (1994- 3/2006); do hoàn cảnh chiến tranh sau Hiệp định Genève, ông mới tốt nghiệp bậc học phổ thông năm 1963 và nhập ngũ, sau đó xuất ngũ năm 1968, rồi thi đỗ vào Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, khóa 13, Khoa Lịch sử, và tốt nghiệp đại học đúng vào thời điểm cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ diễn ra ác liệt nhất (cuối năm 1972), rồi về nhận công tác tại Viện Sử học Việt Nam. Tháng 6/1973, ông là cán bộ của Ban Nghiên cứu Đông Nam Á, phụ trách mảng chuyên nghiên cứu về Campuchia và sau đó được cử làm Trưởng phòng Thông tin tư liệu của Ban (năm 1978). Năm 1983, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đã được thành lập trên nền móng của Ban Nghiên cứu Đông Nam Á và ông phụ trách Trưởng phòng nghiên cứu về Campuchia kiêm thư ký Hội đồng Khoa học của Viện. Năm 1986, với đề tài nghiên cứu về Lịch sử hiện đại Campuchia, ông đã bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sĩ đồng thời bắt đầu khẳng định được tên tuổi của mình trong giới khoa học.

    Trở về nước từ Tiệp Khắc sau khoảng thời gian dài thực tập sau tiến sĩ, năm 1991, ông được đề bạt làm Phó viện trưởng rồi Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (năm 1994) và tại vị cho đến khi nghỉ hưu, tháng 03/2006.

    Mấy chục năm gắn bó với Viện, với công việc nghiên cứu về các nước trong khu vực, đặc biệt là về đất nước Campuchia, PGS.TS. PHẠM ĐỨC THÀNH đã có một gia tài không nhỏ các công trình nghiên cứu khoa học: 1) Một số đề tài lớn cấp Nhà nước như: Vai trò các nước lớn đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; 2) Một đề tài nhánh của một chương trình nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản hiện đại và đề tài độc lập mang tên “Liên kết ASEAN trong thập niên đầu thế kỷ XXI” mà ông làm chủ nhiệm;. 3) Bảy đề tài cấp Bộ về các vấn đề như: Quan hệ Việt Nam-Lào trong tiến trình lịch sử, Cộng đồng người Việt và Lào, Cộng đồng kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia, …; 4) Phối hợp thực hiện một số đế tài hợp tác với các tổ chức quốc tế tạo được tiếng vang trong giới nghiên cứu; 5) Khoảng 10 cuốn sách (viết riêng, viết chung) như: “Lịch sử Campuchia” (1995), “Quan hệ Việt Nam-ASEAN”, …; 6) Khoảng 30 bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước. Mặc dù làm công tác quản lý rất bận rộn nhưng PGS.TS PHẠM ĐỨC THÀNH vẫn dành thời gian để đứng lớp giảng bài cho sinh viên các đơn vị như Khoa Lịch sử, Khoa Đông phương học của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), một số trường đại học trong TP.HCM… Ông bảo: “Chính thói quen của một nhà sư phạm đã giúp rất nhiều trong công việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến khu vực học.”. (Nguồn: Nhà Khoa Học và Chiếc Chìa Khóa Mở Cánh Cửa Nhìn Ra Khu Vực – NGUYỄN MINH TRƯỜNG – Đại học Quốc gia Hà Nội)

PGS.TS. Phạm Đức Thành - vietnamhoc.net
PGS.TS. Phạm Đức Thành & Công trình nghiên cứu

2 :  … đang cập nhật …

MỜI XEM:
◊  54 DÂN TỘC Việt Nam – Lời Giới thiệu.
◊  CỘNG ĐỒNG 54 Dân tộc Việt Nam – Phần 2.
◊  English version (En-VersiGoo):  The COMMUNITY of 54 ETHNIC GROUPS in Vietnam – Section 1.
◊  English version (En-VersiGoo):  The COMMUNITY of 54 ETHNIC GROUPS in Vietnam – Section 2.

BAN TU THƯ
06 /2020

GHI CHÚ:
◊  Nguồn: 54 Dân tộc Việt Nam, NXB. Thông Tấn, 2008.
◊ Chú thích và chữ nghiêng do Ban Tu Thư – thanhdiavietnamhoc.com thiết lập.

(Visited 784 times, 1 visits today)