Nhà Soạn giả VIỄN CHÂU

Nhà Soạn giả VIỄN CHÂU

    VIỄN CHÂU (tên thật HUỲNH TRÍ BÁ, Bảy Bá, Trương Văn Bảy, 21/10/1924, Đôn Châu, Trà Vinh – 1/2/2016, Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 91 tuổi) là danh cầm đàn tranh và soạn giả cải lương. Ông là người đã khai sinh ra thể loại cải lương Tân cổ giao duyên và đã có công đào tạo ra nhiều thế hệ nghệ sĩ cải lương danh tiếng. Ông được mệnh danh là “Vua của các vị vua cải lương“.

     Thuở nhỏ, ông học Quốc văn ở Trường làng và tự học Hán văn. Ông mê đờn ca, cả tân lẫn cổ. Ông tự mày mò học những ngón đờn qua đĩa hát và các nhóm đờn ca tài tử ở làng quê; ông đàn thạo các loại đàn tranh, vĩ cầm, guitar (năm 19 tuổi). Ông tham gia Ban cổ nhạc Ðài Phát thanh Pháp Á Sài Gòn (năm 1942). Dấu ấn đầu tiên trong sự nghiệp văn hóa nghệ thuật của ông là Truyện ngắn “Chàng trẻ tuổi(đăng trên báo Dân Mới, 1942) và Bài thơ “Thời mộng(đăng trên báo Tổng xã mới, 1942). Ông theo Đoàn Tố Như lưu diễn (năm 1943) và tham gia Gánh ca kịch của Năm Châu (lưu diễn ở Hà Nội). Ông học hỏi ở các nghệ sĩ tài danh như Năm Châu, Lê Hoài Nở, Trần Hữu Trang, Duy Lân,… Ông đã viết Vở cải lương đầu tay “Hồn chiến sĩ”  với nội dung cổ vũ cho Cuộc kháng chiến chống Pháp (Vở tuồng được Ủy ban Kháng chiến hành chánh quận Trà Cú – quận Trần Chí Nam lúc ấy tổ chức biểu diễn để góp quỹ kháng chiến). Để tránh bị bắt bớ do từng cầm súng chống Pháp, ông bỏ Xứ Đôn Châu lên Vĩnh Long (năm 1946) tá túc trong nhà một người bạn, rồi sau đó phiêu bạt lên Sài Gòn, tìm đến Đoàn Năm Châu (hay Đoàn Con Tằm) để nương nhờ và theo nghiệp cải lương. Tại Sài Gòn, ông bí mật hoạt động cho Ban Công tác thành và bị người Pháp bắt giam (dù không đủ bằng chứng kết tội) rồi bị đày đi an trí ở Cẩm Giang, Tây Ninh. Ông được trả tự do (năm 1949) và trở lại Sài Gòn, tìm đến Đoàn Con Tằm (với cái tên mới Trương Văn Bảy). Ông viết Vở cải lươngNát cánh hoa rừng(phóng tác từ Truyện đường rừng của Khái Hưng) với bút danh Viễn Châu (năm 1950) – đây là Vở cải lương đầu tiên của ông được Đoàn Việt kịch Năm Châu trình diễn trên sân khấu chính tại Sài Gòn. Các tác phẩm biểu diễn đàn tranh của ông cũng được nhiều Hãng đĩa thu thanh và phát hành liên tục. Ngón đờn tranh Bảy Bá được xem là 1 trong 3 ngón đờn bậc thầy cổ nhạc (Năm Cơ đàn kìm, đàn sến, Bảy Bá đàn tranh, Văn Vỹ guitar phím lõm). Ông còn cộng tác với các Đoàn hát: Kim Thanh Út Trà Ôn (1955), Thanh Tao (1958), Thanh Nga (1962), Dạ Lý Hương (1969), Tân Hoa Lan (1969) và các Hãng đĩa Việt Nam (1950), Kim Long (1951), Việt Hải (1953), Thăng Long (1954), Sống Mới (1968), Nhạc ngày xanh (1969), Hồn nước (1973, Ngọc Chánh băng từ), … Đoàn Văn công (1975), Hãng băng Sài Gòn Audio (1978), …. lưu diễn (năm 1984) cùng Đoàn nghệ thuật 2.84 ở các nước Tây Âu (Đức, Bỉ, Pháp, Ý).

    Ông được phong tặng Danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (năm 1988), Nghệ sĩ Nhân dân (năm 2012), Huân chương Lao động hạng ba (năm 2014) cho những đóng góp xuất sắc đối với Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ. Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ: trên 50 vở cải lương và hơn 2000 bản vọng cổ (đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành).

Tác phẩm

    Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và hơn 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền.

Tuồng cải lương

1. Ai điên ai tỉnh,
2. Bông ô môi,
3. Chuyện tình Hàn Mặc Tử,
4. Chuyện tình Lan và Điệp,
5. Cô gái bán sầu riêng,
6. Con gái Hoa Mộc Lan,
7. Chiêu quân cống hồ (Thể Hà Vân – Viễn Châu),
8. Đức Phật thích ca,
9. Đời cô Nga,
10. Đồ Lư công chúa (Thể Hà Vân – Viễn Châu),
11. Giọt máu chung tình (Thể Hà Vân – Viễn Châu),
12. Hai nụ cười xuân,
13. Hoa Mộc Lan,
14. Lá trầu xanh,
15. Nát cánh hoa rừng,
16. Người đẹp Trữ La Thôn (Thể Hà Vân – Viễn Châu),
17. Nợ tình,
18. Qua cơn ác mộng,
19. Quân vương và thiếp,
20. Sau bức màn nhung,
21. Sương khuya lạnh lùng (Hà Triều – Viễn Châu),
22. Tình mẫu tử,
23. Tố Hoa Nương,
24. Phụng Kiều Lý Đáng,
25. Bản vọng cổ và bài tân cổ,
26. Anh đi xa cách quê nghèo,
27. Ai ra xứ Huế,
28. Áo mới Cà Mau (Thanh Sơn),
29. Áo người trinh nữ (Thu Hồ),
30. Bạch Thu Hà,31. Bông ô môi,
32. Bên cầu trường hận,
33. Chàng là ai? (Nguyễn Hữu Thiết),
34. Chuyến xe cuối tuần,
35. Chiếc nón bài thơ,
36. Chuyện ngày xưa (Trúc Phương),
37. Cô gái bán sầu riêng,
38. Dương Quý Phi,
39. Đà Lạt trăng mờ,
40. Đêm khuya trông chồng,
41. Đêm lạnh trong tù,
42. Đêm tàn bến Ngự,
43. Đời,

44. Đời vũ nữ,
45. Đoạn kết một chuyện lòng (Hoài Linh),
46. Gánh nước đêm trăng,
47. Giấc mộng lá sầu riêng,
48. Hán Đế biệt Chiêu Quân,
49. Hận Kinh Kha,
50. Hoa Hồ Điệp,
51. Hoa trôi dòng nước bạc,
52. Hòn vọng phu (Lê Thương),
53. Kiếp cầm ca,
54. Khóc cười,
55. Lá trầu xanh,
56. Lan và Điệp,
57. Lòng dạ đàn bà,
58. Mưa lạnh thảo cầm viên,
59. Mẹ dạy con,
60. Men rượu Sake,
61. Mồ em Phượng,
62. Nhớ mẹ,
63. Ni cô và kiếm sĩ,
64. Nỗi buồn mẹ tôi (Minh Vy),
65. Người quên kẻ nhớ (Đài Phương Trang),
66. Người em xứ Thượng,
67. Phạm Lãi biệt Tây Thi,
68. Phàn Lê Huê,
69. Quả tim bất diệt,
70. Sầu vương ý nhạc,
71. Sương khói rừng khuya,
72. Tấm gương lịch sử,
73. Tâm sự Mai Đình,
74. Tâm sự Mộng Cầm,
75. Tần Quỳnh khóc bạn,
76. Thương về miền Trung (Duy Khánh),
77. Trường hận,
78. Tình anh bán chiếu (1951),
79. Tình nghèo có nhau (Đài Phương Trang),
80. Trống trường thành,
81. Tự Đức khóc Bằng Phi,
82. Tu là cội phúc,
83. Võ Đông Sơ,
84. Vợ tôi đẹp ác,
85. Vợ tôi tôi sợ,
86. Xuân đất khách, …

(Visited 32 times, 1 visits today)