Dạy Học trò bằng Ngụ Ngôn

Dạy Học trò bằng Ngụ Ngôn

NGUYỄN THỊ BÍCH HẬU1

     Đây là cách các cụ soạn sách giáo khoa từ xưa đã dùng. Nhất là trong các bộ sách giáo khoa của nhóm soạn giả do cụ TRẦN TRỌNG KIM2 đứng đầu, sau đó là sách giáo khoa trong suốt thời Tiến sĩ NGUYỄN VĂN HUYÊN3 làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và vài bộ sau đó đều sử dụng.

     Mà thật ra các bộ sách giáo khoa tiểu học sau cụ TRẦN TRỌNG KIM mà tôi nhắc tới, về cơ bản vẫn kế thừa rất nhiều những tiến bộ của nhóm làm ra Quốc văn Giáo khoa thư. Vì có nhiều bài vẫn lấy lại từ Bộ Quốc văn giáo khoa thư.

     Nhưng khi dạy, thì dùng đúng ngụ ngôn bản gốc. Gốc ở đây là từ đâu? Từ truyện của cụ AESOP4, sau cụ AESOP thì có cụ LA FONTAINE5 soạn lại thành thơ.

    Tôi ví dụ 3 bài. Bài 1 là Ve và kiến, nhiều thế hệ được học bài này trong sách tiểu học, qua bản dịch của cụ NGUYỄN VĂN VĨNH6 năm 1907. Kế đó là bài Cáo và quạ, và bài thứ 3 là Rùa và thỏ.

    Các bài này đều cực hay nếu dùng qua bản dịch thơ của LA FONTAINE, hay tới mức giờ nhiều người 80 tuổi còn nhớ làu làu. Hay cực ngắn vì dịch từ Truyện ngụ ngôn Aesop, chỉ vài dòng một chuyện như Cáo và quạ hay Thỏ và rùa. Nên cũng nhớ lâu lắm và thấm thía bài dạy trong sách.

    Tất cả các bài xưa được học như vậy, chỉ dùng 1 bài. Vì bản chất nó là một bài. Không cần tách ra hai phần làm gì cả. Ví dụ truyện Rùa và thỏ, thì trong Truyện của Aesop nó chỉ ngắn cũn như thế này :

    “Thỏ chế nhạo rùa chậm chạp. Thấy Thỏ kiêu ngạo, Rùa thách Thỏ chạy thi. Thỏ nhanh chóng bỏ xa Rùa. Yên trí mình sẽ thắng, Thỏ dừng lại ngủ một lát. Tỉnh dậy, Thỏ thua rùa, vì Rùa kiên trì bò về đích“.

    Nhưng trong Sách giáo khoa của nhóm Cánh Diều thì các bài này bị chia thành 2 phần.

  Và không dạy nguyên văn từ ngụ ngôn của LA FONTAINE, AESOP, hay LEV TOLSTOY7 (vì cụ này cũng viết lại trên nền của truyện Aesop) mà toàn dùng truyện “Phỏng theo” của một bút danh Việt Nam, tỷ như Minh Hòa hay không để tên. Và mấy tay này toàn bịa tạc trắng trợn.

    Tôi ví dụ, trong truyện Rùa và thỏ ở Sách giáo khoa Cánh Diều tự dưng mọc ra một con quạ. Mà con này nó chỉ biết kêu ‘Quà quà’ trong khi toàn loài quạ trên trái đất và trong mọi sách xưa nay ta được học bằng Việt ngữ là ‘Quạ Quạ’. Còn con thỏ trong truyện tự dưng được cho “nhá cỏ nhá dưa“. Trong nguyên gốc là nó đi ngủ. Còn thỏ có ăn cỏ, nhưng dưa nó ăn không thì mời các cụ cho ý kiến. Và hễ nó ăn, thì nó sẽ gặm cỏ gặm dưa, nó có phải bò đâu mà nhá cỏ nhá dưa.

   Kế đó truyện Hai con ngựa, là một truyện xuyên tạc hoàn toàn truyện của LEV TOLSTOY. Nguyên văn truyện đó là ‘Ngựa đực và Ngựa cái’. Nó viết thế này từ nguyên bản tiếng Nga, xin dịch lại: “Ngựa cái đi nhông cả ngày và đêm trên cánh đồng. Còn ngựa đực thì ban ngày bò ra đi cày, ban đêm mới được ăn. Ngựa cái thấy thế bèn hỏi ngựa đực: “Tại sao bạn lại cày? Nếu tôi là bạn, khi ông chủ quất tôi, tôi sẽ đá ông ta”. Ngày hôm sau, ngựa đực làm theo vậy. Bác nông dân thấy nó trở nên lì lợm, bèn thay nó bằng việc cho ngựa cái vào cày.”

    Bài học ở đây là nếu bạn khuyên ai làm bậy thì bạn sẽ phải gánh hậu quả. Đọc là hiểu. Nhưng Sách Cánh Diều chế ra đủ thứ câu trong truyện này từ phần 1 tới phần 2. Nào là biến ngựa đực và ngựa cái thành ngựa tía và ngựa ô. Nào là chuyện đi cày thì biến thành chất hàng trên lưng. Chưa nói câu từ cộc lốc, tính giáo dục yếu kém.

   Vậy nếu đã dở hơn, chi bằng học theo các bộ sách giáo khoa cũ, chân phương dạy lại các bài học dịch theo đúng từ nguyên gốc, có phải dễ hiểu dễ nhớ và lành mạnh không?

   Tại sao chỉ có việc đơn giản vậy mà không làm được, còn chế ra nào là ‘Gà và ve’ vừa thô thiển vừa dốt nát, vì thức ăn của nào ve ăn nổi trong tự nhiên, và cũng trong tự nhiên thì ve là món khoái khẩu của . Và có nào như kiến tha lâu đầy tổ đâu mà qua xin thức ăn của nó chi vậy?

    Nào chế ra ngựa ô và ngựa tía, nào chế ra con quạ kêu ‘Quà quà’, nào chế ra con thỏ nhá cỏ nhá dưa.

    Tôi thành thực không hiểu được trình độ của mấy ông bà soạn sách cao xa cỡ nào mà làm ăn vậy với trẻ lớp 1. Trẻ thơ như búp trên cành mà nỡ lòng nào bứt búp cái bụp vậy ha?

CHÚ THÍCH :
1:  NGUYỄN THỊ BÍCH HẬU, nhà báo – bút danh Anh Thi, tác giả các quyển sách “Du học cho con nhà nghèo”, “Du học đừng để tiền mọc cánh”, “Đồng hành Du học cùng con” (theo facebook/anthianna);
2:  TRẦN TRỌNG KIM ( 陳 仲 金 ; 1883, làng Kiều Linh, xã Đan Phố – nay là xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh –  12/1953, Đà Lạt), là một học giả, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu sử học, văn học, tôn giáo Việt Nam, bút hiệu Lệ Thần ( 遺 臣 ), từng làm Thủ tướng (4-8/1945, 128 ngày) của Chính phủ Đế quốc Việt Nam (1945) – được Đế quốc Nhật Bản thành lập trong thời kỳ chiếm đóng Việt Nam, nghị viên Viện Dân biểu Bắc Kỳ (), Phó trưởng ban Ban Văn học, Hội Khai trí Tiến Đức (), Trưởng ban Ban Soạn thảo Sách Giáo khoa Tiểu học (1924), Trưởng ban Ban Nghiên cứu Phật họcHội Bắc kỳ Phật giáo.
TRẦN TRỌNG KIM xuất thân trong một gia đình Nho giáo, từ nhỏ ông học chữ Hán, , học chữ Pháp ở Trường Pháp-Việt tại Nam Định (1897), thi đỗ vào Trường Thông ngôn (1900) và tốt nghiệp năm 1903, làm Thông sự ở Ninh Bình (1904), sau qua Pháp học Trường Thương mại ở Lyon (1905), các trường ở Ardèche, Trường thuộc địa, Trường Sư phạm Melun (1909) và tốt nghiệp rồi về nước năm 1911. Ông lần lượt dạy các Trường Trung học Bảo hộ (Trường Bưởi), Trường Hậu bổ, Trường nam Sư phạm. Ông là nhà sư phạm mẫu mực, có uy tín trong xã hội, giữ nhiều chức vụ trong ngành giáo dục thời Pháp thuộc: Thanh tra Tiểu học (1921), Trưởng ban Ban Soạn thảo Sách Giáo khoa Tiểu học (1924), dạy Trường Sư phạm thực hành (1931), giám đốc Trường nam Tiểu học, Hà Nội (1939). (theo Wikipedia.org)
3:  NGUYỄN VĂN HUYÊN (11/1905, xã Kim Chung, huyện Đan Phượng, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông – nay huyện Hoài Đức, Hà Nội10/1975, Hà Nội) là giáo sư, tiến sĩ sử học, dân tộc học, là nhà giáo dục, nghiên cứu văn hóa Việt Nam, học ở Trường Trung học Albert Sarraut, đậu tú tài toàn phần tại Pháp (1923), tốt nghiệp Cử nhân Văn khoa (1929), Cử nhân Luật (1931) tại Trường Đại học Sorbonne, là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ văn khoa (1934) hạng xuất sắc – với luận án chính “Hát đối đáp nam nữ thanh niên ở An Nam” và luận án phụ “Nhập môn nghiên cứu nhà sàn ở Đông Nam Á” – ở Pháp, cùng lúc ấy đã dạy học tại Trường Ngôn ngữ Đông phương. Ông về nước, dạy học tại Trường Bưởi (Trường Bảo hộ, 1935), tham gia Hội truyền bá chữ Quốc ngữ và giúp thành lập Bộ môn Lịch sử văn minh Việt Nam tại Trường Đại học Luật Hà Nội (1938), sau đó chuyển sang nghiên cứu tại Trường Viễn Đông Bác cổ (1941) với chức danh Ủy viên thường trực, Ủy viên Hội đồng Nghiên cứu khoa học Đông dương. Ông là một trong những người đại diện trí thức thủ đô Hà Nội trong cuộc Cách mạng tháng Tám, cùng với NGỤY NHƯ KON TUM, NGUYỄN XIỂN, HỒ HỮU TƯỜNG ký bức điện yêu cầu vua BẢO ĐẠI thoái vị, nhường quyền kiểm soát đất nước cho Chính phủ cách mạng. Ông giữ chức Tổng Giám đốc Đại học vụ Bộ Quốc gia Giáo dục, kiêm Giám đốc Viện Viễn Đông Bác Cổ, và phụ trách Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam (11/1946-10/1975). (theo Wikipedia.org)

4:  AESOP (620-564 trước CN) là nhà văn Hy Lạp, sinh ra là một người nô lệ cho một người có tên là Xanthus, sống tại đảo Samos. (theo các tác phẩm của Aristophanes, Plato, Xenophon và Aristotle), được trả tự do, và thực hiện cuộc tranh đấu bảo vệ dân chúng chống lại một thủ lĩnh mị dân. Ông được xem là tác giả của rất nhiều chuyện ngụ ngôn nổi tiếng trên thế giới và được sưu tập qua nhiều thế kỷ với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trong những câu chuyện này, động vật có thể trò chuyện và có tính cách con người, chẳng hạn như “Thỏ và Rùa”, “Kiến và Châu chấu”, … Truyện ngụ ngôn Aesop hàm chứa những thông điệp sâu sắc, giản dị, được chuyển tải đến người đọc bằng giọng văn nhẹ nhàng, hóm hỉnh, ở cuối câu truyện thường là những thông điệp ngắn gọn, đầy ý nghĩa nhằm nhắn nhủ đến bạn đọc những chân lý giản dị trong cuộc sống. (theo Wikipedia.org)

5: LA FONTAINE, tên đầy đủ là JEAN DE LA FONTAINE (7/1621, Château-Thierry, Champagne – 4/1695, Paris) là nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp – nhà thơ Pháp duy nhất hiểu và làm chủ những kết cấu tinh vi trong ngôn ngữ Pháp (theo GUSTAVE FLAUBERT). Ông học tiếng Latin ở Trường Cao đẳng ở Château-Thierry (đến năm thứ ba), sau đó tham gia vào Tu hội Oratoire (1641) và ra khỏi Hội vào năm 1642. Ông tiếp tục học chuyên về luật, tham gia thường xuyên vào Hội những nhà thơ trẻKỵ sĩ bàn tròn. Ông đã lấy bằng luật sư tại Paris (1649). Khi học xong ở Paris, ông trở về quê hương nối nghiệp cha quản lý khu rừng địa phương – từ bé, ông đã sống giữa thiên nhiên, yêu cảnh rừng núi và thú rừng hoang dã – và sống với những người dân lao động nghèo khổ. (theo Wikipedia.org)

6:  NGUYỄN VĂN VĨNH (阮 文 永; 6/1882, phố Hàng Giấy, Hà Nội – 5/1936, Lào) là nhà tân học, nhà báo, nhà văn, nhà chính trị, nhà phiên dịch Việt Nam, có nhiều bút danh như: Tân Nam Tử, Quan Thành, Tông Gia, Lang Gia, Mũi Tẹt Tử, Đào Thị Loan,
    Ông là con cả và đi làm nghề kéo quạt lúc 8 tuổi ở Trường Thông ngôn của Pháp ở Đình Yên Phụ, Hà Nội – hay Trường Collège des Interprètes du Tonkin mở năm 1886, do một người Pháp – tên là ANDRÉ D’ARGENCE – nói thạo tiếng Việt – làm Hiệu trưởng kiêm Quản lý giáo viên. Trường này chủ yếu dạy truyền khẩu, cũng có dạy A,B,C… để học viên tập đọc, tập viết tiếng Pháp và có dạy cả chữ Quốc ngữ (hồi đó ở ngoài Bắc, chữ Quốc ngữ mới chỉ được dùng trong phạm vi của các giáo hội). Ông VĨNH ngồi cuối lớp kéo quạt nhưng vẫn chăm chú nghe giảng và học lỏm, nhờ vậy, mà biết nói và viết được chữ Pháp khá thành thạo. Nhờ chăm chỉ, ham học nên được Hiệu trưởng D’ARGENCE đồng ý cho dự thi tốt nghiệp mãn khóa (1893) lớp thông ngôn tập sự ngạch Tòa công sứ, và đỗ thứ 12/40 (khi mới 10 tuổi). Thầy D’ARGENCE xin học bổng đặc cách cho ông và nhận ông làm học sinh chính thức của khóa học tiếp theo – khóa thông ngôn Tòa sứ (1893-1895). NGUYỄN VĂN VĨNH đã đỗ thủ khoa khóa này (lúc 14 tuổi) và được tuyển làm thông ngôn ở Tòa sứ Lào Cai. Ông đã học thêm tiếng Trung Quốc và tiếng Anh (1897, chỉ có 15 tuổi), và sau 3 tháng ông đã phiên dịch được 3 thứ tiếng Anh, Pháp, Hoa. Sau đó, ông chuyển về Tòa sứ Hải Phòng và Bắc Ninh (tỉnh Bắc Giang lúc đó bao gồm cả Bắc Ninh), làm cộng tác viên cho tờ Courrier d’Hai Phong (Thư tín Hải Phòng) và tờ Tribune Indochinoise (Diễn đàn Đông Dương) (1897-1905), hợp tác, in ấn tờ Đại Nam Đồng văn Nhật báo bằng chữ Hán. Ông là sáng lập viên của các Hội và các Trường thời bấy giờ như: Trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Hội Trí Tri, Hội Dịch Sách, Hội Giúp đỡ Người Việt sang Pháp học, v.v… Ông là người Việt Nam đầu tiên gia nhập Hội Nhân quyền Pháp (1906). Ông được bầu vào Hội đồng thành phố Hà Nội (1908), và xin ra tờ Notre Journal (Nhật báo của chúng ta) và tờ Notre Revue (Tạp chí của chúng ta) bằng tiếng Pháp (1909). Ông được mời vào Sài Gòn làm cố vấn cho tờ Lục tỉnh tân văn. Sau đó, ông trở lại Hà Nội làm chủ bút tuần báo Đông Dương tạp chí (1913) – tờ báo đầu tiên ở Việt Nam quy tụ được hầu hết các nhân sĩ hàng đầu cả Nho học lẫn Tân học và dạy người dân cách làm văn bằng chữ Quốc ngữ. Ông được bầu vào Hội đồng Tư vấn Bắc Kỳ (Viện Dân biểu về sau). Ông kiêm chủ bút tờ Trung Bắc tân văn (1914) và về sau đã mua luôn tờ báo này (1919) – tờ nhật báo đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam. Ông làm chủ nhiệm tờ Học báo (1919) – tờ báo có Chuyên đề về giáo dục do TRẦN TRỌNG KIM lo bài vở. Ông đã cùng với E. VAYRAC lập Tủ sách Âu Tây tư tưởng (La Pensée de l’Occident) (1927), rồi tổ chức in ấn, phát hành các sách do ông dịch thuật. Ông lập tờ L’Annam Nouveau (Nước Nam mới) (1931) bằng tiếng Pháp với mục đích bảo vệ Chủ thuyết Trực trị do ông đề xướng và chống lại Phái đối lập có chủ trương thực hiện đường lối quân chủ lập hiến.
Nhà cầm quyền đương thời đã đòi NGUYỄN VĂN VĨNH phải chấp nhận 3 điều kiện sau :
+  Chấm dứt việc đả phá Triều đình Huế và quan Thượng thư PHẠM QUỲNH;
+  Đồng ý vào Huế làm Thượng thư;
    +  Dừng toàn bộ việc viết báo.

     Nếu không chấp nhận các điều kiện trên, sẽ bị đòi nợ bằng hình thức xiết nợ (bắt buộc phải trả mặc dù khế ước vay là 20 năm) do ông đã vay một khoản tiền lớn của Ngân hàng Đông Dương dùng để mở Trung tâm sách Âu Tây tư tưởng. Chính quyền đổi ba điều kiện tệ hại hơn (1935) và bắt buộc phải chọn một điều kiện, đó là :
+  Chấm dứt toàn bộ việc viết!
+  Chấp nhận đi tù (dù chỉ một ngày)!
+  Sang Lào tìm vàng để trả nợ!

    NGUYỄN VĂN VĨNH đã quyết định đi tìm vàng để trả nợ (3/1936) và sang Pôn (Lào) với A. CLIMENTTE – một người Pháp, có vợ Việt Nam, có đồn điền tại tỉnh Hưng Yên và cũng đang ngập nợ vì làm ăn thua lỗ.
Ngày 1/5/1936, người ta tìm thấy NGUYỄN VĂN VĨNH một mình trên con thuyền độc mộc, một tay vẫn cầm bút và tay kia cầm quyển sổ, trôi giữa dòng SêBăngHiêng (một nhánh của sông XêPôn). Người dân địa phương đã đưa con thuyền cập vào chân cầu SêPôn để chuyển lên trạm y tế cứu chữa, nhưng đã quá muộn. (theo Wikipedia.org)

GHI CHÚ :
◊  Nguồn:  Tạp chí điện tử Cuộc sống An toàn – cuocsongantoan.vn.
◊  Các chữ nghiêng, chữ màu, chữ in, các chú thích và hình ảnh sêpia hóa do Ban Tu Thư – thanhdiavietnamhoc.com thiết lập.

(Visited 40 times, 1 visits today)