ĐÀO VĂN SOẠN1
Tác giả gửi bài qua email bantuthu1965@gmail
Những người không chuyên tìm hiểu về Văn hóa, khi nghe khái niệm này thấy nó bùng nhùng vì nó vừa vô hình vừa hữu hình, vừa cụ thể vừa trừu tượng, nhưng nó liên quan đến con người ta! Có thể đi đến cái lõi của nó mà làm cho nó trở nên đơn giản để thấy nó là của mình.
Về một Khái niệm Văn hoá
Nếu đơn giản hoá Khái niệm văn hóa, có thể gọi nó là: thói quen, vật quen như thói quen dùng đũa chén để ăn, thói quen dùng dao nĩa để ăn, gắn với vật quen là cái chén cơm, là đĩa bánh mì. Thói quen uống cà phê sáng, thói quen đọc sách trong thư viện, thói quen nghe máy đọc, … Vật quen của người Việt trăm năm trở lại đây thay đổi liên tục, nó chuyển từ con trâu cái cày là vật quen, bây giờ đến máy bay, tên lửa, tàu ngầm – đối với người Việt – cũng thấy là vật quen. Từ nhà tranh vách đất, nhà sàn, bây giờ là nhà được thiết kế theo kiểu châu Âu – thấy cũng đã quen mắt.
Thói quen đốt pháo trong ngày Tết, thói quen đi xe máy không đội mũ bảo hiểm đã nhanh chóng biến mất. Thói quen không giữ vệ sinh công cộng chưa mất đi và rất nhiều thói quen “không văn hóa” đang tồn tại. Nó sẽ mất đi khi ý chí của mọi người được các Nghị viên quyết định. Nghị viên của một quốc gia có mối liên quan chặt chẽ với các Viện nghiên cứu của quốc gia đó – đó là bộ não của quốc gia. Các Viện nghiên cứu lại do những Danh nhân văn hóa dẫn dắt. Thuở ban đầu! Những danh nhân quân sự, danh nhân chính trị quyết định sự tồn vong của quốc gia; theo thời gian! lại cần đến các danh nhân văn hóa, danh nhân khoa học công nghệ, danh nhân kỹ thuật, …
Hệ sinh thái văn hoá
Người viết vào thời xa xưa thường khởi đầu việc viết lách của mình trước nhất là viết ở trong đầu. Lời nói được xuất bản – những ngôn từ không thuận tai sẽ được sắp xếp lại cho phù hợp – để qua nhiều đời! nó có thể truyền văn thay cho truyền khẩu. Người sáng tạo có thể là cá thể hoặc tập thể; người thụ hưởng thì cũng thế. Đã có những ấn phẩm mà nay đã trở thành kiệt tác của loài người mà người ta khó biết tác giả gốc của nó là ai!? Ngày nay! Đã có nhiều thiết bị hỗ trợ với công nghệ hiện đại mà nếu cứ học, cứ làm theo cách xưa của những học giả mà một thời đã phải vượt qua khá nhiều vô vàn gian khó để có thể cho ra một tác phẩm! Liệu có nên như thế mãi hay không!?. Người viết suy ngẫm rồi vào thư viện sưu tập tư liệu, ghi chép từ sách công cụ hay đi thực tế để ghi chép ở đời sống và phải qua bao lần kiểm duyệt để có thể xuất bản ấn phẩm. Mọi người được hưởng thuận lợi từ sự khổ nhọc của những thế hệ trước; nay lại có một “bất công” mới! – tác giả không được nhắc tên, tác phẩm không được nhắc đến và ngay cả học thuyết cũng không được nói đến! Nguyên do vì đâu? Vì khi được nhắc đến học thuyết thì người đọc lại tra cứu học thuyết (dù ngày nay việc tra cứu lại rất thuận tiện) – nhưng lại đứt ngang dòng suy nghĩ của người đọc. Nhắc đến tác giả thì lại tra cứu tác giả; nhắc đến tác phẩm thì lại tra cứu tác phẩm. Trong khi mỗi người đọc đã là một sử gia của riêng mình, hay đã là một triết gia cho riêng mình. Người đọc chỉ cần làm công việc cập nhật, vá lỗi hay nâng cấp phiên bản sử học của riêng mình, hay nâng cấp học thuyết của riêng mình. Những cá nhân khi gặp thất bại thì liệu có phải là do học thuyết của mình bị sai hay không!? hay việc nhìn nhận lịch sử của mình bị sai lệch gì hay chăng!?. Những học thuyết hay những sử gia đã có sự ảnh hưởng thì liệu có phải gánh lấy lỗi lầm cho những thất bại ấy hay không!? Những học thuyết có từ nhiều ngàn năm trước mà thất bại, sai sót thì lại là ở ngày hôm nay! thì liệu người xưa cũng có lỗi hay chăng!? Những sử liệu đã mắc phải sai sót từ xưa mà sai lầm thì là ở ngày hôm nay, vậy liệu chăng người xưa cũng có lỗi!? Vậy mà! Công nghệ ngày nay lại luôn được cập nhật hằng ngày, lỗi sót được vá thường xuyên! những bộ phận hạ tầng cũ được thay thế bởi những bộ phận hạ tầng mới để mong có được kết quả mới tốt hơn, bền chắc hơn. Nhiều nền văn minh đã bị suy tàn chỉ vì có sự biến đổi khí hậu. Song! loài người lại không suy tàn, vì loài người thuộc một hệ sinh thái và luôn biết thích ứng, đổi mới. Thật sự! không phải là một đế quốc đã bị suy tàn mà là một hệ sinh thái cũ đã không còn phù hợp nữa mà phải bị tiêu vong. Loài người đã đi đến sự tận cùng của vi mô và đang phấn đấu để đến được ngưỡng tận cùng của vĩ mô; và loài người luôn muốn nhận thấy được mối liên hệ của chúng. Nhưng! loài người lại không để ý rằng chúng là một hệ sinh thái – một hệ sinh thái không do con người tạo lập hay một hệ sinh thái do chính con người tạo dựng – một hệ sinh thái vừa nhân tạo vừa tự nhiên, vừa tự nhiên mà lại vừa có sự tác động ngược trở lại đến con người. Vũ trụ thì lại không nói gì! nó đã để những mô hình không sinh thái tự phá, tự tàn; nó đã để những mô hình sinh thái tự vận hàng từ không đến có.
Các quốc gia chắc chắn sẽ đạt sự văn minh, tiến bộ. Vì chiến tranh là nhất thời, là tạm thời và hòa bình là dài lâu! cho nên! cần có một cái nhìn tích cực trước vô vàn sự biến động, thay đổi có khá nhiều trong thời đại ngày nay…
Như vậy! Có phải tương lai là có thể mô phỏng được hay chăng!?
CHÚ GIẢI :
1: ĐÀO VĂN SOẠN – Tác giả – Độc giả – ở xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên – gửi bài qua email bantuthu1965@gmail.com
GHI CHÚ :
◊ Các chữ nghiêng, chữ in, chú giải, hình ảnh minh hoạ và một số ‘hiệu đính nhẹ‘ do Ban Tu Thư vietnamhoc.net thực hiện.
◊ Văn bản gốc có thể xem tại mục “Trao đổi cùng Quý độc giả“: Về TƯƠNG LAI HỌC & một số vấn đề khác.
BAN TU THƯ
5 /2022