GS. TRẦN ĐỨC THẢO

GS. TRẦN ĐỨC THẢO

Tiểu sử

    TRẦN ĐỨC THẢO (26/9/1917, Thái Bình, Song Tháp, Châu Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh – 24/4/1993) là một Nhà nghiên cứu triết học người Việt. Ông là học sinh xuất sắc của Trường trung học Pháp Albert Sarraut (Hà Nội), đỗ tú tài Pháp (1935), nhận học bổng của Phủ toàn quyền Đông Dương sang Paris (Pháp) vào học Trường École normale supérieure (1939). Ông đậu thủ khoa Thạc sĩ triết học tại Pháp (1942 – 26 tuổi), là người Việt Nam đầu tiên đậu thạc sĩ triết học.

    Ông là giáo sư triết học (1955) và là Phó Giám đốc Trường Đại học Sư phạm Văn khoa, Chủ nhiệm Khoa Lịch sửTrường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội).

    Năm 1957-1958, ông bị kết án dính líu đến Phong trào Nhân văn Giai phẩm khi công bố 2 bài báo có bàn đến một số vấn đề về tự do, dân chủ, nên bị cách chức, bị cấm giảng dạy, và phải bán dần những bộ từ điển, dịch thuật lặt vặt để sống.

    Kể từ năm 1960, ông CÙ HUY CHỬ, thành viên Tổ thư ký của Thủ tướng PHẠM VĂN ĐỒNG lúc đó, đã lưu trữ và đánh máy lại các trang bản thảo viết tay của TRẦN ĐỨC THẢO.

    Năm 1985, sau khi đi Cộng hòa dân chủ (CHDC) Đức để vừa chữa bệnh, vừa làm việc với Viện hàn lâm khoa học của CHDC Đức, ông có sang làm việc với Viện hàn lâm khoa học Liên Xô. Năm 1991, ông sang Pháp chữa bệnh kết hợp với “nghiên cứu khoa học, do Ban bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cử đi” – theo TS. CÙ HUY CHỬ, và mất tại Paris (1993). Di hài của ông được Nhà nước đưa về an táng tại Khu A Nghĩa trang Văn ĐiểnHà Nội.

     Năm 2000, ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học xã hội.

Tác phẩm

… đang cập nhật …

Đánh giá

Khen ngợi

    “ Việt Nam bản thân mình và các đồng nghiệp khác cũng chỉ là những người nghiên cứu và giảng dạy triết học, người duy nhất được coi là nhà triết học, chỉ có TRẦN ĐỨC THẢO mà thôi.” (Giáo sư TRẦN VĂN GIÀU).9

     “Đó là một trong những người Việt hiếm hoi được học hành đến nơi đến chốn về triết học và cho thấy người Việt mình cũng có thể tiếp cận rất gần với triết học thế giới. Đi cụ thể vào tư tưởng, thành tựu của TRẦN ĐỨC THẢO thì khác. Có lẽ do bối cảnh đặc thù, không có điều kiện tiếp thu với bên ngoài cộng hưởng nhiều yếu tố dị biệt của thời cuộc đã khiến cho TRẦN ĐỨC THẢO không còn thấy những chân trời của cụ. Cụ không còn mở cửa đối thoại mà tự giao cho mình trách nhiệm phòng vệ: bảo vệ cái có sẵn, cái gì xa lạ là bác bỏ thay vì tiếp thu cái mới để có thể phê phán hay không đồng ý nhưng sẽ phát triển. Mà điều này không đúng với tinh thần của một triết gia. Triết gia là phải tranh luận để tiếp tục, để mở thêm những chân trời chứ không phải để khép lại các chân trời. Không ai dám phủ nhận chất lượng triết học của bản thân TRẦN ĐỨC THẢO, nhưng đáng tiếc, có thể nói TRẦN ĐỨC THẢO là tù nhân của bản thân.” (BÙI VĂN NAM SƠN)10

Chỉ trích

    “Sở dĩ có những lệch lạc ở một số sinh viên Khoa Văn và Khoa Sử là vì họ đã chịu cái ảnh hưởng tàn khốc của TRƯƠNG TỬUTRẦN ĐỨC THẢO … Nhà trường đòi hỏi các cán bộ giảng dạy trước khi lên lớp phải soạn giáo trình và giáo án; nhưng TỬU và THẢO thì không chịu viết giáo trình, lấy cớ là môn mình phụ trách khó quá chưa thể cho in thành tài liệu được. Sự thực là họ sợ mực đen giấy trắng dễ biểu lộ những tư tưởng phản động của họ. Họ thường tay không lên lớp rồi nói lung tung, không theo một phương pháp sư phạm nào. Vì không có giáo án nên đã có lần TRƯƠNG TỬU không chuẩn bị, phải nhai lại một bài đã giảng kỳ trước, làm cho sinh viên hết sức công phẫn…

    … Nhưng TRƯƠNG TỬUTRẦN ĐỨC THẢO thì ngược lại, chỉ âm mưu dùng cái diễn đàn của trường đại học để đả kích chế độ, đả kích Đảng và xuyên tạc chân lý. Thí dụ: TỬU đã say sưa giảng về VŨ TRỌNG PHỤNG để chứng minh rằng VŨ TRỌNG PHỤNG sáng suốt hơn Đảng. Còn THẢO thì trong hai năm dạy lịch sử tư tưởng chỉ cố ý dừng lại ở HÊ-GHEN, không hề giảng đến MÁC, THẢO luôn luôn dùng cái “hạt nhân duy lý” để xóa nhòa ranh giới giữa duy vật và duy tâm, xóa nhòa ranh giới giữa ta và địch. Quả là TỬU THẢO đã dụng tâm làm tan rã lòng tin tưởng của sinh viên vào Đảng, vào chế độ.” (NGUYỄN LÂN)

GHI CHÚ:
◊  Nguồn:  Bách khoa Toàn thư mởwikipedia.org, Journal of Open commons Phenomenology.
◊  Chữ nghiêng, chữ màu, chữ in và hình ảnh sêpia do Ban Tu Thư – thanhdiavietnamhoc.com thiết lâp.

 

(Visited 208 times, 1 visits today)