Phân biệt CHỮ HÁN-NHẬT và CHỮ HÁN-VIÊT -Lời giới thiệu Bộ Từ điển KANJI Hán-Nhật-Việt

Phân biệt CHỮ HÁN-NHẬT và CHỮ HÁN-VIÊT -Lời giới thiệu Bộ Từ điển KANJI Hán-Nhật-Việt

NGUYỄN MẠNH HÙNG
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Sử học, Viện trưởng

Chữ Nhật, chữ Hán, chữ Hán-Nhật, chữ Hán-Việt & Từ điển KANJI

     Khi bắt đầu bước chân vào Viện Đại học Sài Gòn – những năm 1965 – 1970, tôi đam mê học chữ Nhật tại Trường Ngoại ngữ Sư phạm Sài Gòn. Tại sao lại nói là “đam mê”? Vì lúc ấy tại Trường Đại học Văn Khoa – qua những lớp học về chữ Nôm Việt Nam, tôi đã cảm thấy có điều gì đó đã xảy ra cho Nhật Bản (lúc ấy tôi không quan tâm đến Hàn Quốc). Điều gì đó đã lôi cuốn tôi bước vào nghiên cứu, tìm hiểu, để đối chiếu so sánh giữa hai loại hình ngôn ngữ của Việt Nam Nhật Bản – mà giới ngôn ngữ học đã phân loại là ngôn ngữ chắp dính (Nhật Bản)ngôn ngữ đơn lập (Việt Nam).

     Chữ Hán du nhập vào Việt Nam (sớm hơn là vào Nhật Bản) và vào qua đường lối cai trị của các quan chức nhà Hán. Trong khi đó, chữ Hán bước vào Nhật Bản qua con đường Triều Tiên để du nhập đạo Khổng (sau Công Nguyên). Đường lối xâm nhập khác biệt này đã thúc đẩy tôi tìm hiểu về sự hấp thụ nền văn minh, văn hoá Trung Quốc của hai dân tộc thông qua di sản văn hoá ngoại lai đã để lại đến nay từ các nguồn thư khố, thư tịch và những dấu vết ngôn ngữ đang còn được sử dụng trong tầng lớp dân chúng.

     Lúc ấy khi học chữ Nhật, tôi lại có quan tâm riêng về lĩnh vực hình thành Bộ Từ điển Hán Nhật (gọi là Từ điển Kanji) mà trước đó chưa thấy ấn phẩm nào trên thị trường sách hay trong thư viện. Chỉ có người học chữ Hán của Trung Quốc thì thuận lợi hơn do đã có hai tác giả nổi tiếng về từ điển Hán ViệtThiều ChửuĐào Duy Anh. Một người giải thích nghĩa của từng từ Hán (cụ Thiều Chửu), còn một người vừa giải thích vừa ghép từ để thuyết minh (cụ Đào Duy Anh).

     Tôi đã bước đi trong khó khăn khi viết Bộ Từ điển KANJI này mặc dù đã được tham khảo hai bộ từ điển Hán Việt đầy tâm phúc đã nêu trên. Trong suốt 6 năm chìm trong cuộc sống tăm tối, tôi đã đọc từng trang, từng chữ của Bộ Từ điển Hán Hoà (tức là từ điển Hán Nhật) của Trung Quốc để theo dõi cách thuyết minh ngữ nghĩa và cũng kiểm chứng qua một số từ điển của Nhật – đặc biệt là Bộ đại từ điển UEDA’S DAIJITEN (a Japanese dictionary). Từ đó! tôi đã phát hiện ra nhiều điều thú vị trong cách người Nhật sử dụng chữ Hán như thế nào để tạo chữ Hán Nhật, và cũng từ đó! tôi đã đối chiếu với chữ Hán Nôm Việt Nam. Tôi cảm thấy thú vị trong công cuộc đeo đuổi nghiên cứu của mình mà quên đi nỗi bất hạnh của cuộc đời. Tuy nhiên! công cụ chính mà tôi đã sử dụng (ngoài khoảng hơn 100 bộ từ điển khác nhau) chính là Bộ Từ điển UEDA’S DAIJITEN của American Edition (Đại từ điển UEDA của Harvard University Press – Cambridge – Massachussetts – 1942) in tại Hoa Kỳ và quyển THE MODERN READER’S JAPANESE – ENGLISH CHARACTER DICTIONARY của Andrew N. Nelson – được xuất bản tại Tokyo – Nhật Bản (Copyright in Japan 1962).

     Kết quả đã đem lại cho tôi một phần thưởng quý báu là tập sách đã được Sài Gòn cho xuất bản công khai với tựa đề KANJI TỪ ĐIỂN với bút danh là Chính Văn (ấn hành khoảng năm 1973) tại Sài Gòn. Sau này, trong thời gian giảng dạy ở Nhật (1988-1992), tôi đã được một nữ kí giả người Nhật – tên là TSUYU – phỏng vấn và đăng trên Nhật báo Kinh tế Nhật xem tôi như là người Việt Nam đầu tiên viết từ điển Hán Nhật.

     Toà soạn của báo (nói trên), Văn phòng Đại học Ngoại ngữ Osaka Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo đều lo ngại khi bài báo ra đời – nhưng thật may mắn! vì tôi có đem theo một bản gốc đã in thô sơ bằng tay, do lúc đó tôi đã tự tạo Bộ chữ Kanji bằng thủ công để chứng minh (từ năm 1973 tại Sài Gòn – như đã trình bày), và có hai Việt Kiều tại Tokyo gọi điện đến Đại sứ quán xác nhận đã từng sử dụng tác phẩm thô sơ ấy của tôi.

Chữ Nhật, chữ Việt, chữ La-tinh & Từ điển KANJI

    Người nữ kí giả Nhật đã đặt cho tôi những câu hỏi mang tính chuyên môn :

  1. Tôi nghiên cứu chữ Nhật để làm gì?
         – Vì chữ Nhậtchữ Việt Nam đều mượn chữ Hán để tạo chữ viết cho mình trong thế giới hóa giải chữ Hán và tôi muốn tìm hiểu hai nước này đã mượn chữ Hán theo cách riêng nào?!
  1. Cách riêng nào đó có gì đáng lưu ý cho giới nghiên cứu ngôn ngữ của hai nước?
         – Việt Nam sử dụng chữ Hán theo cách riêng của loại ngôn ngữ đơn lập nên phải nén chữ Hán lại để cho phát ra một âm thanh có ý nghĩa.

     – Còn tiếng Nhật Bảnloại hình đa âm chắp dính nên đã trải âm thanh ra thành chuỗi – như một đoàn tàu hỏa lắp ráp các bằng toa xe.

  1. Kết quả nghiên cứu đó cho thấy điều gì?
         – Cho thấy những điều tương phản. Một là chữ Nhật đã du nhập chữ Hán với sự ngưỡng mộ sùng kính (Nhật Bản chưa từng tiếp nhận cuộc chiến tranh quân sự và chiếm đóng lâu dài nào của Trung Quốc).

     – Trong khi đó, chữ Hán vào Việt Nam cũng có sự tôn sùng (vì chữ Hán từ hàng ngàn năm trước là thứ chữ đẹp về hình thức và mang ý nghĩa triết học về nội dung). Nhưng! những từ ngữ nào của Hán ngữ Việt Nam đã có sẵn ngữ nghĩa tương đương, Việt Nam không cần vay mượn (Việt Nam từng chịu đựng sự đô hộ của nhà Hán nên có sự phản ứng). Trong khi đó, Nhật Bản dù bản thân đã có lớp từ riêng (âm KUN) nhưng vẫn không từ chối tiếp nhận thêm lớp từ Hán (âm ON) để cùng sống chung bên cạnh. Do đó! hai lớp từ này đều được song hành trong đời sống văn hoá, ngôn ngữ Nhật Bản. Ta có thể mượn một ví dụ như là Việt Nam có từ Tim (cứ tạm gọi là âm Nôm Việt Nam) để gọi trái tim (từ vật chất) nên không mượn từ Hán Việt Tâm tức là “trái tim”, mà mượn từ Tâm để tạo từ ghép (từ tinh thần) như tâm hồn, tâm trạng, tâm tính, bình tâm, an tâm, đắc nhân tâm, Nhật Bảnâm KUN (âm Nôm)Kokoro (trái tim). Nhật Bản vẫn còn “tham lam” khi vay mượn từ Hán Nhật là SHIN – vừa để đặt ra những lớp từ mang ý nghĩa tinh thần lại vừa sử dụng ý nghĩa vật chất là “trái tim(theo KENKYUSHA).

     – Một điều nữa là – Việt Nam có thể từ bỏ chữ Hán dễ dàng khi có thời cơ. Người Pháp xâm lược đã đem vào chữ La-tinh. Do chữ Việt Nam không phải là chữ tượng hình nên ghi âm theo lối chữ La-tinh thật thuận lợi. Và do có thanh điệu (6 thanh) nên ít xảy ra nhầm lẫn trong văn bản. Trong khi chữ Nhật không có thế mạnh này. Mặc dù có thời kì Nhật Bản sử dụng toàn chữ La-tinh – Họ đã thất bại trong quá khứ khi không thể nhận dạng qua văn bản.

     – Người Nhật mượn chữ Hán theo cách của Nhật, người Việt Nam mượn chữ Hán theo cách của mình. Do đó, chữ Hán của Nhật (Hán Nhật)chữ Hán Việt Nam (Hán Việt) chỉ có 30% là đồng nghĩa. Lợi dụng sự trùng hợp này mà nhà cách mạng Phan Bội Châu có thể bút đàm để hiểu nhau một phần nào (vào thời trước đây) – Nhưng! phần còn lại là dị nghĩa. Do đó! giữa hai dân tộc đã xảy ra những trường hợp hiểu nhầm nhau khá thú vị. Nếu người Nhật Bản viết hai chữ Hán là DAIJIN (大b) – đọc theo âm Hán Việt Đại Thần thì được hiểu là Bộ trưởng. Còn nếu viết hai chữ Hán BUCHÔ (部 ”’) (Bộ trưởng) thì phải hiểu là Trưởng phòng. Bên cạnh đó, từ KAGU (家?具) (Gia Cụ), đối với Trung Quốc – là gọi chung những đồ vật trong nhà – từ nhà khách đến nhà bếp, trong khi đó! Việt Nam hiểu là đồ sử dụng trong nhà bếp, còn Nhật Bản lại hiểu là đồ trang trí trong phòng khách.

Bộ Từ điển KANJI và tiếp theo nữa…

 – Vào thời kì Minh Trị Thiên Hoàng – một lớp từ Hán Nhật được Nhật Bản lắp ghép từ những từ đơn của Trung Quốc để sử dụng trong một số lĩnh vực xã hội, chính trị, khoa học quân sự. Kể từ đây, Nhật Bản đã ‘xuất khẩu’ sang Trung Quốc rồi trở ngược sang Việt Nam. Do đó! nhiều học giả đã từng hiểu nhầm là từ chính gốc của Trung Quốc đã du nhập vào hai nước nói trên như những từ Thủ tục (Te-tsuzuki – 手?±け), Hội xã (kaisha – 会社) nghĩa là công ty…

Nếu học chữ Nhật qua lối chữ vuông (in trên báo chí) thì người học dễ nhận mặt chữ, nhưng qua cách viết theo lối bán thảo – thì thật khó nhận diện – nhất là khi viết theo lối chữ thảo. Do đó, chúng tôi ghi chép lại và gia công thêm một bước để hình thành Bộ Từ điển thứ hai (qua bộ sách của một học giả người Mỹ – cách đây 90 năm – đã lập ra một bộ khoá giải mã các loại chữ Hán nói trên mà tôi đã không còn nhớ tên!). Đó là Quyển Từ điển giải mã – các loại chữ Hán.

Bên cạnh đó, chúng tôi có sưu tập thêm Bộ chữ viết của Trung Quốc sẵn có để giúp người đọc tra cứu thư pháp.

      Do đó qua Bộ từ điển này! chúng tôi sẽ tập trung ba quyển từ điển nói trên thành Bộ KANJI từ điển mà tôi đã từng học, ghi chép và biên soạn trong nhiều năm khi còn là sinh viên Đại học Sài Gòn những năm trước 1975.

     Sau khi xuất bản Bộ KANJI từ điển, chúng tôi sẽ ấn hành tiếp Bộ Chinese–Japanese dictionary – A Japanese dictionary of Chinese characters and Compounds, nhưng tôi cũng chưa biết đến bao giờ! vì cuộc sống của tôi vẫn còn bấp bênh, không biết là còn đủ sức và đủ kiên nhẫn để làm công việc này nữa hay không!

    Chúng tôi mong muốn được độc giả xem xét thông cảm cho tác giả đã tự học tiếng Nhật trong điều kiện khó khăn – nên đã để lại nhiều sai sót.

Xin thành thật cảm tạ.

CHÚ GIẢI :

1:  Thiều Chửu, tên thật là NGUYỄN HỮU KHA (1902, làng Trung Tự, phường Đông Tác (nay thuộc phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội  – 15/7/1954, 52 tuổi, tự trầm, Sông Cầu, xã Vạn Thắng, huyện Phú Bình, Thái Nguyên), là nhà văn hóa, dịch giả và cư sĩ Việt Nam, là tác giả Hán Việt tự điển và nhiều bộ sách về Phật giáo nổi tiếng khác. Ông là Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội thuộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1945).

     Ông xuất thân trong một gia đình nghèo; năm 16 tuổi, ông đã phải một mình xuống Đồ Sơn bán thuốc Nam và bánh kẹo để kiếm sống, có lúc đã phải làm phu kéo thuyền, đẩy xe, thậm chí đi ăn xin. Bén duyên với Phật giáo, ông đã lấy hiệu Thiều Chửu – nghĩa là cái chổi quét bụi – để thể hiện rõ tâm nguyện của mình là “cây chổi quét bụi ấy sẽ làm trong sáng giáo hội qua ngòi bút cải cách của mình“. Ông đã trở thành một cư sĩ tu tại gia. Ông được bà nội và bác ruột dạy chữ Hán nên ông khá am hiểu chữ Hán, Nho giáoPhật giáo, mặt khác lại còn thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật. Ông về giúp cha (năm 1920) mở hiệu thuốc Lợi Nhân ĐườngNgã Tư Sở và đã học được nghề thuốc Nam để trở thành một vị lương y chữa bệnh không công. Ông lấy hiệu Tịnh Liễu (Tịnh: trong sạch, Liễu: hiểu biết) và bắt đầu tự học đạo Phật. Ông đã thôi việc hiệu thuốc để giúp chị ruộtbị túng bấnmưu sinh bằng nghề cho thuê đòn tang. Sau đó (năm 1930), ông đã giúp người em họ kiếm sống bằng cách mua một máy in dập chân và thuê nhà – số 36 phố Sinh Từ – để mở hiệu sách Hòa Ký (lấy tên từ phương châm Lục Hoà của Phật). Ông đã góp công lớn trong việc sáng lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ (1934) và nhận lời vào Ban Trị sự. Khi Hội ra báo Đuốc tuệ, ông nhận lời làm Quản lýBiên tập cho tờ báo. Ông cũng tham gia thành lập Hội truyền bá chữ Quốc ngữ (năm 1938) và là đồng sáng lập – cùng bà Cả Mọc (Hoàng Thị Uyển) – lập ra Hội Tế Sinh và làm Tổng Thư ký Hội (năm 1936). Hội đã tạo công lớn trong việc cứu giúp nạn nhân trận lụt Đinh Sửu (năm 1937). Khi Trường Phật học Phổ Quang được mở (năm 1941), ông đã đảm nhận việc dạy chữ Hán, giảng kinh và chủ trì các khóa lễ. Ông đã nhận lời ra làm Bộ trưởng Bộ Cứu tế Xã hội (năm 1945) trong Chính phủ Lâm thời.

      Đến năm 1954, ông bị vu cáo và quy cho là địa chủ có nhiều tội ác nên ông đã bức bách mà tự trầm vào ngày 15/7/1954 tại nơi đập Thác Huống, Sông Cầu thuộc xóm Đồng Tâm, xã Vạn Thắng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Trước khi mất, ông viết thư tuyệt mệnh dặn dò các học trò của mình phải phấn đấu theo kháng chiến chống Pháp đến cùng.

        Ông đã để lại 93 tác phẩm viết và dịch. Ngoài bộ Hán Việt tự điển có giá trị vượt thời gian, ông còn dịch 14 bộ kinh Phật giáo căn bản và viết các sách về Phật học. Tác phẩm cuối cùng của ông (năm 1952) Con đường học Phật ở thế kỷ 20.

2:  ĐÀO DUY ANH (25/4/1904, Thanh Hóa – 1/4/1988, thọ 83 tuổi, Hà Nội) là nhà sử học, địa lý học, từ điển học, ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo, văn học dân gian. Ông là người mở đầu cho nhiều ngành khoa học xã hội Việt Nam.

      Sau khi đỗ bằng Thành chung tại Trường Quốc học Huế (năm 1923), ông không làm công chức mà dạy học ở Trường Tiểu học Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình). Ông chịu ảnh hưởng của các phong trào yêu nước của Phan Bội Châu (năm 1925), Phan Chu Trinh (năm 1926). Ông từ chức giáo học rồi vào Đà Nẵng (năm 1926); ông đã gặp Phan Bội Châu đang bị giam lỏng ở chùa Phổ Quang, gặp Huỳnh Thúc KhángViện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ (ở Quảng Nam). Ông làm Thư ký tòa soạn báo Tiếng Dân. Ông tham gia Việt Nam Cách mạng Đảng (năm 1926, hay Tân Việt Cách mạng Đảng năm 1928 – mà ông đã làm Tổng Bí thư). Ông bị chính quyền bắt giam (tháng 7/1929-đầu năm 1930). Ông sáng lập Quan hải Tùng thư (năm 1928) với biệt hiệu là Vệ Thạch (Chim tinh vệ) và cho xuất bản nhiều tập sách khoa học và duy vật lịch sử. Ông chuyên tâm nghiên cứu văn hóa – bắt đầu là Từ điển học rồi văn hóa, văn học, sử học. Ông được mời giảng dạy môn Lịch sử tại Đại học Văn khoa Hà Nội (sau năm 1945). Ông là Uỷ viên Ban vận động Đại hội văn hóa toàn quốc (năm 1946) và không nhận làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục mà chỉ nhận chức Ủy viên Ủy ban Kiến thiết Quốc gia và đảm nhận nhiều công tác văn hoá, giáo dục quan trọng ở Trung ươngLiên khu IV. Ông là Chủ nhiệm Khoa Sử thuộc Trường Đại học Sư phạmTrường Đại học Tổng hợp Hà Nội (năm 1955-1960), và làm Chuyên viênViện Sử họcUỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam. Ông dịch và hiệu đính chú giải cho nhiều bộ sách lớn về văn hoá, sử học (1960-1970). Ông làm Trưởng ban Sử-Địa thuộc Vụ Văn học Nghệ thuật, Bộ Giáo dục (ở Việt Bắc), rồi về Thanh Hóa (năm 1952) giảng dạy tại Trường Dự bị Đại học, về Hà Nội (năm 1954) giảng dạy tại Trường Đại học Sư phạmĐại học Văn khoa. Ông làm Chủ nhiệm Bộ môn Cổ sử Việt Nam (năm 1956-1958) thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau đó (năm 1958), ông chuyển sang làm việc tại Bộ Giáo dụcViện Sử học (năm 1960). Ông đã thôi công tác giảng dạy đại học và tập trung vào việc nghiên cứu, rồi nghỉ hưu năm 1965 – nhưng vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu cho đến khi mất vào năm 1988.

3:  ANDREW NATHANIEL NELSON (23/12/1893, Great Falls, Montana – 17/5/1975, thọ 81 tuổi, Hồng Kông) là một nhà truyền giáo và học giả người Mỹ về ngôn ngữ và văn học Đông Á. Ông nổi tiếng với công trình nghiên cứu Từ điển tiếng Nhật.

     Ông lấy bằng Cử nhân từ Trường Đại học Walla, Walla và bắt đầu (năm 1918) sự nghiệp truyền giáo trong các tổ chức truyền giáo Cơ đốc Phục lâmĐông Á. Ông lấy bằng Tiến sĩ từ Trường Đại học Washington (năm 1938) với Luận án về “Nguồn gốc, lịch sử và tình trạng hiện tại của các ngôi đền ở Nhật Bản”. Ông nghỉ công việc truyền giáo (năm 1961) và tâm trung vào  việc hoàn thiện tác phẩm “Từ điển ký tự tiếng Anh-Nhật của người đọc hiện đại”. Ông cộng tác với John H. HaigTrường Đại học Hawaii, Manoa và tái bản (năm 1997) bộ từ điển với tên mới là “Từ điển ký tự tiếng Anh-Nhật New Nelson”. Đây là một trong những từ điển Kanji có hiệu quả nhất dành cho người học tiếng Anh, Nhật khi gặp phải những khó khăn trước hệ thống gốc Khang Hy theo kiểu truyền thống để phân loại chữ Kanji.

4:  MINH TRỊ Thiên hoàng (明 治 天 皇) (3/11/1852, vườn quốc gia Kyoto Gyoen, Kyoto, Nhật Bản – 30/7/1912, thọ 60 tuổi, cung điện Minh Trị, Tokyo, Nhật Bản), tên đầy đủ: Mutsuhito (睦 仁 Mục Nhân), niên hiệu: Minh Trị (Meiji – tức nền chính trị sáng suốt, 1868–1912), thụy hiệu: Minh Trị Thiên hoàng, hoàng tộc: Yamato, hoàng gia ca: Kimi ga Yo, theo tôn giáo: Thần đạo (là Quốc giáo – 1868, với lý tưởng thần thoại và xem Phật giáo là một “tôn giáo ngoại lai” với quan niệm “Thần-Phật phân ly”, không cấm Ki-tô giáo). Ông học Quốc học, Nho học, Thi ca (thầy Motoda Eifu – Nguyên Điền Vĩnh Phù), học võ thuật, kiếm thuật, cưỡi ngựa,… (thầy Yoshī Tomo, Cát Tỉnh Hữu Thực, võ sĩ Sơn Cương Thiết Thái Lang, Tân Điền Thôn Bát), học chính trị, luật pháp của Pháp (thầy Nishimura Shigeki – Tây Thôn Mậu Thọ), luật pháp của đế chế Đức, tiếng Đức (thầy Katō Hiroyuki -Gia Đằng Hoàng Chi), học về việc lập chí hướng của các nước phương Tây (thầy Hukuhane Mishizu – Phúc Vũ Mỹ Tịnh).

     Ông lên kế vị (năm 1867) và đóng đô tại Tōkyō (ngày 4/11/1868). Ông là một minh quân đã khiến nước Nhật không còn là một thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Ông đã thực hiện Công cuộc Minh Trị duy tân theo xu hướng quân chủ lập hiến tư bản chủ nghĩa. Ông đã ban hành Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản (năm 1889). Ông đẩy mạnh chủ trương cải cách duy tân, kết hợp truyền thống Nhật Bản với công nghệ phương Tây (năm 1870), hiện đại hóa quốc gia với khẩu hiệu “Phú quốc, Cường binh” (富 国 強 兵 fukoku kyōhei), “phú quốc, cường binh, thực sản hưng nghiệp“, “học tập phương Tây, đuổi kịp phương Tây, vượt phương Tây“. Ông đã ban bố “Quân nhân Sắc luận(năm 1882) với khẩu hiệu “trung quân ái quốc” và “5 điều võ sĩ đạo(tận trung, lễ nghĩa, tín nghĩa, trọng võ dũng, tiết kiệm giản dị), “Hoa tộc lệnh Kazoku” phong tước vị theo 5 bậc (Công, Hầu, Bá, Tử, Nam như các nước phương Tây), bãi bỏ chế độ Thái Chính quan và xây dựng chế độ Nội các 1885 (dập khuôn phương Tây – đứng đầu là Tổng lý Đại thần, Quốc vụ đại thần), Hiến pháp Minh Trị 1889 (Hiến pháp đầu tiên của Nhật Bản ngày 11/2/1889). Khi trị vị, ông đã phải đối phó với các sức ép từ bên ngoài của phương Tây (Hà Lan, Anh, Pháp, Nga) và từ bên trong của các phong trào chống đối: Phong trào bài ngoạiTôn hoàng, nhương di(năm 1861), giặc KeikiEdo (Hà Di, 1868), các Phong trào samurai (nổi loạn Saga 1874, Chōshū 1876, Satsuma 1877 (do Saigō Takamori – Tây Hương Long Thịnh lãnh đạo), Phong trào Tự do Dân quyền 1881 (do Tây Viên Tự Công Vọng, Tùng Điền Chính Nghĩa, … lãnh đạo với các báo Đông Dương, Tự do Tân văn), Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản theo xu hướng xã hội chủ nghĩa (năm 1901), cuộc bạo loạn vô chính phủ-xã hội (năm 1901), Đảng Xã hội Cách mạng Nhật (tại Hoa Kỳ với tạp chí “Cách mạng” – Kakumei),… Ông đã chiến thắng nổi danh trong các Cuộc chiến Nhật-Hàn (năm 1876), Cuộc chiến Nhật-Mãn Thanh (năm 1894), Cuộc chiến Nhật-Nga (năm 1904).

GHI CHÚ :
◊  Nguồn:  Thánh địa Việt Nam họcLời giới thiệu Bộ Từ điển KANJI Hán-Nhật-Việt.
◊  Các chữ nghiêng, chữ đậm, chữ in, chú giải và hình ảnh do Ban Tu Thư thiết lập.

BAN TU THƯ
5/2022

(Visited 234 times, 1 visits today)