NAPOLÉON III (1808-1873) – Tổng thống đầu tiên & Hoàng đế Đế chế Pháp đệ nhị

NAPOLÉON III (1808-1873) – Tổng thống đầu tiên & Hoàng đế Đế chế Pháp đệ nhị

BAN TU THƯ – vietnamhoc – Biên tập

[Napoléon Đệ tam là tổng thống đầu tiên của nền Cộng hòa Pháp và là hoàng đế Đế chế Pháp đệ nhị – là người đã hạ lệnh mở cuộc chiến xăm lược thuộc địa hóa Việt Nam vào năm 1858.]

     Napoléon Đệ tam – tên đầy đủ là CHARLES LOUIS-NAPOLÉON BONAPARTE (20/4/1808, Paris – 9/1/1873, Anh) là con trai thứ 3 của Louis Bonaparte, là cháu ruột của Napoleon Đệ nhất – hoàng đế sáng lập Đế chế Pháp đệ nhất.

       Ông học trung học (năm 1817) và dự bị đại học ở Thụy sĩ. Sau đó (vào tháng 4/1832) ông đã nhập quốc tịch Thụy Sĩ.

     Ông đã diễn thuyết (ngày 30/10/1836) kêu gọi lật đổ vương triều Louis-Philippe đệ nhất nên đã bị bắt và bị đày sang Hoa Kỳ. Ông đã bỏ trốn và đến London (tháng 10/1838), sau đó đã vượt qua eo biển Manche và về đến Boulogne, Pháp (ngày 5/8/1840). Ông đã diễn thuyết trước quân đội địa phương và phát động họ nổi loạn, nhưng đã thất bại, bị bắt giam ở lâu đài Ham. Ông đã trà trộn vào một nhóm thợ sửa chữa và trốn ra khỏi lâu đài, rồi sang London (tháng 5/1846). Ông đã mạo danh là công dân Anh để được tuyển làm cảnh sát đặc biệt ở London (tháng 4/1848).

      Khi nước Pháp tổ chức bầu cử tổng thống (ngày 10/12/1848), ông – nhờ sự ủng hộ của giai cấp nông dân – đã giành được 75% số phiếu bầu và trở thành tổng thống. Ông đã tổ chức “Hội Tháng Chạp” (tháng 9/1/1844) – bao gồm những tên lưu manh côn đồ được hóa trang thành quần chúng mà hô to: “Hoàng đế muôn năm!” nhằm tạo ra cái gọi là ý dân ủng hộ ông xưng đế.

      LOUIS BONAPARTE đặc biệt chú ý đến việc khống chế quân đội; ông khoản đãi quân nhân và mua chuộc họ bằng các loại rượu vang, xúc xích và thuốc lá hảo hảng. Ông đã điều động hơn 20.000 quân đánh chiếm Paris (ngày 2/12/1851), giải tán Quốc hội lập hiến và bắt giam tất cả các nghị viên chống đối ông, sau đó ông đã tự xưng làm hoàng đế Napoléon Đệ tam (ngày 2/12/1852). Và nền Cộng hòa Pháp đệ nhị đã được thay thế bằng Đế chế Pháp đệ nhị – giống hệt như những gì mà bác ông (Napoléon đệ nhất) đã làm gần 50 năm trước đó. 

       Hoàng đế Napoleon Đệ tam nắm trọn các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp và xây dựng bộ máy nhà nước quan liêu quân phiệt cồng kềnh. Ông mở rộng quân đội từ 400.000 lên đến 600. 000 quân ngoài ra còn có một mạng lưới mật vụ giám sát chặt chẽ mọi hành vi của các quan chức. Ông nghiêm cấm các hoạt động xuất bản, mít-tinh, lập hội, xóa bỏ các câu lạc bộ có tính chất chính trị. Ông lợi dụng giáo hội Công giáo làm công cụ tinh thần để cai trị nhân dân (chi phí về tôn giáo chiếm 20 lần so với giáo dục, cứ 730 người dân thì có 1 giáo sĩ) – giáo sĩ (được gọi là Những tên trùm mặc áo đen) khống chế trường học, cơ quan tố tụng, cả ở thành thị và nông thôn. Người dân và giới trí thức bất mãn; nhiều vụ ám sát hoàng đế đã xảy ra. Đứng trước sự bất mãn và chống đối, ông đã thay đổi sách lược chính trị (từ năm 1859), nhượng bộ về quyền tự do dân chủ, tuyên bố đại xá, v.v…

       Về mặt xây dựng kinh tế, Napoléon III lại rất coi trọng: giao thông vận tải đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển phát triển mạnh mẽ; lượng vận tải hàng hóa tăng lên gấp 10 lần; ngân hàng được thành lập nhộn nhịp; 183 nhà tài phiệt lớn khống chế toàn nước Pháp; chủ nghĩa tư bản Pháp phát triển nhanh chóng, hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp: sản xuất tăng gấp đôi, thành quả phát minh kỹ thuật có rất nhiều, v.v… Ông chủ trương Nhà nước can thiệp vào kinh tế, thông thương quan thuế với nước Anh, kích thích sự tăng trưởng kinh tế của nước Pháp. Ông hết sức coi trọng việc xây dựng các công trình văn hóa ở Paris như: ủy nhiệm cho Georges-Eugene Haussmann chủ trì việc quy hoạch xây dựng lại Paris theo thiết kế do đích thân Hoàng đế đề ra: các tòa nhà cao vút, nổi bật cùng với các đại lộ cây xanh, các cửa hàng buôn bán, rạp hát, các đài phun nước, khiến Paris đã trở thành là một Thành phố cây xanh nổi tiếng trên thế giới. Giai cấp tư sản đặc biệt là giới tư sản tài chính lớn phát tài to, hoàng tộc và cung đình sống cực kỳ xa hoa (các quý bà mặc một bộ lễ phục dạ hội trị giá bằng tiền chi tiêu trong 2 năm của một gia đình bình dân), nhưng mặt khác thì 70% dân cư Paris khi chết mà không để lại bất kỳ một di sản nào.

      Thời kỳ Napoléon III, chiến tranh giữa Pháp và các nước khác đã luôn luôn xảy ra: cuộc chiến liên quân Pháp Anh chống Nga (tháng 3/1854) đã củng cố địa vị bá chủ châu Âu của Pháp; cuộc chiến xăm lược thuộc địa hóa đảo Nouvelle-Calédonie (năm 1853), các quốc gia Algérie, Việt Nam, Campuchia, …; cuộc chiến liên quân Pháp Ý chống Áo (tháng 1/1859) với chiến lợi phẩm là Nice và Savoie; liên quân Pháp-Trung Quốc (nhà Thanh) đàn áp cuộc khởi nghĩa “Hội tiểu đao” ở Thượng Hải – nhưng sau đó, liên quân Pháp-Anh lại xâm nhập Bắc Kinh và đốt cháy, cướp bóc ở vườn Viên Minh (tháng 10 năm 1860); cuộc chiến xăm chiếm thủ đô Mexico-City của Mexico (tháng 6/1862), …

      Ông đã tuyên chiến với Phổ (ngày 19/7/1870) và bị thua nặng ở trận Sedan (năm 1871). Napoléon III bị quân Phổ bắt làm tù binh. Ngày 4/9/1871, Paris nổ ra cuộc cách mạng lật đổ Đế chế đệ nhị và lập ra Nền cộng hòa đệ tam. Hoàng hậu Eugénie bỏ trốn sang Anh (từ tháng 9/1871 đến tháng 3/1872, Napoléon III bị giam lỏng trong một biệt thự ở vùng Wilhelmshöhe, gần Kassel, Đức và được phóng thích (ngày 19/3/1871). Ngày hôm sau, ông đến ChislehurstAnh và sống ẩn dật cho đến chết (ngày 9/1/1873).

BAN TU THƯ
2 /2021

(Visited 1.444 times, 1 visits today)