Họ Ba Ba (Trionychidae) thuộc họ Rùa (Testudines) và bao gồm một số chi; Ba Ba còn được gọi là Rùa mai. Họ Ba ba được nhà khoa học Leopold Fitzinger xác lập vào năm 1826. Các loài Ba ba cạn bao gồm một số loài Ba ba nước ngọt lớn nhất thế giới, mặc dù nhiều loài ba ba có thể thích nghi với môi trường sống ở những vùng nước lợ cao. Các thành viên của họ Rùa này xuất hiện ở Châu Phi, Châu Á và Bắc Mỹ (các loài rùa ở Úc đã tuyệt chủng). Hầu hết các loài Ba ba bao gồm trong chi Trionyx – vềsau được chuyển sang các chi khác (như loài Apalone ở Bắc Mỹ có vỏ bọc và được xếp vào chi Trionyx từ năm 1987).
Con Ba ba được gọi là con Rùa “vỏ bọc” vì lớp vỏ của chúng không có vảy sừng, mặc dù lớp vỏ có gai (như loài Apalone spinifera). Vỏ bằng da mềm, đặc biệt là ở hai bên sườn. Phần trung tâm của mai có một lớp xương rắn ở phía dưới (không có ở các cạnh bên sườn) – giống như ở các loài rùa khác. Chiếc mai nhẹ, linh hoạt của những loài rùa này cho phép chúng di chuyển dễ dàng trong vùng nước rộng lớn hoặc ở đáy hồ bùn. Chiếc mai mềm cũng cho phép chúng di chuyển trên cạn nhanh hơn nhiều so với hầu hết các loài rùa khác. Bàn chân của chúng có màng và ba móng (Trionychidae). Màu sắc mai của Ba ba có xu hướng – hỗ trợ cho cách thức ăn “nằm chờ” của chúng – phù hợp với màu cát hoặc bùn của khu vực địa lý mà chúng sinh sống.
Con Ba ba có nhiều đặc điểm liên quan đến lối sống dưới nước của chúng. Nhiều con phải ngập nước để nuốt thức ăn. Chúng có lỗ mũi dài, mềm, giống như ống thở. Cổ của chúng dài một cách không cân đối so với kích thước cơ thể, giúp chúng có thể hít thở không khí trên bề mặt trong khi cơ thể vẫn chìm trong lớp bùn (hoặc cát) dưới mặt nước khoảng 33 cm (1 feet) hoặc hơn.
Con Ba ba cái có đường kính mai lớn khoảng 60-70 cm (vài feet), trong khi con đực nhỏ hơn nhiều. Ba ba là dạng loài lưỡng hình giới tính – như họ Pelochelys cantorii được tìm thấy ở Đông Nam Á và có mai lớn nhất.
Hầu hết Ba ba ăn thịt với chế độ ăn nghiêm ngặt – chủ yếu là cá, động vật giáp xác thủy sinh, ốc sên, động vật lưỡng cư, … và đôi khi là chim và động vật có vú nhỏ. Theo Ditmars (1910): “Các hàm dưới của nhiều loài Ba ba tạo thành đường viền ở mép ngoài bề mặt phế nang của hàm – để có thể nghiền nát mạnh mẽ”; phế nang này có thể hỗ trợ cho việc nuốt chửng những con mồi khó ăn (như động vật có thân mềm). Những chiếc hàm này khiến cho những con Ba ba lớn trở nên nguy hiểm (vì chúng có khả năng cắt cụt ngón tay, bàn tay của một người.
Vỏ bọc của Ba ba có thể “thở” dưới nước nhờ chuyển động nhịp nhàng của khoang miệng, nơi chứa nhiều ô-xy của quá trình cung cấp máu, đồng thời có thể hoạt động tương tự như các sợi mang ở cá; điều này giúp chúng có thể ở dưới nước trong thời gian dài. Loài Ba ba Gai đã được chứng minh là có thể bài tiết urê trong khi “thở” dưới nước; đây là giải pháp hiệu quả khi con Ba ba không được tiếp cận với nước ngọt (ví dụ như trong môi trường nước lợ).
Ba Ba Gai
Ba Ba Gai hay Rùa mai Trung Quốc (Pelodiscus sinensis) là một loài rùa mai có nguồn gốc từ Nội Mông, Quảng Tây, Hồ Nam, Hồng Kông, Đài Loan, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam (loại rùa mai đốm Pelodiscus variegatus).
Ba ba gai sống ở các vùng nước ngọt, nước lợ – có thể thấy chúng ở các lạch nước chảy chậm, các đầm lầy, rãnh thoát nước. Ba ba gai tồn tại trong môi trường nước lợ bằng cách bài tiết urê – chúng chỉ cần súc miệng trong nước và không cần uống quá nhiều nước. Khi bị khiêu khích, chúng có thể bài tiết chất dịch có mùi hôi từ các lỗ chân lông ở rìa trước của mai.
Ba ba gai chủ yếu ăn thịt và xác của cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm, côn trùng và hạt của thực vật ở đầm lầy.
Ba ba cái có thể dài tới 33 cm (13 inch), trong khi con đực nhỏ hơn (27 cm, 11 inch); tuy nhiên, con đực có đuôi dài hơn con cái. Ba ba gai khi trưởng thành có chiều dài mai 18–19 cm (7–7.5 inch). Chân của Ba ba gai có màng để bơi. Mai của Ba ba gai có màu ô-liu và có thể có những đốm sẫm màu. Mặt bụng có màu đỏ cam và có thể có các vết đen lớn. Có những đốm đen trên đầu và những vệch tối tỏa ra từ mắt. Cổ họng có đốm và có thể có những vạch nhỏ, sẫm màu trên mép. Một cặp đốm sẫm màu có thể thấy ở phía trước của đuôi và một dải màu đen ở mặt sau của mỗi đùi.
Ba ba gai đạt 4 đến 6 tuổi có thể hoạt động sinh dục; chúng giao phối ở các bề mặt hoặc dưới nước. Ba ba gai đực sẽ giữ mai của con cái bằng các chi trước của nó và có thể cắn vào đầu, cổ, tay chân của con cái. Con cái có thể giữ lại tinh trùng trong gần một năm sau khi giao hợp. Ba ba gai cái đẻ từ 8–30 trứng (đường kính trung bình khoảng 2 cm hay 0,79 inches) /mỗi ổ (khoảng 7,6–10,2 cm hay 3–4 inches) và có thể đẻ từ 2-5 ổ/năm. Sau thời gian ấp khoảng 60 ngày (có thể nhiều hơn hoặc ít hơn tùy thuộc vào nhiệt độ), trứng sẽ nở. Chiều dài mai của Ba ba gai con mới nở dài trung bình khoảng 2,5 cm (1 inche). Giới tính của Ba ba gai con không được xác định bởi nhiệt độ ấp.
Ba Ba Trơn
Ba ba trơn hay Rùa mai cổ cao, Rùa mai mềm Steindachner (Palea steindachneri) là loài Ba ba châu Á thuộc họ Trionychidae, chi Palea, có nguồn gốc ở Đông nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hải Nam, Vân Nam), Lào, Việt Nam. (Franz Steindachner: nhà nghiên cứu về cỏ người Áo).
Palea steindachneri biểu hiện lưỡng hình giới tính. Con cái có chiều dài mai lên tới 44,5 cm (17,5 inches) ; trong khi mai của con đực chỉ đạt tối đa 36 cm (14 inches) – song con đực có đuôi dài hơn con cái.
BAN TU THƯ
20 /8 /2022