Ôm con vào lòng

Phần 1:

–  Mẹ ạ! Kỳ này về Việt Nam, cho con được vào xem Sở thú Sài Gòn! Mẹ nhé!

–  Con thích xem gì ở đó?

– Con “đố” mẹ đấy!

–  Chắc là cọp, beo, sư tử, gấu…!

–  Dạ không! Đó là các loài thú ăn thịt hung tợn, dành cho các quán thịt rừng.

–  Vậy là chim, cá cảnh…!

–  Dạ không! Đó là loài nuôi chơi, dành cho người về hưu!

–  Vậy! Con thích con gì?

–  Thưa Mẹ! Cho con được xem “Con Trút”!

–  Sao vậy con?

–  Vì con thích thân hình nó có vảy sừng như mái ngói lợp nhà. Nhờ thế mà khi gặp loài thú ăn thịt nó cuộn tròn người như quả bóng “để ôm con vào lòng”!.

–  !!!

Phần 2:

–  Nhưng! tại sao con lại thích “Con Trút” theo cách đó?

–  Đó là cách mà con nghiệm thấy trong cuộc đời con.

–  Mẹ! nuôi con đến lúc này tại xứ Người – chưa bao giờ nghe con nói.

–  Con để trong lòng như con để vật quý trong một “góc khuất” của cuộc đời!.

–  Con có thể nói cho mẹ nghe không?

–  Đây là “bí mật” của con. – Nếu con nói ra – mẹ có gìn giữ cho con không!?

–  Mẹ “xin thề“.

–  Vâng! Con xin nói! Lúc bấy giờ! Bọn cướp biển xông tới! Chúng lên tàu, bắt đàn ông xô xuống biển, còn đàn bà chúng bắt để hãm hiếp. Riêng, Mẹ đã ôm chặt con vào lòng như xiềng xích. Chúng không thể nào tách mẹ ra được! Dù cha đã chết! Chắc cha cũng cảm thấy không cô đơn!!!.

Một cặp tê tê mẹ con – Ảnh trích từ (https://nongnghiep.vn)
Con Trút – Ảnh trích từ (https://baomoi.com)

x
x x

Bài đọc thêm

CON TRÚT Ở QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM

–  Con Trút còn có tên là con Tê Tê – hay còn có tên- nghe như một chiến binh, đó là Xuyên Sơn Giáp. Với lớp da cứng trông như chiếc áo giáp, con Trút có thể đi xuyên qua đồi núi.

–  Con Trút -hiện nay- chỉ mới thấy có mặt trong vùng nhiệt đới của hai vùng đất Châu Phi và Đông Nam Á.

–  Toàn thân hình con Trút kéo dài đến đuôi đều được phủ bằng các vảy sừng, -ngoại trừ vùng bụng-, trông như những tấm ngói lợp nhà!.

–  Con Trút chuyên sống trong rừng rú, nơi có đồi núi, lợi dụng đôi chân có móng sắc, cứng, nhọn để đào hang, ngủ ngày.

–  Con Trút không có răng, mà mồm lại nhọn. Tuy nhiên, bù vào sự thiếu sót đó – chiếc lưỡi lại rất dài, có thể phóng ra xa như loài tắc kè – chiếc lưỡi này dùng để bắt các con vật nhỏ nhoi như Kiến và Mối. Con Trút bắt Kiến theo cách thè lưỡi dài ra trông như cây chổi của chú tiểu quét lá đa nhà chùa. Nó quét dọc đường đi của các chú Kiến để thu gom bằng chất nước bọt đặc quánh.

–  Tuy nhiên, con Trút còn có thể bắt cả Ong theo cách “gài bẫy”. Để bắt được Ong, Trút giương vảy ra cho thấy các thớ thịt  để Ong chui vào!. Lúc ấy, Trút bèn cụp vảy lại! Ong “nghẹt thở” mà “chết”. Xong! Trút bò xuống đất, giũ vảy ra, làm thực phẩm – ăn dần.

–  Trong đời con Trút- có nhiều lúc phải gặp hiểm nguy. Trút ôm con vào lòng rồi cuộn tròn như quả bóng!. Cái bản năng tự vệ ấy! Trút là một biểu tượng cho tình mẫu tử – cho nhiều giống loài – trong đó có loài người!.

(Visited 21 times, 1 visits today)