CHIẾT TỰ HỌC – Phần 1: Luận đoán CHỮ KÝ

CHIẾT TỰ HỌC – Phần 1: Luận đoán CHỮ KÝ

Nhà báo LÊ PHONG1
(Viết riêng cho Báo Xuân 2022)

Bộ Sưu tập rời rạc

1.1   Đó là Bộ Sưu tập rời rã! nằm vươn vãi trong góc xó thuộc Viện Nghiên cứu Việt Nam học2. Nơi đây, từng dò đường vào Thế giới Nhật trình để truy tìm Tờ báo Trung Bắc Chủ nhật số Tết năm 1941 (ngày 27/1/1941) (Hình 1). Ngày ấy, Nhà văn VŨ BẰNG3 (Hình 2) đã thay mặt Ban Biên Tậplên bài‘ cho số Báo Xuân Ngày Tết năm 2022. Thay vì là một Bài văn để Cung Chúc Tân Xuân như lẽ thường – thì Báo nhập đề với Bài viết theo lối bói toán để thu hút Độc giả. Ngày nay! gọi là “câu viu” (view) với nét nghĩa rõ hơn. Tuy nhiên! Nhà báo “coi bói ” cao cấp hơn, thay vì coi bổn mệnh cá nhân qua Chỉ tay – thì Báo lại luận đoán “Số mạng” qua Chữ ký. Có phải Nhà báo đóng thế Vai trò của một Nhà “Chiêm tinh Thần số” từng nở rộ trong Không gian văn hóa Sài Gòn một nguồn “thực phẩm” phi vật thể từ trước những năm 1975.

bia.bao-trung.bac.tan.van-nha.van-vu.bang-vietnamhoc.net
Hình 1, 2:  Bìa báo TRUNG BẮC TÂN VĂN số ngày 27/1/1941 (Mồng 1 Tết Tân Tỵ) – Nguồn: Văn khố số hoá vạn sự Nguyễn Phan An – VNSI.

.

1.2   Qua Bài viết “Năm mới Chúng ta xem Chiết tự Bốn ông Chủ báo hàng ngày để đoán xem Trình độ báo giới năm nay thế nào?(Hình 3).

     Chúng tôi – thành viên Viện Nghiên cứu Việt Nam học như mới o-oe tiếng khóc chào đời – mà đã “thả thính” theo cách đăng tải nguyên văn Bài viết của anh LÊ PHONG – “Nhà báo cơ nhỡ” – để giúp ngành Báo chí học – hay còn gọi là ngành Truyền thông đại chúng – có được nguồn tư liệu “cũ rích”  để thể hiện theo mạch văn của những năm 30 – 40 tại Sài Gòn.

Hình 2: Tư liệu trích từ Báo TRUNG BẮC TÂN VĂN số ngày 27/1/1941 (Nguồn: Văn khố số hoá vạn sự Nguyễn Phan An – VNSI).

.

1.3   Trong Tư duy tự biện của Tạp chí Trung Bắc Chủ nhật 4 ngày ấy, Nhà báo đã dẫn dắt Độc giả như sau: “Muốn biết Tương lai của nước ta – chúng tôi – tưởng không gì bằng xem ngay Tương lai Báo giới của người mình”.

     Ý của Trung Bắc Chủ nhật thì là rằng: – Báo giới cái loa truyền những điều hay lẽ dở cho dân trong nước nghĩa là biết rõ kiết hung vận mệnh nước nhà. Ý của Trung Bắc Chủ nhậtlại nữa – còn muốn mô tả cụ thể Số mệnh nước nhà vào năm Tân Tỵ (1941).

    Tuy nhiên, với những lời dạo đầu như trên – Nhà báo muốn giới thiệu một nhân vật có tên là VĂN THÁI SƯ. Ông từng đi ngoại quốc về – có biệt tài về môn Chiết tự Chiêm tinh học. Ông là Tác giả làm chủ trang nội dung nói trên. Danh xưng của ông – làm chúng tôi liên tưởng đến Thái Sư VĂN TRỌNG (Hình 4).

phong.than.dien.nghia-van.trong-vietnamhoc.net
Hình 3Phong thần Diễn nghĩa TK.18 – Thái Sư VĂN TRỌNG cưỡi Lân (góc phải) – Nguồn: Văn khố số hoá vạn sự Nguyễn Phan An – VNSI.

.

      VĂN TRỌNGnhân vật hư cấu trong Tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa của LỤC TÂY TINH. Trong tiểu thuyết này, VĂN TRỌNG giữ chức Thái sư dưới triều Trụ vương 5,Nguyên lão ba triều, cương nghị chính trực, văn võ song toàn, trung quân ái quốc. VĂN TRỌNG được mô tả có diện mạo phi thường, râu dài rậm như cây liễu, phất phơ ra sau người. Trên trán của ông có một con mắt thần. Tính cách của ông khá cứng cỏi bất khuất, tự tin vào bản thân, trung quân ái quốc, có tài năng trong cả chính trị lẫn quân sự (theo Nguồn tư liệu số hóa vạn sự VNSI).

*  *  *

BỐN CHỮ KÝ BỐN VẬN MỆNH

chu.ky-4-nha.bao-vietnamhoc.net
Hình 4:  Bốn Chữ ký của Bốn Nhà báo: NGUYỄN VĂN LUẬN, BÙI VẠN HOC, NGUYỄN VĂN LUYỆN, NGÔ VĂN PHÚ (Nguồn: Văn khố số hoá vạn sự Nguyễn Phan An – VNSI).

.

2.1  Nhà báo đưa ra 4 Chữ ký của 4 ông Chủ báo ngày – để từ đó mà luận đoán cuộc đời cá nhân – không phải của các ông – mà nâng lên tầm cao mới. Đó chính là coi “số mệnh” của Báo giới Bắc Kỳ năm Tân Tỵ (1941).

     Ban Biên tập Viện Nghiên cứu Việt Nam học khi chuẩn bị Bộ Tứ Giai phẩm Xuân 20226 đã bắt lấy cơ hội ngàn năm một thuở này để được “chiêm bái” một ngành học thuật còn chưa được giới khoa học quan tâm – hay liệt kê vào Nhóm “tàn hương nước lã” – Nhóm “mê tín dị đoan”.

     Tuy nhiên! ngày nay một bộ phận những Nhà nghiên cứu tại Hà Nội về tiềm năng con người có công năng đặc dị, đã giải thích được nhiều hiện tượng siêu hình, kỳ bí. Tất cả đã được sàng lọc kiểm nghiệm – mà lấy ra được nhiều giá trị chân chính – xác nhận về sự có mặt của thế giới siêu hình. Các giá trị phi hình thể ấy đã có thể làm thay đổi cuộc sống cho hạnh phúc hơn, nhân ái hơn, nhận thức rõ hơn về vũ trụ nhân sinh khi bước vào Thời kỳ Hậu Duy vật 7.


.

Chữ ký của ông NGUYỄN VĂN LUẬN

2.2  Trước hết là Chữ ký của ông NGUYỄN VĂN LUẬN 8 (Hình 5)Chủ nhiệm báo Trung Bắc Tân Văn 9.

chu.ky-nguyen.van.luan-vietnamhoc.net
Hình 5:  Chữ ký của Nhà báo NGUYỄN VĂN LUẬN (Nguồn: Văn khố số hoá vạn sự Nguyễn Phan An – VNSI).

     Nguyên văn Bài viết kể cả Chữ ký đã được sao chép lại – để Độc giả thưởng thức trọn vẹn lời và ý của một Bài báo nổi tiếng trên Diễn đàn của Thế giới nhật trình năm xưa.

  • Theo VĂN THÁI SƯNhà chiết tự cho đây là loại Chữ ký tổng hợp các hình cong rõ nét, không đứt gẫy. Đặc biệt! Chữ ký không có nét móc lưỡi câu – khi Chiết tự thì có so sánh với Nét mócchữ đ của ông LUYỆN và chữ h trong Chữ ký của ông PHÚ. Đó là cách phô bày chân dung một con người mềm mại, giàu trí tưởng, hăng háihay lo âu. Đây là loại Chữ ký không “gập ghềnh” của một con người “trọng tình hơn lý”.
  • Nét bút có đánh số 23 – được ví như là hai nhịp cầu nối ở giữa bởi một Nét vạch hơi xa (chỗ có ghi dấu v). Chính chỗ này đã biểu hiện ở ông một con người được sở hữu một sản phẩm văn hóa tinh thần cân đối, nhịp nhàng.
  • Tuy nhiên, ông đã bộc lộ một Sự yếu ớt về dự định. Sự yếu ớt ấy đã “trổ ra”Nét gạch (chỗ có ghi dấu v). Thế có nghĩa là ông Chủ nhiệm từng nuôi trong giấc mơ một Bước tiến lên nhằm cải cách hay một biến đổi lớn hơn – nhưng rồi vẫn cứ ôm mãi trong lòng. Ông đã dừng lại!
  • Từ Nét chữ bắt nhịp cầu (số 2) để kết nối nhịp số 3 – ngay tại nhịp số 3 này – Nét đầu đã ấn mạnh ngòi bút như đang cáu kỉnh cho đến khi hạ xuống ở Nét (o).
  • Đây là lúc ông tự nhận thấy mình đã tỏ ra yếu ớt trong dự định mà tự cáu gắt với thằng tôi(le moi)!. Tuy nhiên! như có “gáo nước” tạt vào mặt – ông đã tỉnh lại để trở về với bản thể mềm mại tự nhiên như “cành dây leo” mà không phải là “cọng bún thang”.
  • Cái Nét tròn (số 4) đã quay nhanh một vòng theo định hướng về phía tay phải mà thành hình mũi tên (nơi có ghi mũi tên); chính tại địa chỉ này, ông đã tỏ ra có tấm lòng vị tha. Thế mà! ông bỗng “lên máu” mà nổi giận theo đường truyền về phía tay trái (nơi có ghi mũi tên). Ông ơi!  Ông còn là con người “vị kỷ”, ông trở về với “dĩ vãng”.

    .

Chữ ký của ông BÙI XUÂN HỌC

2.3   Tiếp đến là Chữ ký của ông BÙI XUÂN HỌC (Hình 6) Chủ nhiệm tờ Việt Báo.

chu.ky-nha.bao-bui.xuan.hoc-vietnamhoc.net
Hình 6Chữ ký của Nhà báo BÙI XUÂN HỌC (Nguồn: Văn khố số hoá vạn sự Nguyễn Phan An – VNSI).

.

     Tiếp đến là Chữ ký của ông BÙI XUÂN HỌC (Hình 6) Chủ nhiệm Tờ Việt Báo.

  • Nhà chiết tự nhìn vào ngọn bút đầu tiên mà đánh số 1 – rồi phán ra một câu: “thẳng như khúc gỗ” – từ Nét có con số 3 và hình mũi tên là hai Nét bút chạy nhanh – nhưng nhanh theo Sự bối rối trong lòng – mà thiếu vẻ đẹp mỹ thuật. Ông bộc lộ “cái tôi” thiếu đậm đà thâm thúy.
  • Nơi có Con số 4Nét “vô nghĩaNhà chiết tự cho rằng theo linh giác mà ông cảm nhận được – đó là một chấm đen thường thấy ở con người nóng nảy hay gắt gỏng.
  • Nơi có Con số 5 – chẳng biểu hiện một tí gì có ý nghĩa – Nhà chiết tự “chua” thêm chữ Pháp “plat”.

     T“chua” đã từng được dùng trong Thế giới dịch thuật Sài Gòn những năm xưa – thời Đông Dương thuộc địa – nghĩa là “cắt nghĩa” (Nhà báo Lê Phong giải thích thêm).

  • Nét bút số 6 – từ trên xổ xuống một đường thẳng đứng – Nhà chiết tự cho rằng đây là nhân vật muốn thể hiện “cái tôi” oai vệ để mọi người “trông vào mình”. Những đường nét nhanh nhẩu đó – cho thấy ông hay “ốm vặt”thẳng thắn – thế mà lại là người có trái tim đam mê. Vậy mà con người sôi nổi này – tưởng chừng như lửa rơm (lời thêm vào của Lê Phong) – làm gì cũng sôi nổi mà hay bỏ dở, chán nản. Ông Chủ nhiệm báo ít “tưởng tượng” – tuy rằng trông ông cười nói hồ hởi mà lòng ông đượm một nỗi “u buồn”. Ông không tin “cái sự đời” đen như “đít nồi” trong cuộc sống (đây là câu nói thêm của Nhà báo Lê Phong).

    .

Chữ ký của ông NGUYỄN VĂN LUYỆN

2.4  Chữ ký thứ ba sau đây là của ông NGUYỄN VĂN LUYỆN 10 (Hình 7) Chủ nhiệm báo Tin Mới.

chu.ky-nguyen.van.luyen-vietnamhoc.net
Hình 7Chữ ký của NGUYỄN VĂN LUYỆN (Nguồn: Văn khố số hoá vạn sự Nguyễn Phan An – VNSI).

.

     Ông Chủ nhiệm khai bút bằng một đường gãy (số 1). Ông tự làm cho người ta không mấy ưa ông – vì ông “nghiêm khắc” quá! Ông “ngoằng” cái chữ đ thật khó hiểu! Ông cho thấy một mẫu người che dấu ý tưởng của mình trong góc khuất của cuộc đời như bà Bá tước đi chân không (câu này cũng do Lê Phong suy tưởng từ loại Tiểu thuyết “ba xu của phương Tây”). Tuy nhiên, ông đã tạo ra một lớp vỏ bọc cho sự trầm tư mặc tưởng một cách “nhiêu khê”.

  • Nơi có Con số 2 – là một đường cong “minh mẫn”. Ông đã tự bộc lộ một con người dễ cảm xúc dù ông cố “che đậy” nó như bà muối cà nén bằng cục đá tảng dằn phía trên mặt. Vậy mà, ông lại là người dễ cảm xúc. Không phải là loại cảm xúc ướt át về tình cảm mà lại thuộc về tư tưởng, về lý trí (sensibilité cérébrale) – chữ Pháp này được nhà báo Lê Phong “chua” thêm để làm rõ.
  • Ông tuôn ra loại Chữ ký “có máu lạnh” – mà óc tưởng tượng lại nóng bỏng và đầy tự tin. Do đó, ông có thể sẽ tự mình làm hỏng việc.
  • Các Nét được đánh số (3) (4) (5) là các Nét “viết tháo” chạy nhanh và cách xa nhau – mà lại “nghêu ngao” làm ra vẻ to tát như muốn “làm dân anh chị” để chỉ huy người khác. Tuy nhiên! thế đứng của chữ lại nghiêng ngã xuống về bên phải – có khi đó là điềm báo trước “muốn rút lui”. Mặc dù khi ấy chưa phải đến lúc phải “về vườn” để “chăn gà, trồng cây kiểng”. Ông Chủ nhiệm đã có một tiền vậntrung vận sáng sủa hơn hậu vận.

    .

Chữ ký của ông NGÔ VĂN PHÚ

2.5  Cuối cùng là Chữ ký của ông NGÔ VĂN PHÚ (Hình 8) – Chủ nhiệm báo Đông Pháp (?) và Nữ Giới.

chu.ky-nha.bao-ngo.van.phu-vietnamhoc.net
Hình 8Chữ ký của NGÔ VĂN PHÚ (Nguồn: Văn khố số hoá vạn sự – VNSI).

.

     Vừa đặt bút lên tờ giấy, ông biểu diễn một chữ P hình cong “con tôm” – Ông bộc lộ một con người mềm mại. Tuy nhiên! hình cong ấy được ngòi bút kéo đi chậm chạp và không nhanh nhảu. Theo suy đoán, nếu cong nhanh là bày tỏ Nét “mềm mại tự nhiên” của bản tính – còn hơn thế nữa! là một con người “giàu tưởng tượng”.

  • Ngược lại! Chữ ký của ông là “nét cong chậm” mà lại “ấn mạnh” – ông tự để lộ một “cái tôi mềm mại” biết đắn đo tính toán. Đời ông, đời làm báo của ông – ông “cứng” có đôi lúc không “thanh”.
  • Cuối cùng, khi nhìn vào cuối chữ PNét bút co tròn – chứng tỏ ông là người vị kỷ. Vì thế! Cái gì ông cũng thu vén cho mình.
  • Nét bút số (1) – là một đường thẳng mà lại có móc lưỡi câu. Đó là dấu vết của con người ngay thẳngkhó tính. Có khi bộc lộ sự nóng nảy, bồn chồn.
  • Các Nét số (2) (3) (4) đều là những nét thẳng con con rõ ràng trong từng cử chỉ mà nhỏ dần đi như đang “chui vào góc khuất” để “tránh né các sự đời”. Nói như thế! không có nghĩa là ông chui vào vỏ ốc – mà trái lại! ông đang biến hóa, xoay sở để cởi bỏ các trói buộc, giam hãm.
  • Cuối cùng, về các Nét tỏ ra chậm chạp ấy đã chứng tỏ trong công việc làm báo trước mọi tình thế ngặt nghèo, ông không bồng bột, không dễ tin. Nhà Chiết tự cho rằng – Ông trọng lợi ích hơn là tình cảm. Tuy thế! đường đời làm báo của ông có vẻ “chắc tay cày”.

Cả BỐN ông NHÀ BÁO

3.1  Cuối cùng, rồi cũng phải nhìn lại cả “Bốn ông trùm” của bốn Tờ báoCông chúng văn học Chữ La-tinh thời ấy hay đọc. Trong bốn ông thì rút ra hai ông: NGUYỄN VĂN LUYỆN (báo Tin Mới) NGUYỄN VĂN LUẬN (báo Trung Bắc Tân Văn) sở hữu cùng Chữ ký có nhiều đường nét cong. Do đó! cả hai ông đều có óc tinh nhuệ (Esprit de finesse). Riêng ông LUYỆN thì ngã về – còn ông LUẬN nghiêng về tình.

chu.ky-4-nha.bao-vietnamhoc.net
Hình 3:  Bốn Chữ ký của Bốn Nhà báo: NGUYỄN VĂN LUẬN, BÙI VẠN HOC, NGUYỄN VĂN LUYỆN, NGÔ VĂN PHÚ (Nguồn: Văn khố số hoá vạn sự Nguyễn Phan An – VNSI).

.

3.2  Nếu so với cả 4 Chữ ký – chữ “tình” của ông LUẬN thì “ướt át” hơn cả. “Ướt át” ở đây không theo trường phái lãng mạn để mô tả những mối tình “Bô-lê-rô” – mà để nói lên một con người “dễ cảm xúc” trước những nỗi đau (giọng văn ẻo lã của Lê Phong chen vào). Ông LUYỆN đã ký Chữ ký của một người “đời bên trong” giàu tình yêu mà lại lạnh lẽo cô đơnlớp vỏ hình thể bên ngoài. Vậy mà! ông lại “ưa lý luận” hơn là ủy mị. Cái oái ăm của sự đời đã “bù qua sớt lại” để ông không ngã quỵ – mà cũng không đứng một mình “xưng hùng xưng bá”.

.

3.3  Về ông NGÔ VĂN PHÚ của báo Đông Pháp – cái ông này “rất cương cứng” đấy! Thế mà! “mềm” có khi lại “dẻo” – một thứ “mềm dẻo” theo kiểu cách của một chàng trai biết “făng-tay-dzi” (fantaisie)uốn nắn thể hình cho theo điệu nhạc nền mà không hồn nhiên như ông LUẬN. Ông tự cho thấy ông rất “khắc khổ” trong mọi hành vi mà hay biến hóa. Khi khởi nghiệp Nghề báo – ông tỏ ra “láu” hơn cả so với hai ông LUYỆN và ông LUẬN. Tuy nhiên! Nhà chiết tự không tin rằng “cái hậu vận” của ông không như ông mong muốn – cái dấu sắc (´) mạnh mẽ ở cuối chữ U nó cứu vãn đời ông một ít mà không nhiều – riêng cái vạch ngang ở dưới Chữ ký của ông chứng tỏ ông có con mắt nhìn rõ cái thực tại của xã hội.

      Thế mà! Cái Chữ ký từ “to đến nhỏ” với cái vạch ngang ấy – nó không kéo dài đến hết chữ –  mà chỉ đến đầu chữ U thì đã ngoặc xuống. Ông ơi! Cái hậu vận của ông nó “đoản” lắm! Chả nhẽ! khuyên ông nên “cầu kinh niệm Phật Quán Thế Âm” để nhờ các Phật tử thông suốt cái sự “luân hồi” mà giúp ông. Ông hỏi: – Vậy chứ đi tìm Phật tử có phải đi tìm mấy ông mấy bà con nhà Phật, hay đi lại Chùa chiền mà dẫn đến Phật Bà Quan Âm cho ông lạy lục? – Sai rồi Bố nhà ta! (lời của Nhà báo Lê Phong). Phật tửChủng tử nhà Phật – Tử là hạt giống – mà không phải là con. Ai mà chả có hạt giống đó. Ông có đấy! Hơn nữa, Phậtkhông có Phật Ông, Phật Bànghĩa là không có giống đực, giống cái Ông ạ! Đúng là Nhà báo Lê Phong “lắm mồm”.

     Đúng lời “cái mồm” của anh Nhà báo fơi-dờ-tông (feuilleton) – chuyên ăn cơm tháng nhà Bà Cả Đọi (Hình 9). Ăn không trả được tiền vì nhuận bút chưa vô túi, bèn nhảy qua quán Ba Cây dừa lập sổ nợ “mới”. Thế mà hôm nay bày trò “lên lớp” dạy đời!

quan.com-ba.ca.doi-vietnamhoc.net
Hình 9Quán Cơm BÀ CẢ ĐỌI – số 53 đường Nguyễn Huệ, Q,1, Sài Gòn & Quán nước Tân Lập, Sài Gòn, thập niên 1960 (Nguồn: Văn khố số hoá vạn sự Nguyễn Phan An –VNSI).

.

      Xin lỗi Nhà báo Lê Phong, ông đã thêm vào chút “tâm linh” cho có “Hồn bướm mơ tiên” đấy à!

     Chúng tôi thuộc Ban Tu Thư Viện Nghiên cứu Việt Nam học dám “tố cáo” ông đấy! Ngay chính Bài viết của Ông. Ông làm gì đi? Cứ “sao kê” các “chứng từ:” đi !


*  *  *

3.4  Trở về với Chữ ký ông BÙI XUÂN HỌC (báo Việt Báo). Ông chỉ được cái năng hoạt động; Ông nói nhiều và thích ra oai. Do đó! về chiều sâu, ông không có gì xuất sắc hơn hai ông LUYỆN và LUẬN – còn đắn đo hơn thì ông ít cân lượng hơn ông PHÚ. Do vậy! Nhà chiết tự nhìn xa – không phải nhìn “mênh mông chi địa” – mà chỉ nhìn vào Làng báo Bắc kỳ khi chuyển sang năm Tân Tỵ thì không nên đặt nhiều kỳ vọng vào cái ông HỌC của Việt Báo. Về ông PHÚ – tuy có chắc chắn ở trung vận – nhưng nhìn lại hậu vận thì không khá hơn.

      Tuy nhiên, cái vận mệnh của Báo giới hàng ngày ở Bắc kỳ –  nếu cứ mãi ngắm nghía “chân dung của bốn ông” nói trên thì quả thật như “báo mộng” cho thấy không tiến bộ hơn Canh Thìn.

       Thôi đành phải chờ! Chờ xem.
Tuy thế! Nhà đại văn hào Mỹ tên LUOIS BROMFIELD (Hình 11) có nói: “Chờ cái gì mà chẳng đến với ta!”.

nha.van-luoiss.bromffield-chu.ky-vietnamhoc.net
Hình 10Nhà văn LUOIS BROMFIELD & Chữ ký (Nguồn: Văn khố số hoá vạn sự Nguyễn Phan An -VNSI).

.

CHÚ GIẢI :

1: LÊ PHONG: Bút danh của Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, Phó Giáo sư Tiến sĩ Sử học NGUYỄN MẠNH HÙNG.


2Vin Nghiên cu Vit Nam hc được thành lập ngày 22/12/2020 (QĐ.1437 /HLHVN), trực thuộc Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, do Viện Trưởng, Phó Giáo sư Tiến sĩ Sử học NGUYỄN MẠNH HÙNG lãnh đạo.


3: VŨ BNG (3/6/1913, Hà Nội – 7/4/1984, Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 71 tuổi), tên thật là VŨ ĐĂNG BẰNG, là Nhà văn, Nhà báo Việt Nam có sở trường về viết truyện ngắn, tùy bút, bút ký.

     Lúc nhỏ, ông theo học Trường Trung học Albert Sarraut và tốt nghiệp Tú tài Pháp. Khi 16 tuổi, ông đã có truyện đăng báo và lao vào nghề văn, nghề báo với tất cả niềm say mê. Ngoài bút hiệu Vũ Bằng, ông còn có các bút hiệu khác như Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Hoàng Thị Trâm.

    Các tác phẩm tiêu biểu của Nhà văn Vũ Bằng: Lọ văn (Tập văn trào phúng, 1931), Một mình trong đêm tối (Tiểu thuyết, 1937), Tội ác và hối hận (Tiểu thuyết, 1940), Để cho chàng khỏi khổ (Tiểu thuyết, 1941), Ba truyện mổ bụng (Tập truyện, 1941), Ăn tết thủy tiên (1956), Miếng ngon Hà Nội (Bút ký, 1960), Miếng lạ miền Nam (Bút ký, 1969), Bốn mươi năm nói láo (Hồi ký, 1969), Khảo về tiểu thuyết (Biên khảo, 1969), Nhà văn lắm chuyện (1971), Thương nhớ mười hai (Bút ký, 1972), Người làm mả vợ (Tập truyện ký, 1973), Bóng ma nhà mệ Hoát (Tiểu thuyết, 1973), Nước mắt người tình (Tiểu thuyết, 1973), Những kẻ gieo gió (2003), Hà Nội trong cơn lốc (2010), Văn Hóa… Gỡ (2012), v.v…

    Ông bắt đầu hoạt động (Hà Nội, 1948) trong mạng lưới tình báo cách mạng; và theo sự phân công của tổ chức, ông vào Sài Gòn (năm 1954) tiếp tục hoạt động tình báo cho đến ngày 30/04/1975.

     Nhà văn VŨ BẰNG được truy tặng (ngày 13/2/2007) Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.


4: Trung Bc Ch nht  là Tuần báo được thành lập tại Hà Nội, do Dương Phượng Dực (1940-1943)Nguyễn Doãn Vượng (1943-1945) nắm chủ trương và quản lý.

    Các tác giả cộng tác gửi bài vở gồm có: Doãn Kế Thiện, Đào Trinh Nhất (bút danh Quán Chi, 1940-1945), Khổng Dương (nhà thơ), Lê Văn Hòe (Vân Hạc, phụ trách phần nghiên cứu, 1940-1941), Nguyễn Khắc Kham, Võ Phiến (phụ trách Truyện ngắn, 1943-1945), Vũ Bằng (1941), v.v….

     Số 1 được phát hành đầu tiên vào ngày 3/3/1940; Số cuối là Số 257 ra ngày 12/8/1945 (ngay sau khi Nhật đảo chánh Pháp).


5Triu Tr vương:  TRỤ VƯƠNG (? – 1123 TCN, Triều Ca, Bất Minh), tên thật là TỬ THỤ (子 受), là Hoàng đế Nhà Thương (trị vì từ 1154-1123 TCN) và con của Đế Ất.

    TRỤ VƯƠNG là một hôn quân bạo chúa hoang dâm, sủng ái Đát Kỷ và suốt ngày cùng Đát Kỷ uống rượu, nghe nhạc, trác táng và giết chóc.

    Nhà Thương đã bị Chu Vũ Vương tiêu diệt. TRỤ VƯƠNG tự thiêu chết sau khi đã trị vì 33 năm.


6B T Giai phm Xuân 2022 là sản phẩm văn hoá của Viện Nghiên cứu Việt Nam học bao gồm 4 quyển: Quyển số Một – Lịch sử Báo Tết Bắc Kỳ (1914 – 1951), Quyển số Hai – Lịch sử Báo Xuân Trung Kỳ (1933 – 1965), Quyển số Ba – Lịch sử Báo Xuân Nam Kỳ (1865 – 1975), Quyển số Bốn – Báo Tết Ông Ba Mươi Nhâm Dần 2022.


7.: Hi ngh thượng đnh quc tế (ngày 7/2/2014 – 9/2/2014, Hoa Kỳ) về Khoa học Hậu duy vật (Post-materialist science) do 8 Nhà khoa học trên thế giới đã tổ chức. Kết thúc Hội nghị, Tuyên ngôn về Khoa học Hậu duy vật (Manifesto for a Post-Materialist Science) đã được công bố – bao gồm 14 nội dung chủ yếu sau :

1.  Thế giới quan của Khoa học hiện đại chủ yếu dựa trên Vật lý cổ điển. Chủ nghĩa Duy vật (Materialism) – quan niệm rằng Vật chấtThực tại duy nhất. Giản hóa luận (reductionism) quan niệm rằng có thể hiểu những điều phức tạp bằng cách đơn giản hóa chúng thành mới tương tác của các bộ phận, hoặc với những thứ cơ bản như các Hạt vật chất nhỏ.

2.  Trong thế kỷ thứ 19, giả định trên đã biến thành các giáo điều và kết hợp thành một Hệ thống niềm tin tư tưởng được gọi là “Chủ nghĩa duy vật khoa học(Scientific materialism). Hệ thống niềm tin này cho rằng Tinh thần không là gì ngoài hoạt động thể chất của bộ não, và rằng những suy nghĩ của chúng ta không thể tác động gì đến Bộ não và Cơ thể, đến hành động của chúng ta và Thế giới vật chất.

3.  Hệ tư tưởng của Chủ nghĩa duy vật khoa học đã thống trị trong giới học thuật thế kỷ thứ 20 và mạnh đến nỗi đa số các Nhà khoa học tin rằng Khoa học duy vật đã dựa trên các bằng chứng thực nghiệm và trở thành đại diện cho quan điểm hợp lý duy nhất về thế giới.

4.  Các phương pháp khoa học dựa trên Triết học duy vật đã thành công cao trong việc nâng cao hiểu biết về tự nhiên và còn mang lại sự kiểm soát lớn hơn thông qua những tiến bộ trong công nghệ.

5.  Sự thống trị gần như tuyệt đối của Chủ nghĩa duy vật trong thế giới học thuật đã hạn chế các môn khoa học và cản trở sự phát triển của nghiên cứu khoa học về tinh thầntâm linh. Niềm tin vào Hệ tư tưởng duy vật – như là một cái khung độc nhất giải thích về thực tại – đã buộc các Nhà khoa học bỏ qua Chiều trải nghiệm chủ quan của con người. Điều này đã dẫn đến sự bóp méo nghiêm trọng và làm nghèo nàn hiểu biết của chúng ta về bản thân và vị trí của con người trong tự nhiên.

6.  Khoa học – trước nhất – là một phương pháp không giáo điều để thu nhận kiến thức về tự nhiên qua quan sát, khảo sát thực nghiệm và đưa ra giải thích lý thuyết về hiện tượng. Phương pháp luận của Khoa học không đồng nghĩa với Chủ nghĩa duy vật và không nên gắn với bất kỳ niềm tin, giáo điều hay ý thức hệ nào.

7.  Vào cuối thế kỷ thứ 19, các Nhà vật lý đã khám phá ra các Hiện tượng thực nghiệmVật lý cổ điển không thể giải thích. Điều này dẫn đến Sự phát triển của một ngành vật lý mới mang tính cách mạng được gọi là Cơ học lượng tử (1920-1930). Cơ học lượng tử đã đặt câu hỏi về Cơ sở vật chất của Thế giới bằng cách chỉ ra rằng các nguyên tử và các hạt hạ nguyên tử không thực sự là các vật thể rắn – chúng không tồn tại chắc chắn ở những vị trí không gian và thời gian xác định. Quan trọng nhất, Cơ học lượng tử đã đưa Tinh thần vào Cấu trúc mang tính khái niệm cơ bản, vì người ta đã phát hiện rằng các Vi hạt được quan sát và người quan sát – Nhà vật lýPhương pháp được sử dụng để quan sát – có liên hệ với nhau. Theo một giải thích của Cơ học lượng tử, hiện tượng này cho thấy Ý thức của người quan sátrất quan trọng cho sự tồn tại của các sự kiện vật lý được quan sát, và các sự kiện tinh thần có thể ảnh hưởng đến Thế giới vật chất. Kết quả của các thí nghiệm gần đây đã ủng hộ giải thích này. Những kết quả này cho thấy rằng Thế giới vật chất không còn là thành phần chính hoặc duy nhất của thực tại, và nó không thể được hiểu đầy đủ mà không tham chiếu đến Ý thức.

8.  Các nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng, Hoạt động tinh thần có ý thức có thể ảnh hưởng đến Hành vi; ngoài ra, sự giải thích và giá trị dự đoán của các yếu tố chủ đạo (như niềm tin, mục đích, mong muốn và kỳ vọng)rất cao. Hơn nữa, theo nghiên cứu trong Bộ môn psychoneuroimmunology (tạm dịch: tâm lý – thần kinh – miễn dịch học), những suy nghĩ cảm xúc có thể ảnh hưởng rõ rệt đến Hành vi của Hệ thống sinh lý kết nối đến Bộ não (ví dụ: miễn dịch, nội tiết, tim mạch). Ở các khía cạnh khác, các nghiên cứu Hoạt động của thần kinh (neuroimaging) về tự điều chỉnh cảm xúc, tâm lý trị liệu và hiệu ứng giả dược, chứng minh rằng các sự kiện tâm thần ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của Não bộ.

9.  Các nghiên cứu về cái gọi là “Hiện tượng cận tâm lý(psi) chỉ ra rằng đôi khi chúng ta có thể nhận được các thông tin có ý nghĩa mà không thông qua giác quan thông thường, và vượt qua các hạn chế về thời gian và không gian hiện hữu. Hơn nữa, các nghiên cứu cận tâm lý chứng minh rằng về mặt tâm thần, chúng ta có thể làm ảnh hưởng từ xa lên các thiết bị vật lý và các tổ chức sống (bao gồm cả con người). Nghiên cứu cận tâm lý cũng cho thấy rằng tinh thần của những người ở xa nhau vẫn có thể tương quan một cách vô định xứ (nonlocal), tức là sự tương quan giữa ý thức từ xa được giả thiết là không có trung gian (chúng không liên kết với bất kỳ tín hiệu năng lượng nào đã biết), không bị suy giảm (chúng không suy giảm khi khoảng cách tăng), và ngay lập tức (chúng xuất hiện đồng thời). Những sự kiện này phổ biến đến nỗi chúng không thể được coi là dị thường hay ngoại lệ đối với các định luật tự nhiên, mà cho thấy cần có một khung giải thích rộng hơn Chủ nghĩa duy vật.

10.  Người ta có thể trải nghiệm Hoạt động tâm thần có ý thức trong cái Chết lâm sàng khi tim ngừng đập (đây là cái được gọi là “trải nghiệm cận tử“). Một số người từng có trải nghiệm cận tử đã báo cáo về Sự nhận thức ngoài-cơ-thể (ví dụ, nhận thức có thể được chứng minh trùng với thực tế) xảy ra trong khi tim ngừng hoạt động. Người có trải nghiệm cận tử cũng báo cáo những kinh nghiệm tâm linh sâu sắc trong thời gian trải nghiệm cận tử sau khi tim ngừng đập. Đáng chú ý là khi tim ngừng đập, Hoạt động điện của Não đã ngừng hẳn chỉ sau đó vài giây.

11.  Các thí nghiệm trong Phòng thí nghiệm được kiểm soát đã ghi nhận rằng những Nhà ngoại cảm dày dặn (người tuyên bố có thể giao tiếp với ý thức của những người đã khuất) đôi khi có thể lấy được Thông tin chính xác cao về những người đã qua đời. Điều này tiếp tục hỗ trợ kết luận rằng Ý thức có thể tồn tại độc lập với Não bộ.

12.  Một số Nhà khoa học và triết họckhuynh hướng duy vật từ ​​chối thừa nhận những hiện tượng này bởi vì chúng không nhất quán với quan niệm cố hữu của họ về Thế giới. Từ chối việc tìm hiểu Hậu duy vật về tự nhiên, hoặc từ chối công bố những phát hiện khoa học hỗ trợ mạnh mẽ một khung nhận thức hậu duy vật, là phản đối tinh thần thực sự của nghiên cứu khoa học, trong đó Dữ liệu thực nghiệm luôn cần được xử lý thỏa đáng. Dữ liệu không phù hợp với lý thuyết và niềm tin ưa thích không thể bị loại bỏ theo kiểu tiên nghiệm (suy diễn). Sự loại bỏ này là xuất phát từ Hệ tư tưởng, chứ không phải Khoa học.

13.  Điều quan trọng là nhận ra rằng Hiện tượng cận tâm lý (spi), trải nghiệm cận tử khi tim ngừng đập, và các chứng cứ lặp lại từ những Nhà nghiên cứu có uy tín, chỉ trở nên bất thường khi bị nhìn qua thấu kính duy vật.

14Hơn nữa, Lý thuyết duy vật không thể làm sáng tỏ cách bộ não tạo ra ý thức, và chúng không thể giải thích các bằng chứng thực nghiệm đề cập đến trong Bản tuyên ngôn này. Thất bại này cho chúng ta biết rằng bây giờ là lúc chúng ta giải thoát khỏi xiềng xích và sự mù quáng của Tư tưởng duy vật cũ kỹ, để mở rộng Khái niệm về Thế giới tự nhiên của chúng ta, và đi theo Mô hình hậu duy vật.


8NGUYỄN VĂN LUẬNNhà báo, thành viên của Đông Dương Tạp chí, là Quản Lý và là người kế tục tờ báo Trung Bắc Tân văn sau khi Nguyễn Văn Vĩnh mất (tháng 5/1936).


9Trung Bắc Tân văn (Gazette de l’Annam, 1913-1941): Tờ báo do FRANCOIS HENRY SCHNEIDER thành lập (tại Hà Nội) và làm Chủ nhiệm. Chủ bút đầu tiên là NGUYỄN VĂN VĨNH (1913-1936); Chủ bút tiếp theo là DƯƠNG PHƯỢNG DỰC. NGUYỄN VĂN LUẬN là Quản lý. Ban Biên tập gồm có: Phạm Huy Lục, Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Bá Trác, Nguyễn Đỗ Mục.

    Các tác giả cộng tác gửi Bài vở gồm có: Doãn Kế Thiện, Đạm Phương nữ sử, Đào Trinh Nhất, Đông Hồ (Lâm Tấn Phác), Lê Văn Trương (1932-1934), Mộng Đài (Trần Dũ Lương, 1941-1945), Nam Hương (Bùi Huy Cường), Nguyễn Khắc Kham, Phạm Duy Tốn, Tam Lang (Vũ Đình Chí), Trúc Khê (Ngô Văn Triện, 1920), Vũ Bằng (1937), Vũ Ngọc Phan, …

    Số 1 đầu tiên ra ngày 7/1/1913; ấn hành mỗi tuần một số (có 4 trang khổ lớn) vào ngày chủ nhật. Từ ngày 15/6/1915, báo được đánh lại Số 1 cho Bộ mới và phát hành 2 số mỗi tuần; từ tháng 10/1915, ra 3 số mỗi tuần. Số cuối là Số 7.265 được phát hành vào tháng 4/1941.

    Tháng 3/1919, NGUYỄN VĂN VĨNH đã mua hẳn Tờ báo và làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút. Từ ngày 1/4/1919, Tờ báo trở thành Nhật báo và phát hành 6 số mỗi tuần. Đây là Nhật báo đầu tiên và duy nhất ở Bắc Kỳ và cả Trung Kỳ lúc bấy giờ.

    Trung Bắc Tân Văn tuyên truyền cho chủ trương mộ lính bản xứ, bán công trái và các chính sách của PhápBắc KỳTrung Kỳ (chính sách giấy thông hành, thuế thân, đề xuất đưa Khải Định lên làm vua, v.v…). Tờ báo cũng đã góp công rất lớn trong việc phổ biến chữ Quốc ngữ và phát triển Văn học chữ La tinhBắc Kỳ Trung Kỳ.


10NGUYỄN VĂN LUYỆN (1898, Bắc Ninh – 1946) là  Bác sĩ, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I.

Ông tốt nghiệp xuất sắc Y khoa Trường Đại học Đông Dương. Sau đó, ông sang Pháp làm Luận văn Y học xã hội về Nạn tử vong của Trẻ sơ sinh Việt Nam.

     Ông về Việt Nam (năm 1928) hành nghề y và hoạt động xã hội, khám chữa bệnh cho người nghèo và hoạt động cộng đồng (ở các vùng núi Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, …). Ông mở Bệnh viện tư Ngõ Trạm (ở 167 Phùng Hưng, Hà Nội) dành cho người nghèo, đồng thời viết báo, tuyên truyền kiến thức y học nhằm nâng cao kiến thức bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

     Ông ra báo Tin MớiTờ báo bán rất chạy ở Hà Nội – theo xu hướng tiến bộ và cập nhật các tin tức sốt dẻo, in ấn đẹp.

     Quyển “Sản dục chỉ nam(hướng dẫn cách chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh) của ông được in phát hành và tái bản nhiều lần. Ông mở Trường tư thục Lam Sơn (ở số 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội) nhằm giúp con em người nghèo mở mang dân trí. Ý nguyện tốt đẹp đó chưa kịp thực hiện thì chiến tranh nổ ra.

     Ông gia nhập đảng Dân chủ và làm Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương của Đảng này. Đảng Dân chủ đã tình nguyện tham gia Mặt trận Việt Minh. Sau Cách mạng Tháng 8, ông được Hồ Chủ tịch mời vào Ban cố vấn cho Họi đồng Chính phủ. Ông đã trúng cử Đại biểu Quốc hội và được cử vào Ban Thường trực Quốc hội. Ông là thành viên tham gia Phái đoàn Việt Nam đi Pháp dự Hội nghị Fontainebleau (từ 6/71946 đến 10/9/1946).


MỜI XEM :
◊  Mùa Xuân – CHIẾT TỰ HỌC – Phần 2:  Khoa Chiết tự học.
◊  CHIẾT TỰ HỌC AI & Luận đoán CHỮ KÝ trong Bối cảnh của Trí tuệ thông minh ngày nay.

BAN BIÊN TẬP
bantuthu1965@gmail.com
12 /2023

(Visited 25 times, 1 visits today)