Hội thảo quốc tế VIỆT NAM HỌC lần thứ 6, 2021 – Phần 2

Hội thảo quốc tế VIỆT NAM HỌC lần thứ 6, 2021 – Phần 2

Các nội dung đề tài tập trung hội thảo

       Các nội dung đề tài tập trung hội thảo theo 10 Tiểu ban như sau :

1. Các vấn đề khu vực và quốc tế

Về tình hình khu vực và quốc tế

+  Tình hình, cục diện chính trị, an ninh thế giới và khu vực Đông Bắc Á, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương: hiện trạng và triển vọng;
+  Cạnh tranh giữa các nước lớn, đặc biệt là cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung: thực trạng, dự báo và tác động;
+  Các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đối với khu vực và thế giới;
+  Vấn đề quản trị khu vực và toàn cầu, vai trò của các tổ chức khu vực và quốc tế trong bối cảnh mới.

Về quan hệ đối ngoại của Việt Nam

+  Đường lối, chiến lược, chính sách đối ngoại của Việt Nam: thành tựu, cơ hội, thách thức và giải pháp;
Việt Nam và ASEAN;
+  Quan hệ Việt Nam với các nước lớn;
Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng;
Việt Nam trong vai trò quản trị khu vực và toàn cầu.
+  Tình hình nghiên cứu quốc tế của các học giả Việt Nam và nghiên cứu về đối ngoại của Việt Nam đối với học giả quốc tế hiện nay.

2. Tư tưởng, chính trị

Tư tưởng Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại

+  Nội dung, bản chất, đặc trưng của tư tưởng Việt Nam truyền thống;
+  Mối quan hệ giữa các hệ tư tưởng và tôn giáo ở Việt Nam trong lịch sử;
+  Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo truyền thống đối với văn hoá, con người Việt Nam hiện nay;
+  Các trào lưu tư tưởng thế giới có ảnh hưởng đến Việt Nam;
+  Vấn đề nghiên cứu tư tưởng Việt Nam trên thế giới hiện nay.

Chính trị Việt Nam từ Đổi mới đến nay

+  Sự vận dụng Chủ nghĩa Mác – LêninViệt Nam trong quá trình đổi mới;
+  Các mối quan hệ lớn trong quá trình đổi mới;
+  Vấn đề Đảng cầm quyền ở Việt Nam;
+  Vai trò của Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân;
+  Các vấn đề về quản lý xã hội, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, đảm bảo đồng thuận và đoàn kết xã hội.

3. Dân tộc, Tôn giáo

Dân tộc

+  Các vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững các tộc người và thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc;
+  Thực hiện chính sách dân tộc và phát triển bền vững các tộc người;
+  Vai trò của các tộc người ở trong nước và cộng đồng Việt kiều ở nước ngoài trong quá trình xây dựng cộng đồng quốc gia – dân tộc Việt Nam;
+  Giá trị văn hóa của các tộc người và xây dựng nền văn hóa quốc gia Việt Nam thống nhất trong đa dạng hiện nay;
+  Chuyển đổi sinh kế, xã hội, văn hóa, môi trường, v.v. và phát triển bền vững các tộc người hiện nay;
+  Các vấn đề mới về cộng đồng dân tộc – tôn giáo (tôn giáo – dân tộc) ở trong nước, liên biên giới, xuyên quốc gia ở Việt Nam hiện nay.

Tôn giáo

+  Tôn giáo và biến đổi tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh mới;
+  Tôn giáo với các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường ở nước ta hiện nay;
+  Các tôn giáo nhóm nhỏ, các tôn giáo nội sinh và các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam hiện nay;
+  Tôn giáo truyền thống (tín ngưỡng) ở Việt Nam với đời sống đương đại: sự phục hồi, hiện trạng và những xu thế mới;
+  Quan hệ giữa nhà nước với tôn giáo ở Việt Nam trong lịch sử và hiện tại.

4. Giáo dục, Đào tạo và Phát triển con người Việt Nam

+  Thể chế, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, lấy chất lượng và hiệu quả đầu ra làm thước đo;
+  Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội;
+  Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý và quản trị nghiệp vụ chuyên môn trong giáo dục và đào tạo hướng đến cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục và đào tạo;
+  Chiến lược hợp tác và hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo để Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về giáo dục và đào tạo ở khu vực, bắt kịp với trình độ tiên tiến của thế giới, tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc tế;
+  Giáo dục và đào tạo nhằm khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc;
+  Giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ;
+  Phát triển toàn diện con người Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội;
+  Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khoẻ, năng lực, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc;
+  Phát triển tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước;
+  Chỉ số phát triển con người (HDI) và những vấn đề về HDI ở Việt Nam hiện nay;
+  Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người là nền tảng phát triển giáo dục và đào tạo và phát triển con người Việt Nam;
+  Nâng cao tầm vóc con người Việt Nam thông qua giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống và giáo dục thể chất;
+  Chính sách vượt trội để thu hút, trọng dụng nhân tài, chuyên gia cả trong và ngoài nước.

5. Kinh tế, Công nghệ và Môi trường

+  Hội nhập và đổi mới kinh tế ở Việt Nam thực hiện các đột phá chiến lược về kinh tế trong bối cảnh phát triển mới;
+  Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập và cạnh tranh toàn cầu;
+  Tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng;
+  Chuyển đổi kinh tế số và tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam;
+  Tận dụng các cơ hội của Cách mạng công nghiệp 4.0, đẩy mạnh vai trò của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo cho phát triển kinh tế – xã hội,
+  Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
+  Phát triển đô thị, phát triển kinh tế vùng, xây dựng nông thôn mới;
Việt Nam và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (EVFTA, CPTPP);
+  Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam;
+  Ứng phó với đại dịch COVID – 19, thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế trong bối cảnh bình thường mới;
+  Thực hiện phát triển bền vững kinh tế biển ở Việt Nam;
+  Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDGs) theo Chương trình nghị sự 2030.

6. Ngôn ngữ, Văn học

Ngôn ngữ

+  Ứng dụng các lý thuyết mới của ngôn ngữ học trên thế giới vào nghiên cứu tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc thiểu số;
Tiếng Việt dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, di dân và hội nhập quốc tế;
+  Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, tìm hiểu các đặc trưng văn hóa – tư duy dân tộc thể hiện qua ngôn ngữ;
+  Giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt gắn với chuẩn hóa tiếng Việt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng 4.0;
+  Bảo tồn và phát huy vai trò, bản sắc của các ngôn ngữ dân tộc thiểu số góp phần phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh mới;
+  Ngôn ngữ học ứng dụng, giảng dạy ngôn ngữ trong nhà trường, giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ… trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Văn học

+  Đóng góp của văn học Việt Nam (từ văn học dân gian đến văn học đương đại; văn học trong nước và văn học người Việt ở nước ngoài) đối với tiến trình đổi mới và hiện đại hoá đất nước;
+  Văn học dân tộc thiểu số: quá trình phát triển, đội ngũ, các khuynh hướng nổi bật; mối quan hệ quốc gia – dân tộc/ tộc người; bản sắc văn hoá, sự tương tác văn hoá và văn học, v.v.
+  Hội nhập quốc tế và bản sắc dân tộc trong văn học Việt Nam (tác động của toàn cầu hoá đến văn học; giao lưu văn hoá, văn học; vấn đề xây dựng cốt cách, tâm hồn mang ản sắc Việt Nam…);
+  Văn học dịch: quá trình phát triển; thị trường văn học dịch, giao lưu và quảng bá văn học; thực tiễn và chính sách; v.v.
+  Vận dụng các lý thuyết trường phái, phương pháp hiện đại vào nghiên cứu văn học Việt Nam (ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại);
+  Giảng dạy văn học trong thời đại 4.0.

7. Nhà nước và Pháp luật

+  Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Tổ chức, thực hiện và kiểm soát quyền lực nhà nước; Vai trò, chức năng của Nhà nước pháp quyền Việt Nam; tính phổ quát và tính đặc thù của Nhà nước pháp quyền Việt Nam;
+  Quản trị nhà nước ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững;
+  Mối quan hệ nhà nước – công dân và sự tham gia của người dân vào công việc của Nhà nước ở Việt Nam;
+  Quản lý xã hội trong các tình huống bất thường về xã hội, tự nhiên ở Việt Nam;
+  Pháp luật về hội nhập quốc tế và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập;
+  Vai trò của Việt Nam trong xây dựng và thực thi các cam kết quốc tế;
+  Pháp điển hóa pháp luật và sự du nhập pháp luật nước ngoài ở Việt Nam;
+  Pháp luật thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững;
+  Hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm;
+  Pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, tố tụng dân sự ở Việt Nam;
+  Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự ở Việt Nam;
+  Pháp luật về đầu tư, kinh doanh, thương mại ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững;
+  Pháp luật về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam;
+  Pháp luật lao động, an sinh xã hội Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển bền vững;
+  Các giải pháp pháp lý cho Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

8. Lịch sử, Hán Nôm, Khảo cổ

Lịch sử

+  Những vấn đề lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến trước Đổi mới trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn hóa-xã hội;
+  Những vấn đề lịch sử Việt Nam từ Đổi mới đến nay.

Hán Nôm

+  Những tiến triển mới trong nghiên cứu Hán Nôm;
+  Khai thác các kho tư liệu Hán Nôm ở nước ngoài, tư liệu Hán Nôm với nhân văn số;
Tư liệu Hán Nôm và văn hiến học cổ điển Đông Á;
Hán Nôm trong văn hoá Việt Nam đương đại và đóng góp của ngành Hán Nôm trong nghiên cứu lịch sử và văn hoá Việt Nam;

Khảo cổ

+  Những phát hiện mới về khảo cổ học tại Việt Nam.

9. Văn hóa

+  Các vấn đề lý luận chung về văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển: đường lối, chính sách văn hóa, các lý thuyết, cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển hiện nay;
+  Diện mạo văn hóa, xã hội, vùng miền, tộc người hiện nay: thực hành văn hóa gia đình, dòng họ, cộng đồng, lễ hội, tín ngưỡng, nghệ thuật, tri thức, v.v.
+  Tái cấu trúc văn hóa, biến đổi văn hóa, thích ứng văn hóa ở Việt Nam trước những sự thay đổi mạnh mẽ mà quá trình hội nhập và phát triển mang lại;
+  Vai trò của văn hóa trong hội nhập và phát triển bền vững, tiếp cận văn hóa không chỉ là mục tiêu, động lực, hệ điều tiết mà văn hóa còn là nguồn lực nội sinh quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển bền vững đất nước;
+  Công nghiệp văn hóa, sức mạnh mềm văn hóa ở Việt Nam;
+  Thực hành di sản văn hóa và vấn đề bảo vệ, phát huy di sản văn hóa trong bối cảnh hội nhập và phát triển ở Việt Nam hiện nay, mối tương quan giữa bảo vệ di sản và phát triển, giữa việc ghi danh di sản và các thách thức bảo vệ, phát huy, v.v.

10. Xã hội

+  Cơ cấu và phân tầng xã hội Việt Nam trong chuyển đổi kinh tế xã hội: Sự hình thành các tầng lớp xã hội; di động xã hội; bất bình đẳng và khác biệt xã hội;
+  Di cư và đô thị hóa: Các loại hình di cư; điều kiện, chất lượng sống, mối quan hệ xã hội, đóng góp kinh tế của người di cư; trẻ em trong các gia đình di cư; đô thị hóa và vùng ven đô;
+  Phát triển nông thôn: Biến đổi sinh kế, thay đổi văn hóa lối sống nông thôn, chuyển đổi sử dụng đất đai, xây dựng nông thôn mới;
+  Dân số và phát triển bền vững: Biến đổi cơ cấu dân số, mức sinh; tỷ số giới tính khi sinh; thích ứng với già hóa dân số; chính sách dân số thời hội nhập;
+  Gia đình và Giới trong chuyển đổi: hôn nhân và ly hôn trong xã hội hiện đại; biến đổi quan hệ gia đình, quan hệ giới; tính đa dạng của loại hình gia đình mới; gia đình dân tộc thiểu số; vai trò gia đình;
+  An sinh xã hội và công tác xã hội: nghèo ở nông thôn, đô thị, dân tộc thiểu số; các chủ thể an sinh; tiếp cận dịch vụ công; việc làm và sinh kế cho các nhóm yếu thế; các mô hình an sinh xã hội; đào tạo và thực hành công tác xã hội;
+  Quản lý xã hội trong quá trình phát triển và hội nhập: mô hình, phương thức, công cụ quản lý và các chiều cạnh xã hội liên quan; niềm tin xã hội.
+  Chăm sóc sức khỏe: chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tâm thần, bạo lực gia đình, tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, an toàn thực phẩm;
+  Những vấn đề xã hội trong chuyển đổi số: Tác động xã hội của chuyển đổi số và Cách mạng công nghiệp 4.0; chuyển đổi số trong các lĩnh vực lao động, việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe; Những vấn đề lý luận và thực tiễn của xã hội số.

MỜI XEM :
◊  Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 6, 2021 – Phần 1.

GHI CHÚ :
◊  Nguồn:  Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
◊  Chữ nghiêng, chữ đậm và hình ảnh do Ban Tu Thư – thanhdiavietnamhoc.com thiết lập.

BAN TU THƯ
07 /2021

(Visited 368 times, 1 visits today)