NGUYỄN VŨ DŨNG1
Vì tác phẩm lớn – Bộ Từ điển Nhật-Hán-Việt-Anh – nên được viết ra thành 4 quyển – toàn bộ được viết tay. Các từ ngữ và thành ngữ dùng trong mỗi quyển không trùng nhau mà khác biệt hoàn toàn. Toàn bộ 4 quyển, mới có thể tra cứu đầy đủ. Quyển II ấn hàng cuối năm 1972, in offset giấy trắng, tốt, bìa cứng.
Từ điển Hán-Nhật-Việt-Anh – Quyển I
Một quyển từ điển chữ Nho, viết bằng bút lông, tra theo bộ như kiểm tra của Khang Hy Từ điển, từ nguyên từ hải hay của Thiều Chửy trong quyển Hán-Việt từ điển. Sách dùng để tìm hiểu chữ Hán-Kanji – đối với người Nhật, hầu so sánh chữ Hán đối với tiếng Việt ta. Sách giúp ta hiểu được chính văn Nhật Bản hầu có thể xem sách báo viết bằng Kanji, Hiragana, Katakana. Ngay cả những bản văn chữ Nho của văn hóa Trung Quốc. Sách dày 2000 trang, khổ lớn, in offset.
Từ điển Hán-Nhật-Việt-Anh – Quyển II
Phụ giúp cho Quyển I trong việc trình bày cách tra theo bộ, theo nét như Hán-Việt Từ điển của Đào Duy Anh. Nhân dịp tác giả thử đề nghị một phương pháp tra cứu theo “dạng“ – nghĩa là những chữ có hình dạng giống nhau được phân loại thành nhóm. Tuy nhiên, tác giả rất mong mỏi được các vị học giả uyên thâm cho biết ý kiến về sự bất tiện – nếu có – hầu sửa chữa lại cho được tốt đẹp hơn. Sách sắp chữ, in dầy 1000 trang.
Hình 1: Tự điển viết tay Nhật-Hán-Việt-Anh – Trang tiêu biểu A, B – Tác giả: Nguyễn Vũ Dũng, 1972.
Lời nhà xuất bản
Đây là tác phẩm đầu tiên mà chúng tôi2 đã nhận bản quyền. Một bộ từ điển chữ Nhật được viết ra chữ Hán, rồi từ đó đó giải thích rõ ra bằng nghĩa chữ Việt, chữ Anh mà giáo sư Nguyễn Vũ Dũng đã có công biên soạn trong suốt thời gian 7 năm qua.
Đó là bộ sách lớn, dày hơn 3000 trang; vì thế mà lúc đầu, khi cầm lấy bản thảo, chúng tôi không dám nhận in, vì lẻ sự chi phí cho tác phẩm lên đến năm, ba triệu và thời gian ấn hành phải có ít nhất là 3 năm. Vả lại, ở bản thảo ngoài thứ chữ Romaji, có cả Hiragana và Kanji – tức là chữ Nho – thì không một nhà in nào chịu nhận để in cả. Vì khó khăn lớn nhất là không có nhân công sắp một lần 4 thứ chữ và không biết hoàn cảnh xã hội hay thay đổi và tác phẩm có tiến hành tốt đẹp không hay phải dở dang. Có người đề nghị nên gửi sang Nhật – nói là nói thế chứ chúng tôi nào có ai quen biết gì với bên đó và ai sẽ đứng ra trong nôm công việc. Vấn đề tin một bộ sách – cách nhất là từ điển – khó khăn vô cùng. Thôi thì mình tin vào sức mình có. Chúng tôi liền đề nghị ngay với tác giả là tự tay tác giả viết ra tác phẩm ấy. Chữ La Mã Romaji thì viết bằng bút thường, còn chữ Nho cần viết bằng bút lông cho thật rõ nét; nếu được vậy thì tác phẩm có giá trị lớn lắm. Ngoài ra chúng tôi cũng xin tác giả rút ngắn gọn tác phẩm lại và chia toàn bộ ra làm 4 quyển. Hơn một năm qua, ngờ ra tác giả trở lại và chúng tôi tôi đem theo cả sự thành công từ nội dung phong phú đến hình thức trình bày. Tác giả có kể lại cho chúng tôi nghe biết bao là vất vả, trở ngại khi viết nên Quyển 1. Chúng tôi yêu cầu người nói lên những khó khăn đó ở phần sau quyển sách hầu độc giả cảm thông một trường hợp “viết từ điển” quá gây go và dai dẳng này.
Tuy nhiên, tác giả đã để lộ cho thấy nỗi bâng khoăn về nét chữ của chính mình. Theo tác giả thì nó còn thô kịch, ngây ngô, chưa đều đặn và ngổn ngang lắm. Rồi tự hứa là ở các tác phẩm về sau, nhờ vào kinh nghiệm ở Quyển 1 này mà sửa chữa cho tốt đẹp hơn lên. Đó là các Quyển 2, 3 và 4 của toàn bộ Nhật-Hán-Việt-Anh từ điển vậy.
Ngoài ra, chúng tôi cũng rất chú ý đến bộ từ điển chữ Nho được dịch ra đầy đủ bằng Nhật, Việt, Anh mà tác giả sẽ hoàn thành trong năm 1973. Chúng tôi hy vọng tác giả nhường bản quyền của toàn bộ công trình sáng tạo của tác giả cho chúng tôi. Cụ thể là Quyển 2 tiếp nối Quyển 1 được quyền ấn hành vào cuối năm 1972 này. Rồi từ đó đến các Quyển 3 và 4 cho toàn bộ được hoàn thành mỹ mãn trong thời gian ngắn hậu giúp đỡ học sinh và sinh viên có phương tiện trao dồi Nhật ngữ thay vì phải dùng một cách gượng ép vào các loại từ điển Nhật Anh, Nhật Pháp. Nhận in tác phẩm này bằng offset trên giấy trắng, tốt với bìa dày, chúng tôi lấy làm hân hoan vô cùng – vì lẻ đây là một sáng tạo đầu tiên trải qua bao năm làm việc khó nhọc trong hoàn cảnh khó khăn của xã hội; mà một người thanh niên như tác giả đã vượt qua để tạo dựng một công trình văn học giúp ích cho thế hệ mai sau.
Hôm nay viết những lời nói đầu này, chúng tôi xin giới thiệu cùng quý vị một Bộ Từ điển soạn thảo công phu đặt căn bản trên chữ Nho cùng với tấm lòng khiêm tốn thành thật hầu sẵn sàng ghi nhận hết ý kiến xây dựng của quý vị để sửa soạn cho những tác phẩm về sau được hoàn mỹ hơn.
Sài Gòn, ngày 31 tháng 5 năm 1972.
Lời Tác giả
Ngày nay Nhật ngữ được học đến nhiều trong nước ta. Tuy thế, vấn đề giảng dạy và học hỏi chỉ chú trọng vào chữ La Mã – Rômaji – mà không cần đến chính văn Nhật Bổn. Đó là một sự thiếu sót rất lớn vậy. Vì Rômaji không thể ghi âm được đúng tiếng của nó và một bản văn Nhật ngữ được viết bằng Rômaji sẽ không làm sao phản ánh đúng ý nghĩa của nó được. Vì ngôn ngữ Nhật Bổn có nhiều trùng âm. Chữ Nhật được thu vén chỉ trong 50 thanh âm của Hiragana. Những nguyên âm này đều là bình thanh và chỉ có duy nhất một phụ âm là chữ N mà thôi. Trong khi đó, chữ Hán là tiếng độc âm thì chữ Nhật lại là thứ tiếng đa âm; thì làm sao khi mượn chữ Hán để dùng mà không tránh được cái nạn trùng âm cơ chứ?!
Nước Nhật đã làm 2 cuộc cách mạng văn hóa. Khi các giáo sĩ lên đất Nhật vào năm 1554, họ đã cố sử dụng Rômaji để thuyết giảng. Song họ đã thất vọng. Rồi đến năm 1870 vào thời Minh trị, người Nhật quyết bỏ chữ Hán để chỉ dùng có Heragana. Nhưng cũng phải thất bại. Như vậy, ta thấy chữ Hán đã chiếm một địa vị quan trọng trong văn hóa Nhật Bổn, cũng như trong văn hóa Cao Ly, Việt Nam – dĩ nhiên trong văn hóa Trung Quốc.
Dù rằng chữ Hán khó, rất khó. Nhưng chúng ta cần phải học, học thật chu đáo mới có khả năng tìm hiểu tận tường văn hóa Nhật Bổn qua sách báo của họ được. Vả lại khi chúng ta bắt đầu học ta nên tìm đến người Việt – giáo sư Việt để nghe lời giảng dạy chữ Hán của người Nhật bằng Việt ngữ. Vì bản thân người Nhật chỉ có thể dạy chữ Hán theo tiếng nước họ mà thôi. Còn nếu dùng Pháp ngữ hay Anh ngữ để giải thích, thì dù cho chính ta và họ có lưu loát hai ngôn ngữ này cũng không thể nào thông hiểu cặn kẽ được. Ta thử đưa ra một ví dụ, khi giáo sư viết một chữ Hán, chữ thế này – , rồi giảng ra Pháp hay Anh ngữ: un, une, one, a, an, … Ta hiểu nghĩa là “một” nhưng không biết phát âm ra tiếng Hán Việt là “Nhất” được. Và vấn đề còn nhiều bất lợi cho chúng ta về sau này nữa. Song trong thực tế những giáo sư Nhật ngữ người Nhật được cử từ Nhật sang dạy ở ta, họ đã tỏ ra không thông thạo Pháp hay Anh ngữ. Cho nên ta dù có học cũng chỉ hiểu mơ hồ.
Biết rõ như thế nên trong những năm dạy tiếng Nhật, chúng tôi đã ghi nhận những khó khăn trên cùng thu thập những kinh nghiệm, rồi tham khảo các bộ từ điển lớn của Việt Nam, của Nhật Bổn, Trung Quốc và của anh và pháp để học hỏi hầu có thể viết nên bộ nhật án việc ăn từ điển này toàn bộ gồm 4 quyển căn bản mỗi quyển có những từ ngữ và thành ngữ riêng biệt Chúng tôi hi vọng sẽ giúp đỡ đỡ phần nào cho độc giả có phương tiện tra cứu mà chưa có căn bản về hán tử thay vì phải dùng đủ loại từ điển ngoại quốc với nhiều bỡ ngỡ.
Tuy nhiên, xin thưa, vì đây là tác phẩm từ điển đầu tiên hoàn toàn được viết bằng bút với nét chữ còn non kém, vụng về; Kính mong quý vị học giả bỏ qua cho những khuyết điểm ấy, cũng như tha thứ cho những chỗ sai lầm trong tác phẩm; hầu giúp đỡ thành thật cho chúng tôi có cơ hội học hỏi tường tận hơn. Những sự chỉ dạy ấy chúng tôi xin ghi nhận để sửa chữa cho những tác phẩm về sau được chính xác hoàn toàn.
Sài Gòn, ngày 1/5/1972
GHI CHÚ :
1: NGUYỄN VŨ DŨNG – bút danh lúc bấy giờ (năm 1972) của PGS.TS. Sử học Nguyễn Mạnh Hùng.
2: Nhà xuất bản Tự Vị, 7B Lương Hữu Khánh, Sài Gòn, 1972. Giấy phép xuất bản số 1395 /BTT/PHNT, Sài Gòn ngày 29/4/1972.
BAN TU THƯ
12 /2020