ĐÌNH NAM*
Tác giả ở Mỹ gửi bài về qua email bantuthu1965@gmail.com
Lên đường trở về Macao
Nếu Pina, ngoài việc học Triết lý còn phải tham gia các hoạt động ngoại khóa thật bận rộn cho anh. Đó là không kể thì giờ tham dự thánh lễ, bí tích, xưng tội, cầu nguyện hay các buổi lễ cho các vị thánh trong đạo. Ngoài ra, trong những giờ thực tập các sinh viên kể cả Pina phải đến thăm tù nhân hay người bệnh đang được chữa trị trong nhà thương. Trong lớp học Triết học ở Trường St. Paul, Goa, anh đã làm quen với bốn người bạn mới, đó là các anh Antonio de Sousa (1589-1633), Estévão Coelho (1583-?), Manoel Coelho (1586-?) và Antonio Freire (1587-?). Những tu sĩ này vừa đáp bến tàu ở Goa không lâu trong vòng tháng 10 hay tháng 11, 1609 115 vừa qua. Trong cuộc hành trình này, Cha Francisco Buzomi là vị Giáo sĩ Bề Trên của họ. Tôi có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng Pina đã có dịp gặp mặt Cha Buzomi lần đầu tiên trong khoảng thời gian này. Khi nhóm tu sĩ này nhập học vào Trường St. Paul cuối tháng 10116, họ sẽ học chung lớp với Pina. Dựa theo chương trình, khi học xong 3 năm trong lớp Triết lý, họ và Pina cùng đáp tàu qua Macao vào mùa hè năm 1612117. Sau một tháng, con tàu của họ sẽ ghé qua Malacca để trao đổi hàng hóa trước khi lên đường về Macao. Từ Malacca, các anh sẽ tốn thêm khoảng một tháng nữa mới cập bến ở Macao. Trong cuộc hành trình này, các anh sẽ đi ngang qua Côn Đảo và hải phận của Đàng Trong (Cochinchina) 118 trước khi cập bến Macao, nơi mà các anh phải ghi danh học lớp Thần học kéo dài đến 4 năm nữa – Vị thầy giáo của họ cũng có thể là Cha Buzomi vì lúc này, Cha Buzomi đang dạy lớp Thần học ở đó. Cuối cùng, trong năm thứ tư của Thần học (1616), họ cùng nhau đón thuyền trở về Malacca 119, nơi mà họ chính thức được Giám mục Gonçalo da Silva, đại diện cho Đức Giáo Hoàng, phong chức Giáo Sĩ cho các anh. Sau năm đó, họ được gọi với một chức vị là “Cha” hay “Linh Mục” bổ sung với cái tên của họ. Riêng phần Cha Pina, trong thời gian dài học Thần học ở Macao, anh cũng sẽ quen biết Cha Christoforo Borri (1583-1632)120. Sau này trong năm 1618, họ sẽ gặp lại nhau ở thành phố Hội An, rồi cùng nhau với Cha Buzomi dọn về Nước Mặn, Qui Nhơn. Trên bán đảo Macao, Pina có thể cũng sẽ gặp mặt Cha João Rodrigues Tçuzzu (1561-1633), vị Giáo sĩ người Bồ nổi tiếng ở Nhật Bản đã viết quyển sách nổi tiếng về Văn phạm tiếng Nhật ở đầu thế kỷ 17.
Vào tháng Giêng năm 1617, Cha Pina được bổ nhiệm vào Đàng Trong để giúp đỡ Cha Buzomi. Đồng hành với Ngài gồm có hai vị Giáo sĩ người Nhật, Cha Iyo Tokuun Sixto (1570-1633) và Cha Constantino Dourado (1566-1620)121. Đến tháng ba năm ấy, người bạn học cũ của Ngài lúc cư ngự tại Goa, Cha Antonio de Sousa (1588-1633)122 cũng sẽ cập bến ở Đàng Trong. Từ khi mới đến Đàng Trong khoảng một năm nay, Cha Pina cư ngụ tại Hội An để trốn tránh sự đàn áp tôn giáo của Chính quyền Đàng Trong. Trong lúc cư ngụ ở đây, Ngài giảng đạo cho khoảng 300 người Nhật tị nạn123.
Kết Luận
Tuy mới hơn 20 tuổi, sau chuyến tàu định mạng đến Goa, tôi nghĩ Pina đã khôn lớn rất nhiều. Anh đã hấp thụ được nhiều bài học đáng giá từ những sự thử thách mà Thượng Đế đã an bài cho anh. Trên thể xác, đôi lúc anh phải gánh chịu cảnh mưa rào, nóng ran; quần áo nhơ bẩn dính đầy côn trùng. Trên tàu, anh phải hít thở mùi hôi tanh ô uế, nồng nặc chung quanh anh. Anh phải chịu đựng cuộc sống tù túng trong một căn phòng rất nhỏ bé chất đầy thức ăn khô mà anh phải chia sẻ với ba vị tu sĩ khác. Không lâu, sau khi vào vùng nóng bức của xích đạo, anh phải chịu đựng cái nóng bứt rứt khó tả. Tuy anh không bị bệnh nan y, anh đã thấy số mệnh con người thật mỏng manh. Anh đã nhìn thấy cuộc sống khốn khổ của con người và cái chết cô độc của nhiều hành khách trên tàu. Khi nghĩ đến, tôi biết anh đã cầu xin phước lành từ Đức Chúa Trời cho những người còn lại, cho những người vừa mất và cho cả chính anh.
Khi bước chân đến Goa, anh đã cảm thấy Thượng Đế không bạc đãi anh và cho phép anh được chiêm ngưỡng một thế giới mỹ lệ. Tại đây, anh đã cám ơn Chúa cho anh mở rộng tầm mắt và gặp gỡ các dân tộc không đồng màu da như người Nhật, Ấn Độ, người Hoa, người Ả Rập, v.v… Đồng thời, cuộc sống huy hoàng ở Goa tạo cơ hội gặp mặt nhiều nhân vật ngôn ngữ nổi tiếng đương thời như Cha Thomas Stephens, Giáo sĩ người Anh, và Cha Etienne de la Croix, Giáo sĩ người Pháp. Nhờ kỹ thuật tinh tiến vào thời đó, chính mắt anh đã thấý nhà Dòng đã phát hành bài vở bằng cách dùng máy in bắt đầu từ năm 1556. Mặc dù sống ở đây chỉ có khoảng 2-3 năm, tôi biết chắc rằng anh đã lắng nghe những câu chuyện từ các giáo sĩ khác hay có dịp đàm thoại với nhau về những công trình La Tinh hoá tiếng Konkani trong công cuộc truyền đạo. Mặc dù lúc ấy, theo tôi nghĩ anh đã không nghĩ nhiều về việc thực hành cho chính anh cho đến khi anh đáp tàu xuống cửa sông Hàn, Đà Nẵng. Khi đang theo đuổi lớp Thần học ở Macao, tôi nghĩ anh cũng có cơ hội đàm thoại với Cha João Rodrigues Tçuzu (1561-1633) về tiếng Nhật và cách La Tinh hóa nó.
Vào năm 1618, khi đến Nước Mặn, anh đã có nhiều thì giờ nghiền ngẫm sự liên quan giữa tiếng Việt với tiếng La Tinh, Hy Lạp và Bồ Đào Nha. Nhưng khi liên tưởng tới giọng nói của hai dân tộc Việt và Ấn Độ, tôi cho rằng sự suy nghĩ của anh lập tức nghiêng hẳn về Konkani vì âm điệu tiếng Việt trong nhiều trường hợp rất giống lối phát âm của tiếng Ấn Độ124. Vì thế, hiện nay tôi muốn đưa ra giả thuyết rằng khi tạm dừng chân ở Nước Mặn, Cha Pina đã dựa vào nhiều vào lối phát âm của Konkani trong việc La tinh hóa tiếng Việt 125. Nhưng rất tiếc, vì anh mất quá sớm (1625), những tiến triển và thành công của anh ít người biết đến. Nhưng tôi nghĩ tuy anh mất đi, nhưng anh không hề hối tiếc vì anh đã biết rằng những công trình mà anh gầy dựng đã được ba vị giáo sĩ thừa kế của anh vẫn tiếp tục như cũ, đó là các Giáo sĩ Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa và Alexandre de Rhodes; họ đã nối gót theo anh đi nốt con đường con đường còn lại trong công cuộc đào tạo chữ Quốc Ngữ.
CHÚ GIẢI :
115: Ignacio da Costa Quintella, Annaes da Marinha Portugueza, Tomo II, Lisboa, Natipografia da Mesma Aademia, 1840, trang 147.
115: Maria Cristina Trindade Guerreiro Osswald, Jesuit Art in Goa Between 1542 and 1655: From Modo Nostro to Mod Goano, PHD Thesis, 2003, trang 286.
Hàng năm, ngày tựu trường ở Trường Đại học St. Paul lúc nào cũng bắt đầu vào ngày Lễ thánh Ursula và Lễ “Mười Một Ngàn Người Trinh Tiết” (Eleven Thousand Virgins), đó là ngày 21 tháng 10.
117: Nhưng hiện tại có nhiều tài liệu cho rằng Pina và nhóm bạn rời Goa vào năm 1611. Nếu như thế, họ vẫn chưa học hết chương trình của lớp Triết học. Vì thế, hiện giờ tôi vẫn chưa rõ cho lắm khi nào Cha Pina rời Goa về Macao, trong mùa hè năm 1611 hay năm 1612.
118: Trong thế kỷ 17, con từ “Cochinchina” được các nước Tây phương dùng để gọi “Đàng Trong”. Vào năm 1515, ông Tome Pires (1465-1540) bắt đầu dùng từ ngữ này trong sách ông sáng tác. Con từ “Cochinchina” có thể tách ra hai chữ khác nhau “Cauchy” và “Chyna”. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng “Cauchy” là lối phiên âm trại đi của hai âm tiết “Giao” và “Chỉ” trong cái tên “Giao Chỉ” từ các thủy thủ người Mã Lai vào thời ấy. Theo thời gian, “Cauchy” trở thành “Cochin”. Nhưng rất tiếc, trong thế kỷ 16, người Bồ đã dùng từ Cochin để đặt tên cho thành phố Cochin ở Ấn Độ. Vì thế, họ phải đệm thêm từ “Chyna” hay “China” vào với “Cochin” để phân biệt Cochin và Đàng Trong (Hãy xem Li Tana, Nguyễn Cochinchina, Cornell University, 1998, trang 13-14).
119: Josef Franz Schutte, S.J., Momenta Missionum Societatis IESU, Momenta Historica Japaniae I, 1549-1654, Vol. 134, trang 638.
120: Cha Christoforo Borri cập bến Macao vào cuối năm 1615. Trong hai năm 1616-1618, trước khi vào Đàng Trong, Cha Borri là giáo sư dạy toán học tại Trường Đại học St. Paul ở Macao (Hãy xem Yves Camus, Macao and the Jesuits: A Reading through the Prism of History, Macao Ricci Institute, trích ra từ http://ch.catholic.or.kr/pundang/4/cb/macao_and_the_jesuits.pdf vào ngày 13 tháng 7 năm 2020). Lúc ấy, Pina cũng đang học thần học vào năm thứ tư tại đây. Trong sách Cha Borri truyền lại, ngài cũng nhắc đến Pina một cách đằm thắm, khi hai người gặp lại nhau ở Hội An vào năm 1618 “we had been companions, and great friends, in the college of Macao.” (Hãy xem Christopher Borri, An Account of Cochin-China, một phần của “A Collection of Voyages and Travels“, Volume II, Third Edition, 1744. Trong trang 723).
121: Sixto and Dourado là hai Giáo sĩ người Nhật, học cùng lớp Thần học và xuất gia cùng với Cha Pina năm 1616 tại Malacca. Hãy xem Jauan Ruiz-De-Medina, El Jesuita Alessandro De Rhodesen Cochinchina Y Tonkin (1591-1660), http://www.icm.gov.mo/rc/viewer/30038/2049 trích ra ngày 2 tháng 7 năm 2020.
122: Ibid, Cha Antonio de Sousa là người Covilha, gần Guarda. Ngài và Cha Pina học chung hai lớp Triết lý và Thần học ở Goa và Macao. Vào năm 1633, Cha Sousa được gửi đến Nhật và tử đạo ở đó.
123: Ribeiro, Madalena, The Japanese Diaspora in the Seventeenth Century. According to Jesuit Sources
Bulletin of Portuguese – Japanese Studies, núm. 3, december, 2001, pp. 53 – 83, Universidade Nova de Lisboa, Lisboa, Portugal, trang 71.
124: Hãy xem video sau đây https://www.youtube.com/watch?v=D-_hEKv8CFc hay https://www.youtube.com/watch?v=D-_hEKv8CFc&t=94s để so sánh cách phát âm của tiếng Konkani và tiếng Việt của chúng ta.
125: Dựa vào những thành quả của Cha Alexandre de Rhodes đã viết trong quyển ngữ pháp tiếng Việt Brevis Declaratio – Cha Rhodes là một trong hai học trò chính thức của Cha Pina trước khi Ngài mất, tôi cho rằng chính Ngài cũng áp dụng phương pháp phát âm của Konkani vào tiếng Việt, thí dụ như trong hai từ “cách” và “mạnh” và cách phát âm của chúng trong tiếng Việt (Hãy xem Andrew Gaudio, A Translation of the Linguae Annamiticae seu Tunchinensis brevis declaratio: The First Grammar of Quốc Ngữ, Journal of Vietnamese Studies, Vol. 14, Issue 3, pps.79-114, trong trang 86). Cha Rhodes giải nghĩa về hai từ này và nhấn mạnh rằng hai từ “cách” và “mạnh” có thể phát âm giống như /kæcʰ-cʰǝ/ và /mænh-hǝ/ nhưng bỏ đi âm /cʰǝ và /hǝ/ đàng sau đi, thành ra /kæ cʰ/ và /mænh/. Trong pháp ngữ Konkani, việc ghép âm /ǝ/ vào vần cuối của một phụ âm đứng cuối là cách phát âm thuần túy của Konkani mà Cha Rhodes học được ở Salcete, Goa. Tương tự như vậy, cũng trong Brevis Declaratio, trang 105, Cha Rhodes công bố rằng không có động từ phủ định (negative verbs) trong tiếng Việt. Thật ra các tiếng như Bồ, Pháp hay Ý và kể cả tiếng Việt đều không dùng “negative verbs”. Không hiểu sao lúc viết văn phạm tiếng Việt, Ngài lại nghĩ và nhắc đến động từ phủ định trong tiếng Konkani để so sánh với ngữ pháp của tiếng Việt. Vì thế, chúng ta có thể khẳng định rằng khi ông viết Quyển văn phạm Brevis Declaratio, ông đã liên quan hai thứ tiếng nói này với nhau. Hiện nay, tôi đặt giả thuyết rằng chính Cha Pina đã tìm thấy sự liên quan này trước và sau đó truyền lại cho Cha Rhodes. Trong sách với tựa đề “Portuguese Missionary Grammars in Asia, Africa and Brazil, 1550–1800”, trang 294, Otto Zwartjes cũng nhận thấy rằng Cha Rhodes đã học một văn phạm ngoại quốc như Nhật Bản hay Ấn Độ, so sánh với văn phạm Việt và nhắc nhở rằng tiếng Việt không dùng động từ phủ định.
Tài liệu tham khảo
1. Jason Michael Wilber, “Transcription and Translation of a Yearly Letter from 1619 Found in the Japonica Sinica 71 from the Archivum Romanum Societatis Iesu” (2014). All Theses and Dissertations. 4350. https://scholarsarchive.byu.edu/etd/4350.
2. Roland Jacques, Portuguese Pioneers of Vietnamese Linguistics, Orchid Press, Bangkok 2002.
3. Antonio de Oliveira Freire, Descripçam Corografica do Reyno de Portugal, Lisbon, Na Officina Bernardo Anton de Oliver, 1755.
4. Rui de Pina. https://en.wikipedia.org/wiki/Rui_de_Pina.
5. Diogo Barbosa Machado, Bibliotheca Lusitana, Tomo II, Lisbon 1759.
6. Count Paul Ron Hoensbroech, Fourteen Years a Jesuit, translated by Alice Zimmer, Tập II, Cassell and Co., Limited 1911.
7. John W. O’malley, S.J., How We Were: Life in a Novitiate, 1946-1948.
8. Lobo, Rui, “The College of Jesus and College of Arts during Francisco Suárez’s time”, Conimbricenses.org Encyclopedia, Mário Santiago de Carvalho, Simone Guidi (eds.), doi = “10.5281/zenodo.3521057”, URL = http://www.conimbricenses.org/encyclopedia/.
9. John W. Padberg, S.J., General Editor, The Constitutions of the Society of Jesus and Their Complementary Norms: A Complete English Translation of the Official Latin Texts, Saint Lous, 1996.
10. Paul F. Grendler, The Culture of the Jesuit Teacher 1548–1773, Brill journal of jesuit studies 3 (2016).
11. Liam Matthew Brockey, The Visitor, The Belknap Press of harvard University Press, 2014.
12. Rev. Thomas Hughes, Loyola and the Educational System of the Jesuits, 1912.
13. Ernest Truman, Leander, Or, Secrets of the Priesthood, Claxton, Remsen, and Haffelfinger, 1869.
14. Wiktor Gramatowski, Guide to Understanding the Documents, ARSI, 1992.
15. Claudia Von Collani, The True Mother of China Mission – Kilian Stumpf’s “Succincta Chronologica Relatio”, in Rooted in Hope, In der Hoffnung verwurzelt, Vol. 1, Momenta Serica Monograph Series LXVIII/1, Routledge 2017.
16. Josef Franz Schutte, S.J., Momenta Missionum Societatis IESU, Momenta Historica Japaniae I, 1549-1654, Vol. 134.
17. Đoạn phim ngắn trích từ phim “Silence” https://www.youtube.com/watch?v=wf0-wv2awkY.
18. Brockey, Liam, Largos caminhos e vastos mares Jesuit Missionaries and the journey to China in the sixteenth and seventeenth centuries, Bulletin of Portuguese – Japanese Studies, núm. 1, december, 2000, pp. 45 – 72, Universidade Nova de Lisboa, Portugal.
19. A. Lynn Martin, Jesuits and Their Families – The Experience in Sixteenth Century France, Sixteenth Century Journal, Tập 13, Số 1, doi:10.2307/2539914.
20. Charles E. O’neill, Diccionario Histórico de la Compania de Jesus, Universidad Pontificia Comillas, MADRID.
21. Antonio Franco, Synopsis Annalium in Societatis Jesu in Lusitania, Anno 1540-1725, Tomo IV.
22. Jesuits Going East http://www.icm.gov.mo/rc/viewer/20021/1053 trích từ 26 tháng 6, 2020.
23. Filipe Castro, Nuno Fonseca, Audrey Wells, Outfitting the Peper Wreck, Historical Archaeology, 2010, 44(2):14–34s, 2008.
24. Janet P. Boileau, Cultinary History of the Portuguese Eurasians: The Origins of Luso-Asian Cuisine in the Sixteenth and Seventeenth Centuries, PHD Thesis, 2010.
25. Jean Mocquet, Voyages en Afrique, Asie, Indes Orientales et Occidentales, Faits Par Jean Mocquet, Paris, 1830.
26. Madre de Deus. https://en.wikipedia.org/wiki/Madre_de_Deus.
27. Lució de Sousa, The Portuguese Slave Trade in Early Modern Japan: Merchants, Jesuits and Japanese, Chinese, and Korean Slaves, Brill, 2018.
28. Maria Herminia Maldonado, Relação das náos e armadas da India com os successos dellas que se puderam saber, para noticia e instrucção dos curiozos, e amantes da historia de India, East India, 1985.
29. R. Po Chia, A Jesuit in the Forbidden City: Matteo Ricci (1552-1610), Oxford, University Press, 2010.
30. Arturo Giraldez, The Age of Trade: The Vanila of Galleons and the Dawn of the Global Economy, Rowman and Littlefield, 2015.
31. Michela Fontana, Matteo Ricci, The Jesuit in the Ming Court, Rowman and Littlefield, 2011.
32. Xavier Mariona Martins, Portuguese Shipping and Ship Building in Goa (1510-1780), PHD Thesis, 1994.
33. Albert Gray, The Voyage of François Pyrard de Laval, Vol. II, Part I.
34. Charles E. O’Neill & Joaquín Domínguez, Dictionario Histórico de la Compañía de Jesus, Institutum Historicum/Univesidad Pontificia, 2001.
35. Amir Arsalan Afkhami, Humorism, Encyclopædia Iranica, Tập XII, 2004, trang 566-570, http://www.iranicaonline.org/articles/humoralism-1.
36. M.G. Da Costa, translated by Donald M. Lockhart, The Itinerário of Jerónimo Lobo, The Hakluyt Society, London, 1984.
37. José Nicolau da Fonseca, An Historical and Archeological Sketch of the City of Goa, Bombay: Thackers and Co., Limited, 1878.
38. Alexandre de Rhodes, Voyage et Missions du Père Alexandre de Rhodes, Paris, 1854.
39. Peter C. Phan, Mission and Catechesis, Orbis Books, New York, 1998.
40. J. Gerson da Cunha, Materials for the History of Oriental Studies Amongst the Portuguese, Proceeding Volume 4, Part 1878, 1880.
41. Brijbraj Singh, The First Englishman in India: Thomas Stephens (1547-1619), Journal of South Asian Literature,30 (1/2), pages 146-161. Retrieved on June 22, 2020 from www.jstor.org/stable/40873582.
42. Ignacio da Costa Quintella, Annaes da Marinha Portugueza, Tomo II, Lisboa, Natipografia da Mesma Academia, 1840.
43. Maria Cristina Trindade Guerreiro Osswald, Jesuit Art in Goa Between 1542 and 1655: From Modo Nostro to Mod Goano, PHD Thesis, 2003.
44. Li Tana, Nguyễn Cochinchina, Cornell University, 1998.
45. Macao and the Jesuits. http://ch.catholic.or.kr/pundang/4/cb/macao_and_the_jesuits.pdf.
46. Christopher Borri, An Account of Cochin-China, một phần của “A Collection of Voyages and Travels“, Volume II, Third Edition, 1744.
47. El Jesuita Alessandro de Rhodesen, Cochinchina y Tonkin (1591- 1660) http://www.icm.gov.mo/rc/viewer/30038/2049 trích ra ngày 2 tháng 7 năm 2020.
48. Ribeiro, Madalena, The Japanese Diaspora in the Seventeenth Century. According to Jesuit Sources Bulletin of Portuguese – Japanese Studies, núm. 3, december, 2001, pp. 53 – 83, Universidade Nova de Lisboa, Portugal.
49. Learning Konkani: https://www.youtube.com/watch?v=D-_hEKv8CFc hay https://www.youtube.com/watch?v=D-_hEKv8CFc&t=94s
50. Andrew Gaudio, A Translation of the Linguae Annamiticae seu Tunchinensis brevis declaratio: The First Grammar of Quốc Ngữ, Journal of Vietnamese Studies, Vol. 14, Issue 3.
51. Otto Zwartjes, Portuguese Missionary Grammars in Asia, Africa and Brazil, 1550–1800, John Benjamins Publishing Company, 2011.
52. Nathaniel Bowditch, American Practival Navigator, Vol. I, Defense Mapping Agency, 1984.
GHI CHÚ :
* ĐÌNH NAM: Tác giả tự giới thiệu là một người Việt sinh sống ở Hoa Kỳ và gửi bài viết trực tiếp về email bantuthu1965@gmail với nguyện vọng được đăng tải chia sẻ bài viết “Cuộc hải hành của Cha Francisco de Pina đến Đàng Trong” đến Độc giả trong nước, ngoài nước.
◊ Các chữ nghiêng, chữ đậm, chữ màu, hình ảnh tôn tạo và bổ sung do Ban Tu Thư vietnamhoc.net thiết lập.
MỜI XEM :
◊ Cuộc hải hành của Cha Francisco de Pina đến Đàng Trong – Lời Giới thiệu.
◊ Cuộc hải hành của Cha Francisco de Pina đến Đàng Trong – Phần 1 (Thân thế của Cha Francisco de Pina).
◊ Cuộc hải hành của Cha Francisco de Pina đến Đàng Trong – Phần 2 (Cuộc Hải hành vượt trùng dương của Cha Francisco de Pina).
◊ Cuộc hải hành của Cha Francisco de Pina đến Đàng Trong – Phần 3 (Hành trình vượt qua mũi Hảo Vọng của Cha Francisco de Pina).
BAN TU THƯ
5 /2022