… tiếp theo Phần 2:
CHƯƠNG III
SỰ CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT VIỆT NAM
1. NHŨNG YẾU TỐ CHUYỂN BIẾN
- Khi Pháp bước vào “ổn định phát triển” thì các loại địa chủ, từ địa chủ phong kiến cũ từng có công tiếp tay cho Pháp đến địa chủ bản thân là Thực dân Pháp hay nhà chung cho đến địa chủ được ưu thế kinh tế, chính trị lao vào kinh doanh công, thương nghiệp đã có cơ hội phát trién hơn trước. Sự kiện này đã dẫn đến tình trạng bần cùng, phá sản của nông dân nghèo Việt Nam do những nguyên nhân hạn hán, bão lụt, mất mùa liên tiếp xảy ra, phái cầm cố ruộng đất với lãi suất quá cao không thể trả nổi phải bán đất…. lại thêm nạn đói liên miên và khủng khiếp đã tiếp tay cho thực dân và phong kiến nhanh chống đưa cảnh đói nghèo xuống cùng cực. Chính quyền Doumer cũng đã nhận thấy: “Gần các làng, các chợ, đường xá đông nghịt những người nghèo khổ, những kẻ ăn xin. Nhiều người bỏ nhà ra đi sau khi đã bán hết đồ đạc, xin ăn khắp nơi cho đến lúc hơi tàn kiệt lực, họ gục xuống chết ở một góc đường”.
Trong bức tranh xã hội của mình, Henri Oger cũng cho thấy những hình ảnh ăn xin kết thành đoàn lang thang trên đường hay những thất nghiệp thểu não qua bức ký họa “cu li tìm việc”. - Nền kinh tế tiểu nông, gắn liền với các nghề phụ bằng thủ công nghiệp, đã tồn tại dưới ách áp bức của bộ máy lý dịch làng xã luôn phải chịu vơ vét của bao sưu thuế, phu phen, tạp dịch…
Những tình trạng trên đã dẫn đến sự phân hoá không tránh khỏi tại nông thôn, giữa tá điền và địa chủ lồng vào nhau một mối mâu thuẫn chung giữa dân tộc và thực dân phong kiến vô cùng sâu sắc.
H. Oger cho những bản vẽ thể hiện nhiều yếu tố phân hoá giai cấp nói trên.
II. SỰ CHUYỂN BIẾN VÀ THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG
Ngày nay khi nói đến phương tiện thông tin đại chúng, người ta thường nhắc đến báo chí như là một phương tiện hàng đầu, tiếp đến truyền thanh, truyền hình… Do đó, tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam trước hết cũng là cách đóng góp vào lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp thông qua phương tiện thông tin đại chúng nói trên. Trong hoàn cảnh Việt Nam – lịch sử đấu tranh ấy cũng là cuộc đấu tranh dành quyền lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc trong giai đoanh hiện đại giữa những giai cấp đối đầu nhau.
Báo chí đã ra đời sớm từ các nước phương Tây và du nhập vào Việt Nam theo đoàn quân xâm lược vào nữa cuối thế kỷ 19. Tuy nhiên, tại Việt Nam – trước khi có báo chí bằng chữ quốc ngữ ấy – Việt Nam không phải là không có phương tiện thông tin truyền thông trong điều kiện phát triển xã hội của mình.
1. Phương tiện truyền thông cổ truyền Việt Nam
Henry Oger cho ta nhiều hình ảnh thể hiện loại hình thông tin này qua các dụng cụ bằng đá, gỗ, sừng, tre, thiếc… có thể đưa âm thanh đi xa như cái mõ của thằng Mõ.
Bên cạnh đó, loại hình nghệ thuật sân khấu cũng là phương tiệu phổ biến thông tin trong dân gian, mà H. Oger còn để lại.
2. Phương tiện thông tin hiện đại
H. Ogecr cho ta bản vẽ : “Sư tử hí cầu”. Đây là loại hình quảng cáo trên báo chí cho Công ty Meffre Cousins chủ nhà máy sợi cotong Hà nội (Filature de coton de Ha noi). Điều này cho thấy báo chí chữ La Tinh đã tham dự vào đời sống dân chúng Hà nội vào cuối thế kỷ.
III. SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ CHẾ ĐỘ GIÁO DỤC
Vào những năm cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp tự xem như đã đặt xong nền móng cai trị trên toàn cõi Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, xuất phát từ yêu cầu đào tạo một giai cấp quan lại mới, phong cách mới phù hợp với nền hành chính thuộc địa sau khi chiếm Nam kỳ (1867), Pháp đã loại dần chữ Hán bằng cách bãi bỏ các khoa thi chữ Hán. Chữ Hán chỉ còn được phép dạy ở các trường nông thôn và 48 năm sau (1915-1918), các vùng Bắc và Trung kỳ cũng bãi bỏ hẳn các khoa thi dùng chữ tượng hình này. Hình ảnh cậu bé học chữ Tây, đã mở đầu cho một đường lối giáo dục mới, đẩy lùi chữ Hán vào quá khứ. Nhà thơ Tú Xương vùng non Côi sông Vị đã từng than thở: “Thi tàn học cũng tuân theo”.
IV. SỰ CHUYỂN BIỂN VỀ NGHỆ THUẬT TRANH DÂN GIAN
1. Tranh dân gian
Trường Bắc cổ Viễn Đông năm 1954-1955 có mở một cuộc kiểm tra ở Hà nội và các vùng phụ cận, cho thấy tranh Tết đã giảm sút đến một phần sáu, mà chỉ riêng Hà nội không thôi con số đã đạt đến 300 ngàn với khoảng 200 kiểu khác nhau. Điều này chứng tỏ rằng thời tranh khắc gỗ của H.Oger xuất hiện thì con số tranh bình dân được nhân bản đến 800 ngàn bức. Qua 110 bản tranh gốc của H.Oger chúng ta có thể phân loại ra thành nhiều thể khác nhau.
Tuy nhiên chúng ta chỉ thấy một nhân vật Việt Nam duy nhất có trong bộ tư liệu tranh của H.Oger là bức Đinh Bộ Lĩnh cưỡi rồng. Tuy không có chú thích nào, nhưng nhìn nhân vật chúng ta có thể nhận diện được.
Trường Bắc cổ Viễn Đông có sưu tập được hai bức tranh về Đinh Tiên Hoàng . Một điều làm chúng ta suy nghĩ là tại sao hình nhân vật Lịch sử Vỉệt Nam tại quá ít trong đồ bản của H. Oger. Có thể vào khoảng 1908, các nhà làm tranh Việt Nam không khai thác mặt này vì bị cấm đoán hay tránh đi một đề tài gây hận thù với Trung Ọuốc mà phong trào Duy Tân đang muốn lợi dụng để chống Pháp. Tuy nhiên, H. Oger cho ta một số bức tranh đua ngựa, tranh vẽ bốn kèn của Pháp. Phải chăng đây là dấu hiệu cho thấy thị trường tranh đang cần để phục vụ cho Tây và số thày thông, thày ký vào đầu thế kỷ?!
2. Hình khắc gỗ của H. Oger
Nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước khi mới nhìn công trình của H.Oger đều nghĩ rằng đây là một bộ tranh dân gian. Thực chất tranh dân gian. Thực chất “Tranh dân gian Việt Nơm“ chỉ là một mảng lớn trong những mảng đề tài mà H.Oger đã thực hiện. Do đó chúng ta cần phân biệt hai lĩnh vực nói trên để tránh đưa ra những ý kiến hạn hẹp cố chấp. Tuy mượn phong cách tạo hình của tranh dân gian, những nghệ nhân thực hiện công trình của H.Oger đã hết sức ghi lại bằng đường nét sức sống động dứt khoát, chắc tay… vượt ra ngoài tính cách điệu trang trí hời hợt như những số tranh tượng cung đình, sơn mài hay điêu khắc.
Nhìn chung, H.Oger đã đóng góp cho những tư liệu quý báu bằng hình ảnh như những thước phim sống động có thể làm tư liệu cho bộ môn cử chỉ học mà ngày nay đã mất dần trong xã hội chúng ta. Đây là một cách nhìn hết sức mới mẻ trước sự chuyển biến quá nhanh chóng của thời đại để góp phần quan trọng trong việc bảo tồn ký ức xã hội.
3. Sự chuyển biến nghệ thuật
Cho đến khi H.Oger có mặt tại Hà nội vào những năm 1908-1909 thì tranh dân gian Việt Nam được H.Oger mô tả như loại tranh vẽ tô màu, sao chép lại những đề tài một cách máy máy móc không sáng tạo.
Khi cộng tác với H.Oger, các thợ vẽ phải chịu chi phối dưới góc độ kỹ thuật học, xã hội học, dân tộc học. Ở đây các hình khắc gỗ của H.Oger đã được thể hiện theo lối đơn tuyến bình đồ,. dàn ngang thuận mắt không theo luật phối cảnh phương Tây. Vật gì nhìn thấy xa, ở sâu hay ở sau đếu được đưa lên trên. Vật gì gần hay ở phía trước thì đưa xuống dưới.
KẾT LUẬN
- Đến nay, chưa biết còn có những tư liệu nào khác mà chúng ta chưa làm rõ nét thêm về Bộ tư liệu khắc gỗ độc đáo nói trên. Nhưng chúng ta có thể có một số ghi nhậu ban đầu. Việc thực hiện một khối lượng hình khắc gỗ đồ sộ theo phương pháp nghiên cứu độc chủng mà Henri Oger đã chỉ đạo và phối hợp với những nghệ nhân là một sự kiện hi hữu trong lịch sử Việt Nam. Lần đầu tiên một nhà Đông phương học trẻ tuổi đã đặt vấn đề nghiên cứu trên thực địa nền văn minh vật chất của người Việt Nam theo phương pháp nghiên cứu đặc chủng, một lĩnh vực còn rất xa lạ đối với những nhà nghiên cứu khoa học nhân văn thế giới vào cuối thế kỷ XIX. Đây là một phương pháp còn mới mẻ vào đầu thế kỷ chưa đucợ nhiều nhà khoa học phương Tây chú ý. H.Oger đã vượt lên trên phía trước và lập tức trở thành một mục tiêu đả kích của trường phái chức năng đang được chính quyền thực dân nuôi nấng và sai khiến. Lúc bấy giờ trường phái này – khi tìm hiểu văn hoá dân gian – họ đã mãi đeo duổi loại hình dân ca nghi lễ hay bám theo những sáng tác dân gian gắn với tôn giáo và tín ngưỡng nhằm phục vụ cho đường lối thống trị của kẻ xâm lược. Như chúng ta đã biết – việc làm của họ không chỉ nhằm mục đích phục vụ ý đồ chính trị của viên toàn quốc Doumer mà còn nhằm chứng minh một tình trạng lạc hậu của dân tộc Việt nam đang cần được sự soi rọi ánh sáng văn minh mà họ đem đến.
- Vùng đất Viễn Đông vào cuối thế kỷ 19 – vẫn là vùng đất xa lạ đến kỳ thú dưới mắt người phương Tây nói chung. Dù ở trường phái nào, họ cũng đều có chung những cảm hứng chuộng lạ khi dừng lại mô tả những hiện tượng mà họ không hề thấy ở xã hội văn minh cùng thời. H.Oger là một nhà nghiên cứu độc lập và có thể tin là chân chính. Vì nhân cách, ông đã không gài vào Bộ tư liệu những sự kiện giả tạo, nguy hiểm cho dân tộc về lâu về dài như một số nhà nghiên cứu học giả đế quốc Tàu hay thực dân Pháp đi trước đó đã từng làm. Sự chỉ trích của H.Oger về con người và xã hội Việt Nam nếu có là chân thật, hết sức chân thật. Tính cách sưu tập, ghi chép của H.Oger chịu ảnh hường của trường phái mô tả đặc chủng đã mở ra một hướng đi mới – không thấy có hoặc có không đầy đủ trong tính cách của các nhà Đông phương học Pháp, và lại càng không thấy có trong xu hướng chung của các loại hình văn hoá nghệ thuật Việt Nam.
- Bộ lư liệu của H.Oger đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu sử học – ngoài những nguồn tư liệu đã có – cũng như đã có trong tay những nguồn ảnh, những bản đồ, những cartes postales thì nay lại được bổ sung một khối lượng tranh khắc gỗ đồ sộ phản ánh về nhiều mặt xã hội Việt Nam – nhất là mô tả những ngành nghề thủ công, Bộ tư liệu đã đóng góp di sản văn hoá nghệ thuật ứng dụng mang tính đò hoạ quí báu.
Thông qua việc nghiên cứu, Bộ tư liệu cũng đã góp vào một phương pháp tiếp cận mới trong nghiên cứu sử học. Đó là ngoài sự kết hợp các nguồn tu liệu lịch sử quen thuộc trong nghiên cứu lịch sử như phương pháp logic, phương pháp lịch sử, ở đây đã vận dụng phương pháp phân tích qua loại hình của một công cụ ghi chép bằng hình ảnh thông qua ngôn ngữ nghệ thuật.
Do tính cách của công trình, việc làm của H.Oger không hẳn nghiêng về nghệ thuật mà chính là một phương tiện ghi chép để mô tả, phục hiện các mặt sinh hoạt xã hội – có khuynh hướng về kỹ thuật học – những dẫn chứng ban đầu mở đường phát triển bộ môn ” cử chỉ học” mà vào đầu thế kỷ còn chưa được nhắc đến. - Bên cạnh công cụ ghi chép bằng hình ảnh, H.Oger còn ghi chép bằng ngôn ngữ – ngoài chữ Pháp còn loại chữ Hán Nôm.
Trong quá trình lịch sử của mình, do chịu thống trị bởi hệ tư tưởng Nho giáo – những sáng tác những cảm nghĩ đều để lại bằng thơ văn hay sử sách qua chữ Hán – đó là thời kỳ chế độ phong kiến cực thịnh đến khi suy vong thì sáng tác bằng chữ Nôm đã rộ lên song cũng chỉ thấy xuất hiện bằng văn vần với lối văn biến ngẫu. Từ Nguyễn Du đến Trần Tế Xương … cũng nằm trong quy luật đó. Chúng ta không hề thấy sử dụng để ghi chép những hành động, việc làm hay sự vật, dụng cụ bình thường kể cả khi sử dụng vào việc ghi chép ca dao, tục ngữ. Vậy mà nhà khoa học H.Oger đã sử dụng nó với một kỹ thuật viết văn đầy sáng tạo đan xen chữ Hán chữ Nôm trong lối hành văn thoát khỏi lối thơ văn biến ngẫu. - Công trình của H.Oger còn thể hiện sự đoàn kết hợp tác giữa những sĩ phu – tức những nhà Nho trí thức – với những nghệ nhân lao động. Một mặt, đã chuyển hoá từ nghệ thuật làm tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống sang nghệ thuật ghi chép bằng hình khắc gỗ với nhiều công đoạn xử lý phức tạp, nhịp nhàng và đồng bộ, chưa từng có và không thể có từ trước đây – Mặt khác công trình sáng tạo này đã góp phần bảo tồn ký ức xã hội trước sự chuyển biến nhanh chóng của thời đại đã chìm dần vào quên lãng trong giai đoạn quá độ bước vào thời kỳ cận hiện đại.
- Tuy nhiên công trình của H.Oger không tránh khỏi những hạn chế, sai sót trong quá trình tổ chức tiến hành. H.Oger sử dụng những thợ vẽ như một công cụ của một máy chụp ảnh để ghi chép những hiện tượng, sự kiện khách quan trong xã hội. Những cảm xúc chủ quan cá nhân trong quá trình tiếp xúc thể hiện nằm ngoài ý đồ khoa học. Do đó tính chất trung thực của sự kiện, hiện tượng đã bị thiên lệch theo công cụ đã được sử dụng. Hơn nữa, trước khó khăn về phương tiện ấn loát, H. Oger đã sử dụng phương pháp in tranh dân gian, một công cụ nghệ thuật để thực hiện Bộ tư liệu, do đó công trình nghiên cứu đã bị hạn chế bởi loại ngôn ngữ nghệ thuật nói trên khiến cho việc xử lý trong nghiên cứu đòi hỏi phải vân dụng nhiều phương pháp, nhiều kiến giải chuyên môn khác nhau.
Chính những phức tạp đầy trở ngại nói trên đã chôn vùi bản thân Bộ tư liệu trong gần thế kỷ nếu không bị cố tình che lấp hay ít ra cũng bị sử dụng với những gán ghép nhiều giá trị xa lạ, chủ quan.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
- NGUYỄN MẠNH HÙNG – Ký họa Việt Nam đầu thế kỷ 20 qua tác phẩm Kỹ thuật của người Việt Nam “Techniqne du peuple Ạnnamite” của H. Oger, Nhà xuất bản Trẻ Tp. Hồ Chí Minh ấn hành tháng 1/1989, giấy phép xuất bản số 53/IN/88.
- NGUYỄN MẠNH HÙNG – Tết cổ truyền Việt Nam qua tác phẩm “Technique du peuple Annamite” của H. Oger Viện Văn hóa Nghệ thuật ấn hành 1991, giấy phép xuất bản số 188CXB – Bộ Thông tin Hà Nội.
- NGUYỄN MẠNH HÙNG – From Vietnamese sketches in early twenty century – through “Technique du peuple Annamite” cf H. Oger. Tạp chí chuyên ngành Journal of Southeast Asian * Volume IV Number 2 – September 1989 – The Toho gakkai – Tokyo.
- NGUYỄN MẠNH HÙNG – Tìm đến một địa chỉ văn hóa có những nghệ thuật khắc gỗ cổ truyền – Tập chí Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật số I, 1992.
- NGUYỄN MẠNH HÙNG – About traditional Festivals in Viet Nam 1908 – 1909 throught ”Technique du peuple Annamite” of H.Oger. Tạp chí chuyên ngành Joumal Southeast Asian History Vol 7, No 1 – March 1990.
- NGUYỄN MẠNH HÙNG – Xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20 (Vietnamese society at the beginning of 2Ơ* century) qua tác phẩm “Technique du peuple Annamite” của H.Oger. Journal of Vietnamese studies – Volume II No 2 – January 1990 Published by Osaka University of Foreign studies.
- NGUYỀN MẠNH HÙNG – Thử tìm hiểu H. Oger và tác phẩm “Technique du peuple Annamite Tonkinois”. Jounal of Vietnamese studies – Volume II No l – September 1989 Published by Osaka University of Foreign studies.
- NGUYỄN MẠNH HÙNG – Lễ hội – trích trong tác phẩm “Technique du peuple Annamite” Kỹ thuật của người An Nam của Henri Oger, Viện Văn hóa Nghệ thuật ấn hành 1991, giấy phép xuất bản số 188CVB – Bộ Thông tin Hà Nội.
BAN TU THƯ
09 /2019
MỜI XEM:
◊ LUẬN ÁN Phó Tiến sĩ của NGUYỄN MẠNH HÙNG – Phần 1
◊ LUẬN ÁN Phó Tiến sĩ của NGUYỄN MẠNH HÙNG – Phần 2
MỜI XEM:
◊ LUẬN ÁN Phó Tiến sĩ của NGUYỄN MẠNH HÙNG – Phụ lục – Phần 1
◊ LUẬN ÁN Phó Tiến sĩ của NGUYỄN MẠNH HÙNG – Phụ lục – Phần 2