Hội thảo Quốc tế VIỆT NAM HỌC lần 4 /2019 – 4 lĩnh vực nghiên cứu đặc sắc

Hội thảo Quốc tế VIỆT NAM HỌC lần 4 /2019 – 4 lĩnh vực nghiên cứu đặc sắc

118 Đề tài mới nghiên cứu về Việt Nam học

       Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học lần 4 /2019 với chủ đề Những vấn để giảng dạy tiếng Việt và nghiên cứu Việt Nam trong thế giới ngày nay do Khoa Việt Nam học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã được tổ chức trong hai ngày 26 và 27 tháng 7 năm 2019.

      Đã có gần 200 nghiên cứu mới nhất của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố tại Hội thảo “Những vấn đề giảng dạy Tiếng Việt và nghiên cứu Việt Nam trong thế giới ngày nay” do Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM Đại học quốc gia TPHCM tổ chức ngày 26/7 tại TPHCM. Những nghiên cứu đã tập trung vào chủ đề và đã nêu ra những khía cạnh khá phong phú như:

◊  Nghiên cứu về Việt Nam qua kho sách Nhật Bản hiện lưu trữ tại Hà Nội;
◊  Vai trò của các nhà truyền giáo phương tây đối với văn xuôi tự sự Việt Nam;
◊  Vai trò của Việt Nam trong cấu trúc khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương dưới góc độ thực tiễn lịch sử;
◊  Vài nét về tục ngữ mới;
◊  Cách tiếp cận hỗn hợp trong nghiên cứu Việt Nam;
◊  Cái nhìn của học giả quốc tế về tính lưỡng vị của nữ giới Việt Nam;
◊  Triển vọng nghiên cứu Việt Nam học;
◊  Các vấn đề lắt léo của Tiếng Việt;
◊  Thành tựu nghiên cứu và giới thiệu văn học Việt Nam của các học giả Hàn Quốc;
◊  Đặc điểm ngữ nghĩangữ dụng của từ ngữ kiêng kị trong tiếng Việt;
◊  Văn hóa biển: một số hướng tiếp cận ở Việt Nam và các vấn đề đặt ra;

      Việt Nam học đã và đang trở thành mối quan tâm sâu sắc của nhiều nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Điều đó đã được thể hiện qua các nghiên cứu mới nhất về Việt Nam học mà các nhà khoa học nước ngoài và Việt Nam tham dự Hội thảo đã nêu ra. Các nhà nghiên cứu Việt Nam học quốc tế đến từ các quốc gia có ngành Việt Nam học rất phát triển như Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, …và các nhà nghiên cứu Việt Nam đến từ các trường đại học, các viện nghiên cứu nổi tiếng ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẳng và nhiều tỉnh thành khác …

4 Lĩnh vực Việt Nam học đặc sắc được quan tâm

       Các nghiên cứu của các nhà Việt Nam học trong và ngoài nước tham dự Hội thảo đã tập trung vào bốn lĩnh vực sau:

◊  Việt Nam học quốc tế

◊  Việt ngữ họcPhương pháp giảng dạy tiếng Việt

◊  Văn hóa – Văn học Việt Nam

◊  Lịch sử Xã hội Việt Nam.

      Ban Tổ chức Hội thảo đã phát hành hai tập Kỷ yếu với gần 1400 trang và được chia ra thành hai tập: Tập 1 bao gồm các vấn đề Việt Nam học quốc tế, Việt ngữ họcPhương pháp giảng dạy tiếng Việt; Tập 2 bao gồm các vấn đề Văn hóa – Văn học Việt Nam, Lịch sử – Xã hội Việt Nam.

BAN TU THƯ
08/2019

(Visited 48 times, 1 visits today)