Vào buổi bình minh của những năm đầu thế kỷ XX – ảnh là phương tiện quý giá để truyền bá những quan điểm về tư tưởng chính trị và phản ánh nhiều mặt về đời sống văn hóa xã hội của loài người cư trú tại nhiều Quốc gia trên thế giới, trong đó có những nước nghèo như: Ấn Độ, Phi Châu… khu vực xứ sở là Đông Dương, mà Việt Nam là trung tâm.
Trong giai đoạn lịch sử ấy, tại Việt Nam giới thực dân Pháp đã sớm phát hành bưu ảnh về Đông Dương. Họ đã sản xuất một khối lượng bưu ảnh lớn nhất so với nhiều nước trên thế giới đặc biệt phản ánh đề tài lịch sử, văn minh, văn hóa, phong tục tập quán… qua kỹ thuật nhiếp ảnh của phương Tây.
Nói đến lịch sử nhiếp ảnh không thể không nói đến Albert Kahn (1860 – 1940), người đầu tiên đã sử dụng đến những tấm kính autochrome để ghi lại hình ảnh. Albert Kahn đã thành lập tổ chức “Hồ sơ hành tinh” từ năm 1910 đến 1931, sử dụng cả nhiếp ảnh như một nhiệm vụ ghi lại những vóc dáng, đất đai, phong cảnh bầu trời và cả phong tục, tập quán cuộc sống hằng ngày của người dân của mọi miền đất nước xa xôi trên thế giới. Một trong những người tự nguyện tham gia vào tổ chức này là Léo Bysy đã đến Bắc Kỳ từ năm 1951 đến 1920 và đem về cho “Hồ sơ hành tinh” 17 ngàn tấm ảnh về cảnh người Việt Nam với chất lượng nghệ thuật cao và một thị hiếu thẩm mỹ đáng khâm phục. Những bức ảnh đó là nguồn tư liệu hiếm hoi và quý báu về dân tộc học mà chúng ta còn được nhìn lại.
Ở Việt Nam, người đi đầu trong nghề nhiếp ảnh là ông Đặng Huy Trứ (1822 – 1874), đã mở ra hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường ở Hà Nội, đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển nhiếp ảnh ở Việt Nam.
Tập ảnh “Hà Nội xưa” (cuốn 2) được xuất bản nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, phần nào chuyên chở những tư liệu bằng hình ảnh quý giá mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc.
Tạp chí Xưa & Nay
Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn
Chủ biên
PGS TS Sử học NGUYỄN MẠNH HÙNG
Trân trọng giới thiệu.
Mời xem thêm: Sài Gòn – HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG
VIỆT NAM XƯA – Xuân Giáp Ngọ
VIỆT NAM XƯA – Tập 2
HÀ NỘI XƯA – Tập 1