Hiểu biết về Việt Nam – LỜI MỞ ĐẦU

Hiểu biết về Việt Nam – LỜI MỞ ĐẦU

PIERRE HUARD1
Connaissance du Vietnam
École Française d’Extrême Orient2

      Cuộc sống của động vật – đơn giản là sự thích nghi trực tiếp và dứt khoát với môi trường mà nó rời đi khi nhận thấy nó lúc tiên khởi. Ở con người – “bản thể độc nhất này” – thực sự đã thích nghi với môi trường, nhưng còn có sự nổi dậy – nghĩa là sự phát minh ra các phương tiện vật chất và những quan niệm lý trí về mục đích nhằm đảm bảo sự trường tồn của các nhóm người và ngăn cản thiên nhiên thù địch loại bỏ họ. Do đó, văn minh và văn hóa đã được sản sinh.

      Văn minh đại diện cho toàn bộ các phương tiện, phát minh và khám phá, qua đó một dân tộc tổ chức cuộc sống qua vẻ ngoài của nó. Đối với văn hóa, nó vốn là một lối sống nhất định và tô điểm cho thời gian nhàn hạ, được gắn kết với toàn thể các sáng tạo độc lập của các yếu tố sinh học thuần túy mà qua đó một nhóm dân tộc đã tìm cách thể hiện khuynh hướng nội tâm, nhu cầu tinh thần và sở kiến vũ trụ.

      Mỗi nền văn minh có công thức nhân khẩu học, cách sống và chết, lối sống và trình độ văn hóa cụ thể của nó. Phẩm giá và trí thông minh của con người không được đo lường qua mức sống ngày càng cao; và một trình độ văn minh cao độ có thể trùng khớp với một trình độ văn hóa thấp. Trong trường hợp, có sự hạ thấp và suy thoái kiến ​​thức nhằm mục đích phổ biến nó cho quần chúng. Mức độ văn hóa cao không thừa nhận sự dung tục; nó nâng con người lên trên bản thân họ để càng có nhiều người có thể tiếp cận nhiều niềm vui của trí tuệ thì càng tốt. Nó có thể có một nền tảng tiện nghi vật chất rất thấp với khuynh hướng khổ hạnh. Đó là trường hợp của Việt Nam và đặc biệt là khu vực nông thôn phía Bắc, vốn nghèo và quá đông dân số. Như P. Gourou đã chỉ ra “mặc dù khổ sở, họ không sống trong xấu xí, bất chấp việc điên cuồng tìm kiếm lợi nhuận khiêm tốn nhất và chấp nhận hạ mình nhận việc với mức lương thấp, họ đã hình thành một nền văn minh cân bằng và hợp lý mà nhiều quốc gia phát triển hơn đã thiếu” và một nền văn hóa lấy cảm hứng từ Trung Quốc đã có thể sánh vai với tất cả các nền văn hóa cổ điển lớn khác.

      Do đó, văn hóa và văn minh Việt Nam đã tạo thành một thế giới quy ước mà người Việt Nam vừa là người sáng tạo, vừa là người sản sinh ra. Gắn kết với con người, nền văn hoá và văn minh đó được lồng vào thời gian của lịch sử, và đối với người dân trong nước cũng như đối với người nước ngoài, đã trở thành “thế giới chung cho tất cả mọi người” – Aristotle đã nói, khuôn khổ áp đặt cho các hoạt động khác nhau được thực hiện trong nước Việt Nam và mọi người đều phải hội nhập. Nếu sự hòa nhập này không hoàn chỉnh thì sẽ có sự mất cân bằng giữa cá nhân và “thế giới chung” đó và không thể loại trừ các nguồn gốc của xung đột.

      Phổ biến những sự kiện cốt yếu của nền văn minh và văn hóa Việt Nam mà việc học về những điều đó đã trở thành bắt buộc trong tất cả các trường đào tạo cấp 1 và cấp 2 Pháp-Việt, là để giúp hiểu biết một phần của “thế giới chung” này. Những nỗ lực đã được thực hiện theo hướng này và chúng ta nợ ông Nguyễn Văn Huyên một trong những điều tốt nhất.

      Chúng tôi không có ý định giới thiệu công việc của ông ấy. Trong khi chờ đợi các học giả Việt Nam soạn thảo cuốn Từ điển Bách khoa Việt Nam ngày càng thiết yếu hơn, mục tiêu của chúng tôi chỉ đơn giản là cung cấp một công cụ làm việc cho tất cả những ai tò mò muốn biết nước Việt Nam cổ truyền đã sống như thế nào.

     Chúng tôi rất coi trọng những hình ảnh biểu tượng. Những tác phẩm tuyệt vời của Henri-J. Oger (1908) và J.G. Besson (1938) đã giúp ích phần nào ít ỏi cho chúng tôi. Chúng tôi đã trích vẽ một số lượng lớn các hình minh họa từ tác phẩm lưu lại của cố học giả Georges Dumontier (1850-1904), hoặc từ hồ sơ bệnh lý của Ed. Nordemann (1850-1914), hay từ tài liệu học tiếng Việt của Tissot. Những hình vẽ thẳn thắn của họ đã được vẽ một cách tinh tường và đượm nét đặc trưng của Việt Nam.

      Công việc của chúng tôi cố ý dừng lại vào đầu thế kỷ 20 – thời điểm mà tất cả các nền văn hóa Viễn Đông trong đó có nền văn minh Việt Nam đã bị văn minh phương Tây lấn át. Vào thời điểm đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn là kinh tế nông thôn đã trải qua một nghìn đến hai nghìn năm và từng bước đã vượt qua thời kỳ đồ đá mới và bước vào chu kỳ khép kín ở giai đoạn tiền công nghiệp. Sự tiến bộ của xe tải được thay thế để chở hàng, hàng ngoại nhập thay cho sản phẩm địa phương mà nhà sản xuất đều được biết đến – bối cảnh đó đã công phá nghiêm trọng sự ổn định của các điểm dân cư nông thôn – ở Việt Nam cũng như ở Châu Âu – mà hầu như chỉ tồn tại một phong cách sống cùng các kỹ thuật của thời tiền sử xa thẳm (Varagnac).

      Dưới sự phục hồi rõ ràng của hình thái bên ngoài, những phần quan trọng của văn hóa truyền thống chỉ đơn giản là bị kìm nén, với ít nhiều chấn thương mạnh bạo. Sức quyến rũ của một bầu không khí lệ thuộc thế tục – biểu hiện trong một bối cảnh của một chính quyền “cha và mẹ” của nhân dân – đã bị phá vỡ và “tâm hồnViệt Nam đã trải qua một biến động sâu sắc. Cuộc cách mạng và nội chiến đã tác động ở một quy mô lớn. Chúng tôi không chú tâm đối phó với biến động này ở đây mà chỉ cần tự hỏi rằng: Phải chăng nhờ những trải nghiệm khắc nghiệt này, nền văn hóa Việt Nam – như văn hóa phương Tây đã làm từ lâu – có thể biện minh được bằng thực tế hay không?

      Nền văn hoá ấy có nhận ra rằng một trong những chức năng của con người là tính linh hoạt sáng tạo không ngừng những giá trị văn hóa mới bằng cách thích ứng với hoàn cảnh trong mọi lĩnh vực: khoa học, tình cảm, thẩm mỹ, tôn giáo và kỹ thuật?

      Điều này có thể xảy ra, bởi vì nhiều trí thức Việt Nam đã có đủ sự tự phê phán để thâm nhập một cách khách quan vào truyền thống của họ và biến nó thành đối tượng nghiên cứu và thế nên đã giữ được sự độc lập khỏi chính mình những truyền thống ấy.

     Việc sử dụng các phương pháp khoa học không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn tôn giáo và sự linh thiêng; một sự chối từ đã được chứng minh là nguy hiểm. Lý trí không tạo ra được các chủ đề cho riêng nó mà đã tiếp nhận chúng từ thần thoại với một phương thức nhận thức cảm xúc cùng với một tri thức lý tính được bổ sung. Vì vậy, các bậc trí thức ưu tú Việt Nam hiện nay phải khẳng định tất cả các yếu tố của nền văn hóa của mình, “không chống lại văn hóa phương Tây, mà chấp nhận và thực sự đồng hóa nó, sử dụng nó như thức ăn và không biến nó thành gánh nặng mà trở thành những bậc thầy của nó và không sống ở rìa của nó, giống như người tra cứu văn bản và người đọc sách vỡ”(Rabindranath Tagore). Họ cũng nhận biết tầm quan trọng của khoa học và công nghệ trong hành vi của con người đương đại.

      Từ quan điểm này, các kỹ năng lâu đời hàng thế kỷ của Việt Nam đang ở trong những điều kiện hiện nay rất thuận lợi để mang lại cho những yếu tố – đã bị nền văn minh đương đại bỏ qua – tầm quan trọng mà chúng đáng có. Song, kỹ thuật máy móc và nền văn minh đương đại không trung lập. Tùy vào việc sử dụng chúng, chúng có thể giải phóng tâm trí con người ra khỏi những ràng buộc quá chặt chẽ với đời sống vật chất cũng như có thể làm mất nhân tính của con người.

     Mối quan tâm thường xuyên mà nền văn hóa Việt Nam đã biểu lộ qua nhiều thế kỷ mà không để đồng hóa bất kỳ yếu tố ngoại lai nào (Ấn Độ giáo, Trung Quốc, Chăm hay người phương Tây) và không cố gắng áp đặt dấu ấn cá nhân của mình lên nó. Đó là một đảm bảo rằng nền văn hoá đó có đủ sự gắn kết để chống lại các áp lực từ bên ngoài và tiếp tục thể hiện mối quan hệ đặc biệt đã được thiết lập giữa ba sức mạnh của tự nhiên (tam tài): Trời, Đất Con người.

Thư Mục

+  H. OGER. Giới thiệu chung về Nghiên cứu kỹ thuật của người An Nam – Tiểu luận về đời sống vật chất, nghệ thuật và các ngành công nghiệp của người An Nam (Introduction générale à l’étude de la technique du peuple annamite, essai sur la vie maté-rielle, les arts et industries du peuple d’Annam), Paris, Geuthner, 1908.

+  ED. NORDEMANN. Chrestomathie annamite, Hà Nội, 1904.
+  JULES-G. BESSON. Chuyên khảo về Đông Dương (Monographie destinée de l’Indochine: Tonkin, Annam, Cochinchine), Paris, Geuthner, 1938.
+  H. TISSOT. Giáo trình cao cấp về An Nam (Cours supérieur d’annamite), Hà Nội, 1910.

+  NGUYỄN VĂN HUYÊN. Văn minh An Nam (La civilisation annamite), Hà Nội, 1943.
+  A. VARAGNAC. Nền văn minh truyền thống và lối sống (Civilisation traditionnelle et genre de vie), Paris, 1948.

CHÚ GIẢI :

1:  PIERRE HUARD (16/10/1901, Bastia-Corse – 28/4/1983, Paris) là một giáo sư, bác sĩ người Pháp. Ông học trung học và tốt nghiêp tú tài tại Monpellier, Nantes. Sau đó, ông học ngành sử học và theo lời khuyên của cha, ông đã học ngành y ở Trường École de santé navale (Brest, Bordeaux). Sau khi tốt nghiệp bác sĩ, với đầu óc thích phiêu lưu, ông đã đến và phục vụ tại các nước thuộc địa ở Phi Châu của Pháp (Syrie, Liban, Senegal, …) với nhiệm vụ là một bác sĩ giải phẫu. Sau 2 năm ở Phi châuTrung Đông, ông trở về Marseille, Pháp làm giảng viên, rồi trở thành giáo sư.

     Ông được điều động sang Đông Dương (năm 1933) và đã gắn bó với Việt Nam trong suốt 20 năm. Ông thường nói với sinh viên Trường Y Hà Nội rằng Việt Nam là quê hương thứ hai của ông. Ông là Trưởng khu giải phẫu Bệnh viện Đồn Thủy (Lanessan – được xây dựng vào năm 1893 để khám và chữa bệnh cho quân lính và công chức người Pháp. Ngày nay là Bệnh viện Quân y 108). Ông tham gia giảng dạy môn Cơ thể học tại Trường Đại học Y Hà Nội và là người đầu tiên sắp xếp hồ sơ bệnh lý trong bệnh viện để sinh viên thực hành và dễ dàng tìm tài liệu nhằm viết luận văn (theo GS. Nguyễn Tấn Gi Trọng). Ông là người thành lập Ngạch nội trú cho các bệnh viện (Internat des Hôpitaux) và là Trưởng khu lâm sàng (Chef de Clinique) ở Hà Nội. Ông là Hiệu trưởng người Pháp cuối cùng (1947–1954, 8 năm) của Trường Đại học Y Dược Hà Nội. Sau khi Hiệp đinh Genève được ký kết, ông vào Sài Gòn (5/1955) và trở về Pháp giảng dạy – là Chủ nhiệm Bộ môn Cơ thể học, Giải phẫu học người ở Rennes (1955–1963), Paris (1967-1973), là Hiệu trưởng Trường Đại học Abidjan, Trường École pratique des Hautes études (1966-1973), là giám đốc Viện Unité de formation et de recherche biomédicale des Saints-Pères của Trường Đại học René Descartes, Paris (1970-1979), là Chủ tịch Hiệp hội Société française d’histoire de la médecine“. Ông còn là Hội viên của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp và Viện Cơ thể học. Ông đã viết rất nhiều sách về đất nước và con người Việt Nam.

     Sau khi nghỉ hưu, ông làm việc tại Bệnh viện Cochin và tiếp tục nghiên cứu, viết sách, hướng dẫn sinh viên tốt nghiệp. Ông đã mất (ngày 28/4/1983) do tai nạn giao thông. Ông là một tấm gương – cuộc đời và sự nghiệp – cho các thầy thuốc Việt Nam.

2Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp (École française d’Extrême-Orient – EFEO) là một tổ chức khoa học, văn hóa và nghề nghiệp công lập của Pháp – chuyên nghiên cứu về các nền văn minh của Châu Á. EFEO là một phần của Mạng lưới các trường Pháp ở nước ngoài.

     EFEO được thành lập vào ngày 15/12/1898 tại Sài Gòn bởi Paul Doumer với tên gọi “Phái đoàn khảo cổ thường trực ở Đông Dương”. EFEO – có tên từ năm 1931 – đã trở thành một cơ sở dân sự trực thuộc Bộ Nghiên cứu Pháp (theo theo Sắc lệnh của Tổng thống Paul Doumerngày 20/1/1900) với nhiệm vụ nghiên cứu ở cấp cao và đào tạo các nhà khoa học xã hội và nhân sự để phục vụ cho các tiểu lục địa Ấn Độ, Đông Nam Á, Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, …). Các công trình nghiên cứu của Trường luôn được liên kết lịch sử với khảo cổ học, lịch sử với ngôn ngữ họcChâu Á và về sau được mở rộng ra lĩnh vực dân tộc học.
MỜI XEM CHI TIẾT:  Pierre Huard

3MAURICE DURAND (2/8/1914, Hà Nội – 2/5/1966, Paris) là một nhà ngôn ngữ học người Pháp lai Việt, sinh ra tại Hà Nội.

     Quê cha của ông ở Provence và của mẹ là ở Kiến An. Ông sinh ra ở Hà Nội và học ở Pháp và kết hôn với Sylvie Durand – một nghệ sĩ vĩ cầm người Bỉ. Trong Thế chiến thứ II, ông là một sĩ quan ở CameroonChad. Ông trở lại Việt Nam (năm 1946) để giảng dạy và sau đó làm Giám đốc Trường Viễn đông Bác cổ Pháp (École française d’Extrême-Orient). Khi trở về Pháp, ông dạy tiếng Việt tại Trường École pratique des Hautes Études.

    Di sản – của ông và cả của cha ông – để lại bao gồm các Bộ sưu tập ấn phẩm, bản chuyển ngữ, ảnh chụp, những ghi chú nghiên cứu vi phim – thuộc Trường Đại học Yale – nơi chúng hiện được gìn giữ trong 121 hộp tại Thư viện Tưởng niệm Sterling (Sterling Memorial Library) của nhà trường.
MỜI XEM CHI TIẾT:  Maurice Durand

GHI CHÚ :
◊  Nguồn: Connaissance du Viet Nam – PIERRE HUARD, Uỷ viên danh dự Trường Viễn đông Bác cổ Pháp & MAURICE DURAND, Uỷ viên Trường Viễn đông Bác cổ Pháp (École Francaise d’Extrême Orient), NXB Khoa học Hà Nội, 1993. Người dịch: ĐỖ TRỌNG QUANG.
◊ 
Các chữ nghiêng, chữ in, chữ đậm. chú giải hình ảnh minh hoạ do BAN TU THƯ vietnamhoc.net thiết lập.

MỜI XEM THÊM :
◊  Connaisance du Viet Nam – Original version – fr.VersiGoo
◊  Connaisance du Viet Nam – Vietnamese version – vi.VersiGoo
◊  Connaisance du Viet Nam – All VersiGoo (Japanese, Russian, Rumanian, Spanish, Korean, …

BAN TU THƯ
5 /2022

(Visited 242 times, 1 visits today)