Kiến thức đa ngành, đa lĩnh vực
NHÀ VIỆT NAM HỌC là một tên gọi khá hot gần đây; vậy đó là một người như thế nào? Bạn có muốn sẽ là một Nhà Việt Nam học hay không? Xin mời bạn hãy xem qua bài viết sau đây.
NHÀ VIỆT NAM HỌC – Người chuyên gia có hiểu biết nhiều lĩnh vực liên quan đến con người và đất nước Việt Nam như:
1. Phong tục, tập quán của người Việt và các dân tộc trong cộng đồng trên mọi miền của đất nước Việt Nam, trong đó có phong tục về cưới hỏi, ma chay, giỗ tết, lễ hội, …;
2. Văn hoá giao tiếp của người Việt và các dân tộc anh em: a) Giao tiếp trong sinh hoạt gia đình; b) Giao tiếp nơi công sở; c) Giao tiếp trong trường học; d) Giao tiếp trong kinh doanh; đ) Giao tiếp trong khi tiếp khách;
3. Văn hoá ẩm thực của người Việt và các dân tộc anh em: Các món ăn đặc trưng và cách nấu món ăn của mỗi vùng trên đất nước Việt Nam;
4. Văn hoá ăn mặc truyền thống của người Việt và các dân tộc anh em trong từng thời kì lịch sử;
5. Những hiểu biết khác về lịch sử, văn học, kinh tế… của Việt Nam xưa và nay – nhất là trong bối cảnh hội nhập và phát triển bền vững.
Học trong nhà trường và trên thực tiễn
Trong khi học tại nhà trường, bạn sẽ được đào tạo đẩ có bằng cử nhân Việt Nam học nắm vững các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức tương đối toàn diện và hệ thống về Việt Nam học, có kĩ năng thực hành về quan hệ quốc tế và năng lực giao tiếp xã hội, sử dụng được một ngoại ngữ trong giao tiếp và trong công tác chuyên môn, có phẩm chất tư tưởng vững vàng, có kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, có sức khoẻ.
Trong khi học tại trường, bạn sẽ có dịp được tham gia vào các chuyến học dã ngoại, tham quan một số danh thắng, di tích lịch sử… của đất nước.
Chương trình học với các môn học chủ yếu
Thời gian học bậc đại học ngành Việt Nam học là 4 năm với tổng số 137 tín chỉ, bao gồm các khối kiến thức như sau:
Khối kiến thức chung
Khối Kiến thức chung bao gồm các môn học như Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – An ninh, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tin học cơ sở, Tiếng Anh cơ sở hoặc Tiếng Pháp cơ sở, Tiếng Nga cơ sở, Tiếng Trung cơ sở, Tiếng Việt cơ sở, Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Kỹ năng bổ trợ, …
Khối Kiến thức cơ sở
Khối Kiến thức cơ sở bao gồm các môn học như Phương pháp nghiên cứu khoa học, Cơ sở văn hoá Việt Nam, Lịch sử văn minh thế giới, Logic học đại cương, Tâm lý học đại cương, Xã hội học đại cương, Nhà nước và pháp luật đại cương, Kinh tế học đại cương – hoặc Môi trường và phát triển, Thống kê cho khoa học xã hội, Thực hành văn bản tiếng Việt, Nhập môn Năng lực thông tin, …
Khối Kiến thức chuyên ngành
Khối Kiến thức chuyên ngành bao gồm những môn học bắt buột và tự chọn tuỳ ứng theo lĩnh vực như Nhập môn Việt Nam học, Dẫn luận ngôn ngữ học, Hán Nôm cơ sở, Lịch sử Việt Nam đại cương, Lịch sử tiếng Việt, Nghệ thuật học đại cương, Thể chế chính trị Việt Nam hiện đại, Tôn giáo, tín ngưỡng và lễ hội Việt Nam, Văn học Việt Nam hiện đại, Di tích và thắng cảnh Việt Nam – hoặc Văn học Việt Nam trung đại…, Các dân tộc Việt Nam, Du lịch Việt Nam, Địa lý Việt Nam, Làng xã Việt Nam, Mỹ thuật và kiến trúc Việt Nam, Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam, Việt Nam và Đông Nam Á: Những vấn đề lịch sử, văn hóa và xã hội, Báo chí truyền thông đại cương – hoặc Mỹ học đại cương, Nhân học đại cương, Phong cách học tiếng Việt, Văn học Việt Nam đại cương, Việt ngữ học đại cương…, Hà Nội học, Ngoại ngữ chuyên ngành, Tiếng Việt chuyên ngành, Ngữ âm tiếng Việt, Ngữ pháp tiếng Việt, Từ vựng tiếng Việt, Quản trị văn phòng, Nghiệp vụ báo chí, Ngôn ngữ học đối chiếu – hoặc Ngữ dụng học tiếng Việt, Phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, Văn hóa ẩm thực Việt Nam, Văn học dân gian Việt Nam, …
Thực tập thực tế & Khoá luận tốt nghiệp
Sau thời lượng 18 tín chỉ thực tập thực tiễn, bạn tiền hành làm Khoá luận tốt nghiệp 10 tín chỉ hoặc tiến hành nghiên cứu chuyên đề thay cho việc làm Khoá luận với các chuyên đề như Cơ sở ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, Lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam, …
Cơ hội nghề nghiệp
1. Giáo viên trong các cơ sở đào tạo có môn học liên quan đến Việt Nam học;
2. Phóng viên (làm việc tại các cơ quan truyền hình, báo chí, đài phát thanh…);
3. Biên tập viên (các cơ quan báo chí, truyền thông…);
4. Chuyên viên trong các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế như Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các Bảo tàng, các hãng thông tấn, các bộ phận ngoại giao, phiên dịch, v.v…;
5. Hướng dẫn viên, tư vấn viên ngành du lịch, khách sạn… qua việc vận dụng các kiến thức phong phú, đa dạng về đất nước, con người, ngôn ngữ, phong tục, tập quán, …;
5. Nhà nghiên cứu, phê bình về các lĩnh vực liên quan đến đất nước và con người việt Nam như quá trình hình hình thành và phát triển của một thành phố, những nét văn hoá trong cuộc sống của người Việt: văn hoá giao tiếp, văn hoá ẩm thực, phong tục, tập quán như cưới hỏi, giỗ chạp, v.v…
BAN TU THƯ
09 /2019
(nguồn tham khảo: Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội)