Ảnh đại diện: Theo PGS. Hoàng Lân đây là chân dung hai người lính khố xanh, chụp với 1 vị quan ta (không ghi rõ tác giả và năm chụp). Ảnh trích từ (faxuca.blogspot.com)
NGUYỄN MẠNH HÙNG
(PGS TS Sử học)
I. Theo một số tài liệu, tại Việt Nam, súng hỏa mai với tên gọi quen thuộc trong dân gian (còn súng điểu thương ít được nghe đến) là thứ vũ khí được sử dụng kể từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19. Các đời chúa phong kiến (nhà Lê, nhà Mạc và chúa Trịnh, chúa Nguyễn) đều trang bị bằng loại súng hỏa mai đầy đủ nói trên cho quân đội. Sử sách lẫn văn học đều mô tả qua các trận đánh thời đại này là “đạn bay như sao sa”. Ca dao Đàng Trong cũng ghi lại hình ảnh người lính thú đời xưa như một lãng tử
Ngang lưng thì thắt đai vàng
Đầu đội nón dấu vai mang súng dài
Một tay thì cắp hỏa mai
Một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền.
Thùng thùng trống đánh ngũ liên.
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa
Bức ký hoạ được vẽ vào năm 1908 – 1909 tại Hà Nội về người lính pháo thủ hình bên đây giúp ta có thể tưởng tượng ra người lính thú đời xưa đó vào trước thời Nguyễn.
Riêng đối với súng điểu thương mà chúng ta đề cập, để hiểu rõ, chúng tôi xin tham khảo một tài liệu như sau:
II. Súng điểu thương (musket) là loại súng hoả mai (Arquebus) thế hệ cuối của lực lượng binh bị Việt Nam đời Mạc Trịnh Nguyễn (từ thế kỷ 17). Súng điểu thương được cấu tạo cơ bản bằng cò mổ – như cái mỏ gà (pecking hen) có gắn đá lửa (flint). Kỹ thuật vận hành như sau: “bấm cò, cò mổ vào miếng thép cho toé ra tia lửa” nghĩa là: “Kéo mỏ gà ngược ra sau, cho móc vào khớp để giữ lại. Khi được bóp cò, mỏ gà bật ra để mổ viên đá vào một thanh sắt cho xẹt ra tia lửa, trong lúc đó buồng thuốc súng được mở ra để bén vào”.
Theo John Pinkerston ([1]) – Chúa Nguyễn đã trang bị cho quân đội của mình loại súng điểu thương này hay còn gọi là súng hoả mai (matchlocks).
x
x x
Một tài liệu khác cho thấy vào đời Thanh (Trung Quốc) một loại súng hoả mai kích thước lớn phải cần đến 2 người: một người kê súng lên vai để người khác làm điểm tựa.
Tại Việt Nam hiện đang được trưng bay loại súng này tại Viện Bảo Tàng. Được biết, quân đội Tây Sơn tiếp nhận kỹ thuật nói trên của xứ Đàng Trong và cải tiến thành nhiều loại khác. Lực lượng binh sĩ nơi đây sử dụng rất thành thạo, do siêng năng tập luyện hàng ngày ngoài đồng – trông như là trò chơi. Nhưng Đàng Ngoài cũng dùng kỹ thuật này để tranh cướp quyền lực lẫn nhau trong suốt 200 năm. Như nước với lửa – Chúa Trịnh được mệnh danh là Thuỷ Vương (Lord of water) do có lực lượng đánh trên sông nước hùng hậu – Chúa Nguyễn chính là Hoả Vương (Lord of fire) do chỉ huy một đội ngũ trang bị khí giới có hoả lực hùng mạnh. Ngoài ra Chúa Nguyễn còn một số loại vũ khí được phổ biến thêm trong quân đội như hoả long, hoả hổ và các loại súng chứa miểng có tác dụng như loại bom sơ khai.
Về lịch sử – súng điểu thương (flintlock) – có nguồn gốc từ Châu Âu, từ đó du nhập sang các nước Châu Mỹ và Châu Á. Quân đội Tây Sơn được đánh giá là hùng mạnh nhờ vào loại súng điểu thương được cải tiến vượt trội hơn về kỹ thuật thao tác (chỉ cần 4 động tác) trong khi lực lượng Anh quốc và Châu Âu (cần đến 20 động tác). Riêng loại súng nhà Thanh ( hình) bắt lửa kém lại toả ra nhiều khói. Vua Quang Trung từng sử dụng loại này trong các trận chiến nên áo bào của ông trổ sang màu đen vì bị ám khói.
Súng hỏa mai dùng mồi thừng hoặc đá lửa. Sau này, súng dần được thay thế bằng súng trường tiên tiến hơn, sử dụng hạt nổ và vỏ đạn tương tự như súng của Châu Âu bấy giờ. Tuy nhiên, vào thời Minh Mạng, súng hỏa mai đã thế chỗ súng trường (do binh lực suy giãm), nhưng với số lượng ít oi nhưng với số lượng khiêm tốn hơn so với các thế kỷ trước – cứ 10 người giữ một khẩu súng.
x
x x
Theo quy chế đời Nguyễn, số lính được chia ra làm 2 loại: lính cơ và lính vệ. Lính vệ được tuyển chọn từ nghệ An tới Bình Thuận, số này đóng tại Huế. Trong trận chiến giữa Pháp và Việt Nam ở xứ Bắc kỳ, triều đình Huế đã gửi ra Bắc Hà 8000 lính vệ, đặt dưới quyền của một vị quan Kinh lược. Còn lính cơ là lính đóng tại Bắc kỳ. Về sau Pháp đặt nền bảo hộ số lính cơ được thay thế bằng lính khố xanh (hình). Còn lại một số thì đặt dưới quyền điều khiển của tổng đốc các tỉnh.
___________
[1] JOHN PINKERSTON “Modern geography: A description of the empires, kingdoms, states, and colonies with the oceans, seas, and isles”.