Người bước vào TÌM HIỂU VÕ HỌC từ hơn 40 NĂM TRƯỚC

Người bước vào TÌM HIỂU VÕ HỌC từ hơn 40 NĂM TRƯỚC

NGUYỄN MẠNH HÙNG
(PGS TS Sử học)

     Trong thời gian 10 năm gần đây PGS.TS Sử học Nguyễn Mạnh Hùng là người thầy được cơ quan truyền thông đại chúng trong ngoài nước nói đến cuộc đời thơ ấu đầy bất hạnhkhốn khổ của ông cũng như nhắc đến nhiều về một số công trình mà ông đã công bố liên quan đến lịch sử – văn hóa Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản trong thế giới Hán hoá (le monde sinisé – theo ngôn ngữ của Vandermeersch) – mà ông gọi là thế giới Nôm hoá chữ Hán. Nhưng thật sự chúng ta rất ít thông tin về một lĩnh vực “trái nghề” và “ẩn kín” của ông. Đó là lĩnh vực hoạt động thể chất thông qua một số bộ môn thể dục thể thao, và đặc biệt là võ thuật. Kể từ lúc này, chúng tôi gọi ông là nhà nghiên cứu võ học thay vì gọi ông là võ sư như ông đã được Quốc tế phong tặng.

     Ông sinh tại Biên Hòa – Đồng Nai, học vị và học hàm là Phó Giáo sư, Tiến sĩ. Ông là người sáng lập và là Hiệu trưởng Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng. Giới giáo dục xem ông như là nhà tiên phong trong việc mở ra hệ thống đào tạo không chính quy – nay là hệ thống đào tạo Tư thục của Việt Nam – từ năm 1986 tại Khoa Ngữ văn – Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn). Nguyên trước đây ông từng là sinh viên Đại học Văn khoa, Luật khoa từ những năm 1963 – 1968 tại Sài Gòn.

     Năm 1965, ông tốt nghiệp lớp huấn luyện viên môn kiếm thuật phương Tây tại CLB Thể Thao Sài Gòn (Cercle Sportif Saigonnais) do thầy (maître d’arme) Vatin- người Pháp (vô địch thế giới năm 1954) huấn luyện. Cùng năm ấy, ông là Giám đốc Võ đường Gia Long (69 bis Gia Long – Q.1) nơi đào tạo võ sư quốc gia thời những năm 1964 – 1970 mà ngày nay nhiều người đã trở thành võ sư quốc tế của nhiều quốc gia tại Châu Âu, Hoa Kỳ, Phí Châu…. Đây là trụ sở đặt bên cạnh Dinh Gia Long Sài Gòn (nay là thư viện Khoa học tổng hợp Tp.HCM). Nơi đây từng là khuôn viên Đại học Văn Khoa Sài Gòn và là nơi tạm trú và trình diễn của Trịnh Công SơnKhánh Ly để phát triển loại nhạc gọi tên là nhạc Trịnh Công Sơn (dòng nhạc đặc trưng nổi lên mà quần chúng đặt tên là nhạc  phản chiến). Khu vực này còn có “hội họa sĩ trẻ”, Nguồn sống, Du ca… đặc biệt chương trình phát triển sinh viên C.P.S  Hoa Kỳ tài trợ . Võ đường Gia Long (thuộc khu nhà tiền chế) khi được thành lập đã tập trung một số bộ môn võ: Kiếm thuật, Nhu đạo, Thái cực đạo, Võ cổ truyền, Vovinam Việt võ đạo… Đặc biệt môn Vovinam, thầy có lần được tiếp kiến thầy Lê Sáng khi thầy quá bộ từ Võ đường Hoa Lư đến chơi. Cũng như có nhiều thầy khác nổi danh trong giới võ thuật Sài Gòn thời ấy cũng hay ghé đến trò chuyện ân cần. Nay các thầy đã nổi danh tại nước ngoài. Vào thời ấy, thầy mời võ sư Phạm Lợi đến phụ trách bộ môn Nhu đạo của Võ đường. Võ sư Phạm Lợi đã từ Pháp về với đai đệ tứ đẳng và thầy Chiêm Huỳnh Vănnay là lương y – khi ấy là HLV chính, người học trò của võ sư Phạm Lợi. Khoảng năm 1965, thầy Nguyễn Mạnh Hùng đoạt chức vô địch sinh viên toàn miền Nam môn Thanh gươm (sabre) cũng đã từng chiến thắng người quốc tịch Mỹ đoạt huy chương bạc Châu Âu. Từ đó, ông là tầm nhắm để được đề cử tham gia thi đấu quốc tế môn Kiếm thuậtnhưng đã thật khó khăn về vấn đề xuất cảnh -. Cũng thời điểm này, ông là lực sĩ quốc gia Sài Gòn, võ sư môn Kiếm thuật (miền Nam Việt Nam) được hưởng chế độ lương chính thức. Ngoài ra thầy còn là môn sinh môn võ Bình Định cùng nhiều môn võ khác tại Sài Gòn từ thuở bé. Trong giai đoạn này phong trào võ thuật phát triển khắp miền Nam, nhiều võ đường được xây dựng… Đặc biệt môn võ thuật được chế độ Sài Gòn cho phép giảng dạy tại trường học. Ngoài ra, ông còn là huấn luyện viên môn thể dục thẩm mỹ (body building – culture physique esthétique) tại sân vận động Phan Đình Phùng– tiền thân của phong trào Kiến càng”. Là người thuộc sau lực sĩ Nguyễn Công Án (người lực sĩ đẹp nhất thế giới 2 lần vào những năm 1954-1960 tại Pháp và Châu Âu) được chế độ Ngô Dình Diệm mời về nước. Nhưng ông đã trở về Pháp do không thích nghi với chế độ Sài Gòn lúc đó sau khi đào tạo một thế hệ thứ 2 với mơ ước “Bắp thịt trước đã” tác phẩm của Phạm Văn Tươi đã gieo rắc phong trào khoẻ trong giới thanh niên Sài Gòn với câu nói thời danh: “mặc đồ vô anh thật bảnh trai, cởi áo ra anh chỉ là bộ xương”. Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã và đang đào tạo ngành Thể hình thẩm mỹ. Trong số đó có Lý Đức (cử nhân) (hình) – vô địch, Phạm Văn Mách (sinh viên)vô địch, Đinh Kim Loan (vô địch). Ngày nay học trò Vovinam Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã chiếm các huy chương vàng quốc tế về VovinamViệt võ đạo đầu tiên tại Algérie khiến cho giới Vovinam thế giới nhận ra rằng Việt Nam đã không hề đẩy Vovinam vào bóng tối như nhiều người nhầm tưởng kể từ sau năm 1975. Và cũng mới đây 3 võ sư Vovinam  (do Hồng Bàng đào tạo cử nhân) đã chiếm ba huy chương vàng Vovinam tại Seagame 26 tổ chức tại Indonesia 2011.

     Năm 1988, ông được cử sang Nhật giảng dạy Việt Nam học từ 1988 đến 1992 (lịch sử, văn học, ngôn ngữ học, võ học) tại trường Đại học Ngoại ngữ Osaka (hệ cử nhân). Tại đây ông đã tốt nghiệp môn Kiếm đạo Nhật Bản do Hội Kiếm đạo Nhật Bản tổ chức tại vùng KANSAI. Hơn nữa ông đã học Trà đạo (châdo), Hoa đạo (Ike bana) và các phương pháp ấn huyệt Nhật Bản (Shiatsu) trong thời gian 4 năm. Như vậy ông là người quan tâm và góp phần vận động cho phong trào khỏe trong giới sinh viên Sài Gòn trước đây và ngày nay. Từ phong trào “Tự trị đại học” tại Sài Gòn nổi lên vào thời ấy (1963 – 1968) ông  đã góp phần chuyển dịch ra thuật ngữ Việt Nam một số bộ môn võ thuật, kiếm thuật, nhu đạo… để đưa tiếng Việt (thay cho tiếng Pháp, tiếng Nhật) trên võ đường đại học Sài Gòn.

     Ngay từ năm thành lập Trường Đại học Hồng Bàng (1997), ông đã bắt đầu đệ trình đến Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam để xây dựng chương trình Cử nhân Võ học Việt Nam đầu tiên của Việt Nam và thế giới gồm hai chuyên ngành Vovinam Việt võ đạoVõ cổ truyền Việt Nam. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam đã đắn đo về mặt khoa học và cuối cùng xét duyệt và cho phép Trường được giảng dạy chính thức từ năm 2001 như một ngành khoa học mới. Đến nay qua nhiều khóa với hàng trăm sinh viên tốt nghiệp đã nhanh chóng trở thành những người thầy, những võ sư trẻ. Đặc biệt họ đã từng thi đấu trong và ngoài nước đã đạt huy chương vàng thế giới và khu vực như đã nói trên. Một số cử nhân võ Việt xuất sắc được giữ lại trường để được học nâng cao về sư phạm và ngoại ngữ Anh – Pháp hầu vừa giảng dạy tại trường vừa có thể ra nước ngoài huấn luyện võ thuật theo hợp đồng với các võ đường tại một số nước Châu Âu, Châu Phi và tại Hoa Kỳ. Đồng thời, nhà trường cũng đã tổ chức nhiều khóa học ngắn ngày về Y học ứng dụng trong Võ học Việt Nam cho một số võ sư thuộc Tổng Liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới, Hoà Long võ đạo tại Ý… Liên đoàn Vovinam Việt Nam và nhiều võ phái, võ đường nước ngoài.

     Về các bộ môn ấn huyệt (Shiatsu), xoa bóp (massage), và về các bộ môn khí công, yoga thiền định… Ông đang hoàn thành tác phẩm có tên gọi với  nhận thức mới: “Thử tìm hiểu văn hoá va chạm cơ thể (ấn huyệt, xoa bóp) theo Quy luật của vũ trụ”.

     Chúng ta hãy nghe ông tâm sự:

     “Tôi là người “mạng dương liễu mộc” nên yếu đuối, bệnh tật èo ọp từ bé, mà lại mồ côi cha (cha tham gia kháng chiến chống Pháp và đã hy sinh khi ông mới 2 tuổi). Mẹ tôi phải đem xuống ghe cho một ông thầy lang làm con nuôi và được đặt tên là An để cầu mong cho bình an. Xuống ghe là để cho cây dương liễu được có nước cạnh bờ ao, bờ hồ. Xuất phát từ cái gì yếu đuối ấy mà mẹ tôi dạy bảo tôi phải lo sức khỏe, lo ăn học để sau này còn lo tấm thân. Nên tôi học đủ thứ, học võ Bình Định (tại Sài Gòn), học kiếm đạo Nhật Bản (khi sang Nhật dạy học) học kiếm thuật phương Tây tại Câu lạc bộ thể thao Sài Gòn –CSS- khi còn là sinh viên Sài Gòn, học thể dục thẩm mỹ (Culture physique esthétique) từ những năm 1960 khi còn là học sinh. Rồi học và thi đấu một số môn thể thao (bóng bàn, bóng chuyền…).

     Võ thuật, theo tôi nếu không tranh đoạt chiến thắng, không tìm cách hạ đối phương thì nó bóc tách nỗi cô đơn, tự ti mặc cảm quẳng ra ngoài, lấy được sự tự tin và thư thái để sống. Hiện nay nhiều võ sư Việt Nam mang nhiều quốc tịch khác nhau có lúc đã tự hỏi “cội nguồn là đâu?” sau bao năm chinh chiến, ly tán và sum họp. Để trả lời câu hỏi, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã tự xem như lôi cuốn các nguồn “nước chảy về chỗ trũng”, như “nước chảy về nguồn, lá rụng về cội”. Từ cảm xúc ấy, tôi đã xây dựng chương trình đào tạo Cử nhân Võ học Việt Nam như là một “chức danh nhỏ nhoi” của đại học để nói rằng võ học là một ngành khoa học có phương pháp, có lý luận, có đối tượng, có mục tiêu và đặc biệt là có “đầu ra” của nó – mà xã hội đang mong đợi theo cách gọi hiện nay – không chỉ trong nước mà đặc biệt là thế giới – điều mà nhiều người trong nước còn chưa nhận ra giá trị chân thật của nó.

     Nhiều người nghĩ rằng võ thuật là hoạt động mang tính võ biền. Nhưng thực chất võ thuật –theo suy nghĩ riêng- là một hoạt động mang tính nhân văn gắn liền với văn học, quân sự học, chính trị học, binh khí học, đạo học, thiền học, triết học, y sinh học, cơ thể học, sử học, folklore học… Nếu văn là “lời viết” thì võ là “cử chỉ và lời nói”. “Lời viết, lời nói và cử chỉ” là thuộc tính của loài người đã hoàn thiện bước đầu về nhân cách.  Lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với quá trình chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ đất nước, bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc và trong quá trình đó võ nghệ đóng vai trò quan trọng hay nói cách khác là vai trò “sống còn”. Lịch sử đã từng ghi chép học vị tiến sĩ văn chương ở Văn Miếu còn ghi chép cả những tiến sĩ võ học … ở Võ Miếu. Khi đất nước hòa bình, võ thuật Việt Nam không được xã hội quan tâm vì đã không nghĩ rằng võ là một hoạt động rèn luyện ý chí chiến đấu và tu dưỡng tâm hồn thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày với xã hội cộng đồng mà chỉ nghĩ rằng võ sĩ phải lên võ đài để hạ đối thủ, gây thương vong một cách  mạnh mẽ và quyết liệt hơn các môn thể thao thi đấu khác!!!.

     Hơn nữa, lịch sử Việt Nam từ những năm 1930, 1945, 1954, 1975 có nhiều thế hệ người Việt Nam đi ra nước ngoài vì nhiều lý do khác nhau. Họ đã đem võ thuật Việt Nam phát triển ở nhiều quốc gia nơi mà họ định cư lập nghiệp với những trường phái võ có tên gọi riêng đã tái hiện tên tuổi lịch sử Việt Nam một thời ở vùng đất Sài Gòn – 300 năm này – một vùng đất tương đương với thời gian xây dựng nên Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ với cá tính tương đồng và đặc dị… Quý thầy ấy đã trở thành những võ sư tiêu biểu truyền bá võ thuật Việt Nam cho người công dân sở tại với tâm hồn yêu nước sâu thẳm, nhớ nhung. Do đó, võ học Việt Nam đã mở rộng trong một thế giới phẳng, không biên cương, không cột mốc. Nó là ngôn ngữ của nhân loại mang tính thượng võ, là di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc. Và còn hơn thế nữa góp phần làm nên di sản văn hóa nhân loại mà Việt Nam đã đưa công lao của võ thuật vào đó. – cũng như đại học Hồng Bàng là trợ thủ đắc lực để xây dựng thành Đại học Quốc tế Hồng Bàng với ý nghĩa quốc tế chân chính – mà dư luận xã hội đã dần cảm thông và khích lệ, an ủi…

     Hiện nay, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã cấp văn bằng gọi chung là Cử nhân Võ học Việt Nam, tiếp theo đó là tên gọi chuyên ngành (tức là tên môn phái) như chuyên ngành Võ cổ truyền Việt Nam, chuyên ngành VovinamViệt Võ Đạo. Các môn phái khác nếu được các võ sư chưởng môn quốc tế đưa về giảng dạy sẽ có tên gọi chuyên ngành riêng của môn phái đó như chuyên ngành Quán Khí Đạo, chuyên ngành Hòa Long Võ Đạo, chuyên ngành Cửu Long Võ Đạo, chuyên ngành Thủy Pháp, chuyên ngành Võ Khí Đạo, Giao long Võ Đạo… và còn biết bao tên tuổi khác hiện đang phát triển trên khắp thế giới tại 5 châu lục.

     Đến nay ông đã được đi nhiều quốc gia và đã ký kết hợp tác đào tạo với Tổng đoàn Thế giới Quán Khí Đạo, Tổng Liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Thế Giới, Liên đoàn Võ thuật tại Pháp, Liên đoàn Việt Vũ Đạo, Liên đoàn Cửu Long Võ Đạo, Liên đoàn Thủy Pháp (Bỉ), Hiệp hội Quốc tế Võ Đạo Việt Nam, Tổng hội Phát triển Võ thuật Thế giới, Võ Khí Đạo Germany… Đại học Quốc tế Hồng Bàng và đã xây dựng hai trường phái võ tại 2 nước Pháp và Ý. Đặc biệt, trong khu vực châu Á, ông cũng đã được làm việc với Liên đoàn Võ thuật Hàn Quốc. Tới đây ông sẽ tìm đường đến với trường phái Kung Fu Thiếu LâmTự Trung Quốc – một chiếc nôi văn minh, một di sản văn hóa nhân loại cần được tiếp cận, học hỏi khiêm tốn và tôn kính như một giấc mơ huyền thoại. Tất cả cuộc hành trình ấy đã bắt đầu và đang tiếp tục.

      Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã tổ chức “Liên hoan Võ thuật Quốc tế  Hồng Bàng’’ lần thứ nhất (2008) tại Sài Gòn với trên 300 võ sinh của 36 đoàn đến từ 15 quốc gia. Lần thứ hai (2010) được tổ chức tại Bà Rịa – Vũng Tàu cơ sở của trường với trên 500 võ sinh của 83 đoàn đến từ 32 quốc gia và vùng lãnh thổ. Lần thứ ba (2012), Liên hoan Võ thuật Quốc tế Hồng Bàng sẽ được tổ chức tại Sài Gòn theo dự kiến!? Đó là mơ ước! Mà không mơ ước sao được khi ngày liên hoan ấy đã trở thành truyền thống.

     Liên hoan là dịp để các môn phái Việt Nam và quốc tế tự giới thiệu phương pháp võ thuật của môn phái mình, đồng thời đem về cho Tổ quốc Việt Nam những võ sư, võ sinh của nhiều quốc tịch, những kỹ thuật, những bí quyết, những kinh nghiệm những mối tình dân tộc, lòng ngưỡng mộ bàn thờ tổ tiên, quê cha đất tổđể cùng, đan xen với nhiều nền võ học thế giới đã được tô điểm thêm tình nhớ nhung đồng bào, nhân loại.

     Cũng nằm trong hướng phát triển ấy, trường còn đang toan tính con đường hợp tác đầu tư cùng với những nhà có tâm huyết để xây dựng dự án Học viện Võ thuật Tây Sơn – nơi đào tạo và nghiên cứu võ thuật Việt Namvõ thuật quốc tế. Học Viện Võ Thuật Tây Sơn có thể sẽ là Học viện võ thuật đầu tiên của đất nước, và được đặt trên chính quê hương miền đất võ Bình Định nếu được chính quyền ủng hộ. Đây sẽ là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự vươn mình mạnh mẽ của võ học Việt Nam ra thế giới. Nhưng sức một người có làm nổi không!- Không thể được – Một chiếc đũa sẽ bị bẻ gãy, còn bó đũa sẽ mạnh mẽ hơn./.

Bài viết đăng trên: Những người mở đường đưa võ việt ra thế giới – Năm 2012.

(Visited 38 times, 1 visits today)