CUỘC TRÒ CHUYỆN TIẾP – Lần 2

   Người phỏng vấn: Phóng viên Trần Kim Loan
Người trả lời: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Sử học Nguyễn Mạnh Hùng

 

     – Cuối cùng rồi, nhóm nhà báo chúng tôi cũng đường đột trở lại nhà kho sách cũ – nơi Thầy Hùng đang mắc kẹt cuộc đời trong đó – mà xin hỏi thăm thêm về chữ “Lễ”. Thưa Thầy, “Lễ” có nghĩa là gì trong học đường?

     Nhà báo” còn trở lại nữa à? Không tha thứ cho tôi một phen hay sao? Cụ Vương Hồng Sển (h.1) căn dặn “đừng xỉa răng cọp” như con chim Đỗ Quyên nhân cơ hội để trục lợi (h.2). Theo tôi, chữ “Lễ” có giá trị trước tiên là lớp vỏ hình thể sơn phết mặt ngoài như chiếc áo “khoác” để trang phục cho loài người trong các mối quan hệ. Lớp vỏ bọc này không chỉ dành cho cậu học trò khi còn trong học đường, mà lớn lên còn phải mặc khi ra ngoài xã hội.      

H.1: Bác vật học Vương Hồng SểnH.2: Chim Đỗ Quyên.
Ảnh: Số hóa vạn sự (Internet of things)

   

    – Theo Thầy, đó là chiếc áo mà không mặc vào thì đã có sao? Con người khi ấy có mất đi tính người không?

Con người làm sao mất đi tính người nhanh vội như thế! Dù loài người nếu đã phải “tiến hóa ngược” – theo cách nói “ác khẩu” là trở về với loài vượn. Từ đó, mà mất đi cái “vẻ duyên dáng” của nó – thay vì nó đang dùng đũa gắp thức ăn – thì nó dùng cái que để “câu” sâu bọ. Như khi làm “tính giao” để sinh tồn, thì nó vận hành nơi thanh thiên bạch nhật mà không cần đưa vào “bụi rậm”.

 

     – Thầy nói là “bụi rậm”, làm chúng em nhớ đến Adam Eva, cả hai có biết gì về “bụi rậm” vào buổi bình minh của loài người?

     Biết đấy! Khi Eva bất chợt cảm nhận bản thân cô là “con người vỡ hạt” mà không phải do “con khỉ tiến hóa” dần lên mà thành – theo như thuyết Darwin –  thuyết này đã lừa bịp theo cách mượn danh khoa học. Lúc ấy, nàng đã sớm nhận thức được rằng mình có “sự e thẹn mang tính người” vốn có. Để che đậy sự e thẹn – ngay lập tức, quanh nàng không có bụi cây hay ụ rơm, nên nàng đã bức lấy cọng lá nho xem như một loại hình “bụi rậm” đã được thu hẹp vừa đủ “kích cỡ” (h.3).

H.3: Adam và Eva. Ảnh: Số hóa vạn sự (Internet of things)

 

     – Thưa Thầy, “chiếc lá” ấy có giá trị gì?

     Nó che giấu “trần tục” để nâng tầm cao cho sự sắp đặt nên một trò chơi lớn đang đến trong cuộc đời nó mãi mãi… Nó là “tấm khiên” để che chắn những “cái chày vô tình”, thô tục mà chưa được sẵn sàng chờ đón một công năng đặc dị của Thần tình ái đã ban cho.

     – Thưa Thầy, nếu hiểu như vậy – thì bọn chúng em ngộ ra rằng: “Lễ” là sự vay mượn “chiếc lá nho” để đậy điệm của Trời cho, để chào đón như “Tiên học lễ” mà để “Hậu học văn” – học được niềm vui, hạnh phúc. Dân tộc Nhật Bản khi mới gặp, đã giữ thói quen lấy hai bàn đặt chéo nơi vùng “tam giác vàng” – dù đã đóng khố. Nhưng như thế vẫn chưa đủ lễ chào đón –  mà còn phải cúi đầu chào nhau. Dân tộc An Nam thì có khác – theo tư duy biện chứng – thì ta tuy còn đóng khố do còn duy trì nghề cày ruộng – nên phần thân dưới đã ngập nước. Vì thế người nhà nông chỉ cần khoanh tay để che đậy phần còn hở hang ở nửa thân trên. Rồi cúi đầu làm lễ chào nhau – hành vi này khiến cho giới Đông phương học Pháp vào ngày nào xâm lược, đã quan sát cư dân An Nam mà nói rằng: “Khi tiếp cận với ta – người dân “đã dùng hai cánh tay ôm lấy cơ thề mình” mà làm “lễ ra mắt” để chào đón đoàn quân viễn chinh của chúng ta.

 

     – Thưa Thầy, vậy thì “lễ coi mắt” của nhà trai chả nhẽ là vạch vòi như soi mắt cá thòi lòi? Hay vạch mắt lươn ti hí?

H.4: Ảnh người đàn bà nổi giận.  (Trích trong Báo Ngày Nay – số 61 năm 1936-1937) tr. 323

     Xin đừng liên tưởng xa xôi theo cách đó lại gập ghềnh, thô thiển. Vì hai cách thực hành nghi lễ có khác nhau tuy về mặt thể hiện tương tự nhau ở lớp vỏ cấu trúc – mà ở nội dung có sự khác biệt . Xin đừng đặt câu hỏi để khơi dậy cảnh tượng phô diễn hình ảnh của Bà bị mất “trộm gà” (h.4) – bắt ghế “chỏ mồm” vào hướng con gà bị mất trộm, chửi rủa suốt ba ngày, ba đêm – mà hãy tư duy theo cách truyền thống của xã hội ta ngày xưa về cách “coi mắt” một nàng dâu sắp tới như là cái “lễ” học hỏi đầu tiên tức là “Tiên học Lễ”. Nhà trai coi cách gia đình nhà gái tiếp đón, nói năng mà thực hành nghi lễ như thế nào? Có khi nhà đàng trai xuống cả nhà bếp để xem Bà mẹ đã dạy con gái nhà mình về cách “châm lửa” chụm củi, quét tro, quét bếp. Nếu bỏ cái Lễ coi mắt trước tiên đó – thì chúng ta chỉ được học cái Văn phô bày của nhà gái. Đơn thuần chỉ để được tiếp thu phần phô bày ruộng vườn, cò bay thẳng cánh, tiền rừng biển bạc, của chất đầy kho “cồng-ten-nơ”… để vận hanh chuỗi cung ứng “lô-dzích-tích”mà không biết làm gì.

 

 

     – Cuối cùng “Lễ” được hiểu biết một cách đơn giản như thế sao?

     Đó là cách tôi “hiểu” – còn cách tôi “biết” là qua một luận văn thạc sĩ chuyên ngành triết học của tiến sĩ Lê Trọng Hanh (mã số 60, 22, 80) mà tôi đã đọc mà hiểu tường tận hơn.

 

     – Thưa Thầy, nội dung của bài viết của tác giả như Thầy nói đã cho ta thấy được hết ý nghĩa của chữ “Lễ”?

     Chưa hiểu là đã hết chưa? Mà làm sao hết được! Lễ luôn biến động tùy thời, tùy không gian địa văn hóa chính trị. Tuy nhiên, tác giả không chỉ trình bày nội dung cơ bản trong phạm trù “Lễ” của Khổng Tử – mà chính là nhìn ngó chữ “Lễ” qua chiếc gương soi cuộc sống có lễ giáo trong đời học trò ngày nay. Từ đó, tác giả phô bày ý nghĩa chữ “Lễ” trong công việc giáo dục cùng một số kiến nghị đi kèm.

 

     – Xin Thầy tóm lược lại có được không? Để chúng em được biết mà thán phục

     Đừng để tôi làm công việc quá sức này, chỉ để thán phục mà thôi hay sao? Tuy thế, riêng tôi do có thói quen – khi ngồi đọc luận văn, luận án, là tôi phải lật ngay những trang cuối cùng để biết tác giả đã tham khảo những tài liệu gì.

x
x x

 

H.5: Giáo sư Trần Văn Thọ

     Tuy nhiên, lại còn một nhà văn hóa Việt Nam đang sinh sống tại Nhật – một nước đồng văn với nước ta – cũng có ý kiến mà tôi đã đọc được trên mạng thông tin. Đó là giáo sư Trần Văn Thọ (h.5), Giáo sư từng về Việt Nam và đã làm một số việc liên quan đến giáo dục, kinh tế như tôi hiểu được.

 

     Chắc chắn giáo sư Thọ cũng không rung lắc bảng hiệu “Tiên học lễ – Hậu học văn” (h.6) .

H.6 : “Tiên học lễ hậu học văn”, một phương châm
góp phần rèn luyện nhân cách của học sinh

 

     Đúng là thế! Vào đầu câu giáo sư nhắc lại thời học trò ở miền Nam trước 1975, hay còn trước đó nữa – thời xa xưa (h.7) thầy đã ngắm nhìn câu ấy viết trên mái trường hay trên bảng đen.

H.7 : Bảng hiệu “Tiên học lễ hậu học văn” – Ảnh số hóa vạn vật

     

     Theo Thầy, trước hết Lễ là lễ phép với người trên. Tuy nhiên, khi dần học lên cao thì Lễ là sự lễ độ theo khuôn phép với tác phong bề ngoài lịch sự để bày tỏ là con người có văn hóa trong giao tiếp. Tuy nhiên, điều khác biệt lsà giáo sư Thọ không giải thích chữ Lễ theo cách hành văn truy tìm ngữ nghĩa – mà giáo sư chú ý đến hành vi ứng xử từ trong suối nguồn văn hóa Trung Hoa thời Trung Cổ đại. Từ đó, ứng nghiệm trong thời cận đại của nước Nhật. Vào cuối thập niên 1970, khi ấy Nhật Bản xuất hiện hai nhân vật được xem như hình mẫu trong thế giới kinh tế. Đó là ngài Ushiba Nobuhiko (h.8) và Okita Saburo (h.9). Vào năm 1979, khi lên cầm quyền, Thủ tướng Ohira Masayoshi (h.10) muốn mời một người, không phải là chính khách – để làm Bộ trưởng Bộ ngoại giao. Ông đã ngỏ lời với ông Ushiba, và đã nhận lại sự từ chối. Ngài Thủ tướng chuyển hướng sang mời ông Okita, và nhận được sự hoan hỉ. Tuy nhiên, một vấn đề tế nhị – một khuôn phép lễ giáo là làm sao cả hai ông Ohira Ushiba  giữ kín được câu chuyện đàm phán nói trên. Tuy nhiên, đó là sự kiện lịch sử  – nên không thể để ẩn mãi trong góc khuất. Khi báo Nikkei (Nikkei Shimbun) đã mời ông Ushiba viết hồi ký, thì không thể giữ mãi câu nói trên.

     

     Giáo sư Thọ đã quan tâm đến khía cạnh giữa nguồn thông tin cung cấp sự thật với thái độ ứng xử trong cách giữ Lễ mà ông đã học được trong nền tảng giáo dục Nhật Bản để không làm mất thể diện ông Okita. Cách thể hiện của ông Ushiba thật đáng trân trọng. Tuy nhiên, giáo sư còn để dành cho câu chuyện tiếp sau.

     Giáo sư Thọ bù đắp ở đây bằng một câu chuyện khác liên quan đến chữ Lễ mới đây. Đó là câu chuyện về thủ tướng Kishida Fumio (h.11) và cựu thủ tướng Suga Yoshihide (h.12) cũng đáng suy nghĩ.

 

     

     Thủ tướng Kishida mong được gặp gỡ cựu thủ tướng Suga để tham vấn về kinh nghiệm ngăn ngừa dịch bệnh đã bùng phát trở lại Kishida định đến văn phòng ông Suga ở Quốc hội để tỏ lòng kính trọng người tiền nhiệm – thì Suga ngược lại – xin đến Dinh thủ tướng đương nhiệm.

     Bây giờ đến lượt ông Kishida bày tỏ chữ “Lễ” mà mình đã học thời thơ ấu: Ông đã xuống tận sảnh – nơi ông Suga sẽ đỗ xe để đợi sẵn, và cùng nhau đến phòng họp. Họp xong, ngài thủ tướng đương nhiệm tiễn chân trở về nơi địa điểm đã từng chào đón. Đó là câu chuyện của giáo sư Thọ kể lại mà không bình luận nhiều để lau chùi lớp bụi thời gian mà chữ Lễ đang bị phong hóa.

(Theo facebook của giáo sư với tựa đề: “Chữ Lễ của hai Thủ tướng”)

 

    – Thưa Thầy, theo như thầy nhận xét: Tấm biển “Tiên học lễ – Hậu học văn” đang bị rung lắc.Vậy còn có ai lấy tay “vịn” để hãm bớt độ rung.

     Có đấy! Đại bộ phận cư dân ba miền Nam Bắc Trung Việt Nam, cùng toàn thể bà con cô bác “Sáu châu Năm bể” cũng đã cảm thấy lòng mình đang rung lắc mà sợ có ngày sụp đổ theo chuỗi Domino (h.13). Trong cái đại đa số ấy, tôi chọn được cái quan tâm của nhà nghiên cứu Trần Đình Ba. Nhà nghiên cứu đã phải xác định rõ nét nghĩa tinh tế của Lễ trước – qua cách phác họa ngữ nghĩa của Từ điển giải thích thành ngữ gốc Hán của thầy Nguyễn Như Ý (h.14).


H.14: GS Nguyễn Như Ý

H.13: Chuỗi hình Domino – Ảnh: Số hóa vạn sự

     

    Từ điển ghi: “Muốn giỏi chữ nghĩa, văn chương, kiến thức – trước hết phải học lễ nghĩa, rèn luyện đạo đức thật tốt”. Thầy Trần Đình Ba đã nhắc lại lịch sử dân tộc kể từ khi Văn miếu được lập, Quốc Tử giám ra đời từ thời Lý (h.15). Từ đó, lễ giáo, đạo đức con người trong xã hội phong kiến thời ấy đã được nâng tầm cao. Theo thầy, không chỉ lớp vỏ hành vi mà còn ở nội tâm nhận thức. Thầy dẫn chứng thêm: Trong Minh Tâm bảo giám (h.16) ở thiên khuyến học cũng nhắc đến tương tự.

 

H.15: Văn miếu Quốc tử giámH.16: Minh Tâm bảo giám

     

     Lại còn sách Lễ Ký, sách đã ghi: “Ngọc chẳng dồi chẳng nên giống tốt. Người chẳng học chẳng biết đạo lý”. Sách của cụ Trần Trọng Kim (h.17) cũng đã nhắc đến vai trò Nho giáo với câu: “Lấy hai chữ chí thiên làm cực điểm”.

H.17: Lệ Thần Trần Trọng KimVà Tác phẩm Nho giáo

     Thầy cho biết thêm: Thời Lê Sơ (1428 – 1527), khi chọn nhân tài qua thi cử cũng chú ý đến đức. Thầy dẫn chứng một phần nội dung qua bài ký của Lại bộ thượng thư Vũ Duệ  đã tạc vào bia tiến sĩ Khoa Giáp Tuất (1514) mà Đại Việt Sử ký Toàn thư đã ghi chép lại (h.18). Theo đó, khí chất được coi trọng hơn tài nghệ, đức hạnh đi trước văn chương. Theo chúng ta suy nghĩ – có phải đó là “Tiên học Lễ – Hậu học Văn” không? Vua Lê Thánh Tôn (h.19) (1460 – 1497) vốn là văn nhân, được dân gian xác nhận là một nho sĩ có kiến văn sâu thẳm. Ngài luôn chăm bón nền tảng giáo dục nước nhà.

 

H.18: Đại Việt Sử ký Toàn thưH.19: Tượng đồng vua Lê Thánh Tôn

     

     Trong Kiến Văn Tiểu Lục (h.20) của Cụ Lê Quý Đôn (h.21), Ông có ghi lại: “Cần phải tự mình thực tiễn, mài giũa phẩm hạnh cho được nghiêm trang, thờ cha mẹ dốc lòng hiếu thuận, lập chí khí giữ đạo trung thành…”.

H.20: Kiến văn tiểu lụcH.21: Nhà văn Lê Quý Đôn

 

     Vào cuối thế kỷ 19, nền tảng giáo dục – mà Pháp lấy Tây học để khai sáng mở đường  làm rõ đường lối cai trị, tự nhận là văn minh. Tuy thế, bảng hiệu “Tiên học Lễ – Hậu học Văn” chưa hề bị rung lắc. Trái lại, trông như đồng bào Việt Nam đã “khắc cốt ghi xương” cho quân xâm lược Pháp dừng mọi vũ khí chiến tranh mà cũng chưa chắc phải làm rơi rụng. Đó là ý riêng của tôi.

     Riêng thầy giáo Trương Vĩnh Ký – trong lời Bảo (h.22) của Thông loại khóa trình số 1 – năm 1888 – có đoạn viết “Phép học – “trước là học Lễsau là học Văn“.

 

H.23: Thầy giáo Trương Vĩnh KýLời Bảo

     

     Theo cụ Toan Ánh (h.23) – qua Phong tục Việt Nam Cụ viết: Thầy đã nghiêm, học trò phải giữ Lễ, việc học bao giờ cũng bắt đầu ở Lễ trước. Đó là “Tiên học Lễ – Hậu học Văn”.

H.24: Nhà văn Toan ÁnhTác phẩm Phong tục Việt Nam

      – Đó là những Tượng đài những nhà văn hóa bậc Thầy thuở xa xưa – mà Viện nghiên cứu Việt Nam học ngày nay sẽ xin phép bà con để được xây cất nên sau này.

 

     Có phải như Thầy đã xây tượng đài Văn nhân thi sĩ tuổi Dần trong Bộ tứ Giai phẩm Xuân Ông Ba Mươi 2022 – mà nay lại còn muốn làm thêm hơn thế nữa? Sức đâu hả Thầy?

     – Đó là “sức tàn, lực kiệt” – như thể “còn nước còn tát”.

 

     Xin hẹn gặp lại Thầy nữa.

BAN TU THƯ
Thánh Địa Việt Nam Học
(https://thanhdiavietnamhoc.com)

(Visited 6 times, 1 visits today)