ĐÀO VĂN SOẠN1
Tác giả gửi bài qua email bantuthu1965@gmail
Thế giới nhiều khi bất bình với luật quốc tế 2 và việc thi hành nó! Nhưng thử hỏi nếu không có luật, loài người sẽ ra sao!? Về việc Ban hành luật và thực thi luật, nếu ta tranh luận theo hướng tiêu cực thì chắc mọi người sẽ buồn nản vô cùng! Nếu tranh luận theo hướng tích cực thì luật là một phát minh đã có lịch sử lâu dài của loài người, nếu không có luật thì loài người sẽ gặp rất nhiều rắc rối.
Tự dưng lại đưa vấn đề luật ra đây để nói!? Luật đã có hàng ngàn năm trước3, quốc gia nào cũng thực thi theo pháp luật; nước nào cũng cam kết thực thi luật quốc tế. Thời nay là công nghiệp, công nghệ tự động hóa, luật sư đang có nguy cơ mất việc làm4! vậy thử hỏi ta có nên nói về luật hay không?
Ngược về lịch sử, luật là đức bị thoái hóa dần để gọi là lễ, là hình, là binh. Bây giờ! ai nói đến đạo đức thì có thể bị coi là có ‘vấn đề‘ về tinh thần!? Người xưa thường là đơn giản, gọn gàng và hay đặt tên cho sự vật sự việc một cách rất chính xác, song theo thời gian hữu hình, vô hình mà những tên gọi ấy đã bị bào mòn, méo mó. Chúng ta khi cảm thấy có gì đó không phải thì lần theo lịch sử để soi rọi mọi việc nhằm được rõ ràng. Đạo là quy luật của trời đất, quy luật của người! nếu chỉ có vậy thì khi con người ta có tương tác với nhau thì lấy gì mà làm mực thước để đo! thế là có đức; song! đức vẫn xa vời mà lại sinh ra lễ; lễ vẫn còn phải tranh cãi; vậy! có luật. Luật từ đâu ra? Luật từ quy luật của trời đất và người; đó chính là đạo. Lại nói về đạo! đạo là thế nào? Đạo là đạo. Khoa học được sinh ra, khoa học chưa là đạo nhưng trong đạo có khoa học; song khoa học lại không ngừng tiến bộ; vậy khoa học có tiệm cận với đạo hay không? Nếu có định luật, thì đến ngày nào đó khoa học có thể là đạo chứ!?
Thực tại vẫn là thực tại! Khi một bộ luật ra đời và một luật mất đi đều yêu cầu có hàng loạt căn cứ khoa học. Đối với một cá nhân đạt đạo, có đức thì có thể không bao giờ vi phạm luật. Nhưng! không phải ai cũng tu đạo, tích đức, nên vẫn cần có luật để người ta hành xử và bị phân xử hợp tình thuận lí. Xưa kia! chỉ biết nói ‘oan thấu trời’; Nay! mọi sự đều có khoa học can thiệp; các kết quả điều tra xã hội, thăm dò dư luận, sai lệch của điều tra, sai lệch của thăm dò… đều phải rõ ràng. Một loạt kết luận khoa học được bày ra; ai có thể làm ngơ?
Đạo sẽ thành luật; luật phải theo đạo. Người ta do không hiểu đạo mà phạm luật! Đạo người, đạo trời, … và mọi tôn giáo đều mong muốn mọi người không phạm luật.
CHÚ GIẢI :
1: ĐÀO VĂN SOẠN – Tác giả – Độc giả – ở xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên – gửi bài qua email bantuthu1965@gmail.com
2: Luật Quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác của Luật Quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của quốc tế. Luật Quốc tế bao gồm nhiều ngành luật cấu thành các luật, như: Luật Nhân đạo quốc tế; Luật Hàng không dân dụng quốc tế; Luật Ngoại giao và lãnh sự; Luật Tổ chức quốc tế; Luật quốc tế về môi trường, …
3: Vào thời Cổ đại, Luật Vạn dân của Nhà nước La Mã đã ra đời. Bộ luật còn có quy định về các mối quan hệ giữa Nhà nước La Mã với các quốc gia khác, giữa người dân La Mã với người nước ngoài và giữa người nước ngoài với nhau sinh sống tại La Mã. Như vậy! Luật và Luật Quốc tế đã ra đời từ rất sớm. Đến thế kỷ thứ 16, nhà luật học F. Vitoria (Tây Ban Nha) đã dùng thuật ngữ “Luật giữa các dân tộc”; và đến thế kỷ thứ 17, thuật ngữ này đã được sử dụng phổ thông trong đời sống của người dân và quốc tế. Đến năm 1780, nhà triết học Jeremy Bentham (Anh) đã viết tác phẩm nổi tiếng “Giới thiệu về các nguyên tắc về đạo đức và pháp luật”; và, thuật ngữ “Pháp luật quốc tế” đã được ra đời và trở thành tên gọi của một ngành khoa học pháp lý và ngành này đã phát triển ở nhiều quốc gia.
4: Có thể xem “Robot luật sư đầu tiên được tuyển dụng” (quangninh.gov.vn).
GHI CHÚ :
◊ Các chữ nghiêng, chữ in, chú giải, hình ảnh minh hoạ và một số ‘hiệu đính nhẹ‘ do Ban Tu Thư vietnamhoc.net thực hiện.
◊ Văn bản gốc có thể xem tại mục “Trao đổi cùng Quý độc giả“: Về TƯƠNG LAI HỌC & một số vấn đề khác.
BAN TU THƯ
5 /2022