ĐỖ QUANG CHÍN
Theo sự nhận xét của chúng tôi thì vào năm 1620 dù L.m. Pina đã nói được tiếng Việt, nhưng khó lòng mà phân biệt được lối cách ngữ như chúng ta dùng ngày nay. Dựa vào những tài liệu viết tay năm 1621-1626, chúng tôi biết được hầu hết các chữ còn viết liền và chưa thấy đánh dấu vào những chữ đó. Chính dựa theo hai đặc điểm này mà chúng tôi cho là giai đoạn sơ khởi chữ quốc ngữ. Bây giờ chúng tôi xin trình bầy 7 tài liệu để chứng minh.
Tài liệu viết tay năm 1621 của João Roiz
Đây là bản tường trình hàng năm của Tỉnh Dòng Tên Nhật Bàn, mà L.m. Giám sát ủy cho L.m. João Roiz dựa theo các báo cáo ở Đàng Trong soạn thảo, để gửi cho L.m. Mutio Vitelleschi, Bề trên Cả Dòng Tên ở La Mã. Tài liệu soạn bằng tiếng Bồ Đào Nha, gồm 15 tờ, tức 30 trang kể cả trang bìa. Chữ viết trung bình, không lớn quá cũng không nhỏ quá, trong khổ 14 X 22 cm. Trường trình này biên soạn tại Áo Môn ngày 20-11-1621. Tài liệu chia ra ba phần rõ rệt : Phần mở đầu gồm 6 trang ; Phần thứ hai gồm 8 trang ghi lại những hoạt động của các tu sĩ Dòng Tên tại Hội An và phụ cận với đầu đề “Residencia de Faifo na Provincia de Cacham” (Cư sở Hội an trong tỉnh Cacham [Quảng Nam]); Phần thứ ba gồm những trang còn lại viết về những kết quả truyền giáo ở Nước Mặn, với đầu đề “Residencia de Nuocman na provincia de Pulo Cambi” (Cư sở Nước Mặn trong tỉnh Pulo Cambi [Qui Nhơn])(1). Dưới đây là những chữ quốc ngữ trong tài liệu :
Annam(2): An Nam .
Sinoa (3): Xứ Hóa, tức Thuận Hóa.
Unsai (4): Ông Sãi.
Cacham(3) : Ca chàm (Kẻ Chàm hay Thanh Chiêm), là thủ phủ Quảng Nam Dinh, ở về phía Tây Hội An ngày nay. Dân chúng thời ấy cũng gọi Kẻ Chàm là Dinh Chàm.
___________
(1) João ROIZ, Annua de Cochinchina do anno de 1620- Peta N. Muv Rdo em Christo Pe Mutio Vitelieschi Preposito Geral da Compa de Jesu, ARSI, JS.72, f. 2-16.
(2) Ibid, f. 4v.
(3) Ibid, f. 4v. 11r.
(4) Ibid, f. 4v
(5) Ibid., f. 6v.
Ungue : Catecismo fez o Pe ao Ungue nosso amigo, ea (?) outros muitos assi Christaõs como gentios, que concorrerão aouuilo [a ouvido] (1) (Một Cha dạy giáo lý cho Ông Nghè, ông là người bạn thân của chúng tôi, và cha đó cũng dạy giáo lý cho nhiều giáo hữu cùng lương dân tuốn đến nghe giảng).
Chữ Ungue tức Ông Nghè được tác già viết liền lại chứ không viết cách ngữ như chúng ta ngày nay. Chúng ta đều biết, Ổng Nghè là một danh từ bình dân dùng để gọi các vị Tiến sĩ. Còn danh từ Ông Nghè Bộ, mà chúng ta thấy trong các tài liệu viết tay cũng như trong sách của nhiều nhà truyền giáo Tây phương ở Việt Nam vào thế kỷ 17, là một chức quan ở các Dinh (Tỉnh) Đàng Trong, có nhiệm vụ lo việc thuế má và tài chính. Thực ra, chức vị cùa ông này là Cai bạ, một trong ba quan (Đô tri, Cai bạ, Nha úy) làm việc trực tiếp dưới quyền viên Trấn thủ của mỗi Dinh. Tiện đây cũng nên biết các nhà truyền giáo Tây phương viết chữ Ông Nghè hoặc Ông Nghè Bộ dưới nhiều hình thức khác nhau:
Gaspar LUIS, Cocincinensis missionnis annuae Lilterae anni 1620, ARSI, JS. 71: Unguè (f. 23V), Ungué (f. 24.V).
BORRI, Relation de la nouvelle mission des Pères de la Compagnie de Jésus, Lille, 1631 : Omgné (tr. 182).
RHODES, Histoire du royaume de Tunquin, Lyon, 1651: Oun ghe (tr. 170).
RHODES, Relation des progrès de la foi au royaume de la Cochin- chine, Paris, 1652 : Ouenglebo (tr. 43), Onghebo (tr. 44).
RHODES, Divers voyages et missions, Paris, 1653 : Onyhebo (tr. 123), Oun Gueh (tr. 183), Ongehbo (tr. 203), Onghebo (tr. 203), Ou-nges-bo (tr. 206), Oun ghebo(tr. 212), Oun-ges-bo (tr. 226).
Metelle SACCANO, Relation des progrès de la foi au royaume de la Cochinchine és années 1646 et 1647, Paris, 1653 : Onguebo (tr. 133).
Maurus de Sa. MARIA, Thư viết tại Cửa Hàn ngày 2-8-1698, gửi cho L.m. J.— A. Arnedo, ARSI, JS. 70 : Oũ ngè bộ (f. 264r).
Emmanuel FERREYRA, Noticias summarias das perseguicoẽs da missam de Cochinchina, Lisboa, 1700; Oum Nhembo (tr. 52), Oum. Nhebo (tr. 53), Ou Nhebo (tr. 54).
_________
(1) J. ROIZ, ibid, f. 7r.
Sau khi chúng ta tìm hiểu lối viết chữ Ông Nghè của các tác giả trên đây, bây giờ chúng ta tiếp tục trích ra những chữ quốc ngữ trong bản tường trình của João Roiz:
Ontrũ (1): Ông Trùm, là một người đứng đầu Xứ đạo.
Nuocman (2): Nước mặn, một thành phố xưa ở phía Bắc Qui Nhơn ngày nay chừng 20 cs. Một số bản đồ thế kỷ 19 còn ghi địa danh này(3).
Bafu(4): Bà Phủ, tức là vợ quan phủ Qui Nhơn vào năm 1618. Nên nhớ lúc đó Qui Nhơn mới chỉ là một Phủ giáp với lãnh thổ Chiêm Thành.
Sai Tubin(5): Sãi Từ Bình (?).
Banco(6) : Bàn Cổ một “thần” khổng lồ tạo dựng vũ trụ, con người. Hồi xưa dân Việt Nam theo thần thoại Trung Hoa nghĩ như thế.
Oundelim(7) : Ông Đề lĩnh.
__________
(1) João ROIZ, ibid., f. 8r.
(2) Ibid., f. 10r, 11r, 13r.
(3) J.—L. TABERD, Dictionarium Latino— Annamiticum, Serampore, 1838, Appendice. MONTÉZON el ESTÈVE, Voyages et travaux des missionnaires de la Compagnie de Jésus, Mission de la Cochinchine et du Tonkin, Paris, 1858. — Eugène VEUILLOT, La Cochinchine et le Tonkin, 2e édition, Paris, 1861.
(4) João ROIZ, ibid., f. 10r.
(5) Ibld., f. 10rv, 12r.
(6) Ibid., f. 10v.
(7) Ibid., f 15r.
Tài liệu viết tay năm 1621 của Gaspar Luis
Cùng năm 1621, L.m. Gaspar Luis cũng viết một bản tường trình về giáo đoàn Đàng Trong gửi cho L.m. Mutio Vitelleschi ở La Mã. Nội dung bản tường trình này cũng không khác của João Roiz. Tuy nhiên, bản của Luis lại soạn thảo bằng La ngữ và vắn hơn bản của Roiz. Tài liệu gồm tám trang rưỡi, viết chữ cỡ trung bình, trong khổ 12 X 20 cm. Tác giả soạn tài liệu này tại Áo Môn ngày 12-12- 1621(1). Gaspar Luis nhắc đến ít danh từ Việt hơn Roiz. Nếu có dùng vài ba chữ Việt, thì lại cũng viết giống như Roiz, ví dụ : Cacham, Nuocman, trừ hai chữ sau đây Luis viết khác Roiz:
Ungue và Ungué (2) : Ông nghè.
Bancô(3): Bàn cổ.
__________
(1) Gaspar LUIS, Cocincinensis missionis annuae Litterae, anni 1620, ARSI, JS. 71, f 23- 27.
(2) Ibid., f. 23rv, 24.
(3) Ibid, 25v. Ở f. 25r tác giả lại viết: Bancó.
(4) Về tên Cristoforo có nhiều nơi viết khác nhau, ngay chính trên các bìa sách cùa ông cũng có khi đề là Christoforo có khi lại đề Christofle như chúng ta sẽ thấy.
Tài liệu năm 1621 của Cristoforo Borri
Trước khi bàn tới tài liệu của Cristoforo(1) Borri, thiết tưởng nên biết qua tiểu sừ của ông, vì ông là người Tây phương đầu tiên đã viết và cho xuất bản một cuốn sách khá dài về xứ Đàng Trong đầu thế kỷ 17.
Cristoforo Borri (1583-1632) sinh tại Milan, gia nhập Dòng Tên ngày 16-9-1601. Năm 1615 ông -đi Đông Á truyền giáo, nhưng chúng tôi không rõ ông tới Áo Môn vào năm nào.
Chỉ biết năm 1618 Borri phải tàng hình bồi tầu đi thương thuyền Bồ Đào từ Áo Môn tới Đàng Trong cùng chuyến với L.m. Pedro Mar- ques. Ngay năm đó Borri theo hai L.m. Buzomi và Pina đến lập cơ sở truyền giáo ở Nước Mặn. Năm 1621, Borii rời Nước Mặn và cũng rời Đàng Trong luôn để về Áo Môn. Năm 1623 người ta thấy ông có mặt ở Goa. Sau đó ông về Bồ Đào Nha dạy Toán tại trường Đại học Coimbra. Tuy Borri chỉ sống ở Đàng Trong có 3 năm, nhưng ông khá thành thạo tiếng Việt và hiểu biết nhiều về xứ này. Borri lại rất giỏi về Toán, Thiên văn và khoa Hàng hải. Khi vua Philipphê nước Tây Ban Nha nghe biết Borri đang nêu nhiều thuyết mới ở Coimbra, liền vời ông sang Madrid để trình bày những khám phá của ông.
Chính Borri đã viết một cuốn sách bằng Bồ ngữ Bàn về nghệ thuật đi biển nhưng cho đến nay cuốn sách chưa được xuất bản mà vẫn còn nằm ở Evora (Bồ Đào). Ông cũng viết cuốn sách Chỉ dẫn cách đi Ấn Độ(2) bằng tiếng Ý, nhưng chưa soạn xong. Cuốn sách của Borri làm chấn động dư luận lúc đó hơn cả viết về Ba tầng trời : khí, hành tinh, thiên khung(3). Sách soạn bẳng La ngữ và mãi khi ông qua đời được 9 năm rồi mới xuất bàn. Năm 1631, Borri cho ấn hành ở Lisboa một tập về Thiên văn soạn bằng La ngữ (4).
Khi Borri ở Coimbra và Madrid nêu ra chủ thuyết ba tầng trời gây xôn xao trong nhiẽu giới, nên L.m. M. Vitelleschi Bề trên Cả Dòng Tên, phải gọi ông về La Mã. Có lẽ cũng vì vậy một phần mà vào khoảng đầu năm 1632 ông xin xuất Dòng Tên, để vào tu trong Dòng “Bernardins de Ste Croix de Jérusalem” ở La Mã; nhờ có phép đặc biệt của Tòa Thánh, chỉ sau ba tháng Nhà Tập, ông được phép khấn trong Dòng đó. Nhưng ông lại không khấn, nên tự ý xin ra khỏi Dòng này, rồi xin gia nhập tu viện Xi tô cũng ở La Mã. Tu dược mấy tháng, Borri bị nhà dòng trục xuất, ông liền kiện nhà Dòng và ông đã thắng kiện. Trong khi đi báo tin mừng đó cho một vị giám chức ở La Mã, thì ông bị chết giữa đường ngày 24-5-1632. (5)
__________
(1) Tratado da arte de navegar, pelo Rdo Pe Cristovão Brono, da Companhia, Anno Domini M…
(2) Istruzione par facilitare il viaggio dell’ Indie.
(3) BORRI, Doctrina de tribus Coelis, Aereo, Sydereo, et Empireo, opus Astrono- mis, Pbilosophis et Theologis favens, Ulyssipone, 1641, in-4°.
(4) BORRI, Collecta astronomica, ex doctrina P. Christophori Borri, Mediolanensis, ex Societate Jesu…, Ulyssipone, 1631, 470 tr.
(5) Về tiểu sử C. Borri, có thề đọc: SOMMERVOGEL, Bibliothèque de la Compagnie de Jésus, Nouvelle édition, Louvain, 1960, tìm chữ Borri – C. B. MAYBON, Notice sur Cristoforo Borri et sur les éditions de sa “Relation”, trong báo Bulletin des Amis du Vieux Hué, năm 1931, tr. 269-276.
Bây giờ chúng ta nhìn vào cuốn sách của Borri viết về Đàng Trong để trích ra những chữ quốc ngữ trong đó. Cuốn sách được xuất bản(1) lần đầu tiên bằng Ý ngữ năm 1631, cùng năm đó sách được dịch ra Pháp ngữ đồng ấn hành tại Lille và Rennes, đến năm 1632 lại được dịch ra La ngữ xuất bản ở Vienne, cũng năm 1632 được địch ra tiếng Hòa Lan xuất bản ở Louvain, năm 1633 lại dịch ra Đức ngữ xuất bản ở Vienne và một bản Anh ngữ tại Luân Đôn. Năm 1704 một bản dịch mời bằng Anh ngữ được xuất hiện trong tuyển tập Churchill. Năm 1811, tuyền tập du hành của Pinkerton(2) in lại hoàn toàn bản dịch trong tuyển tập Churchill. Năm 1931, ông Bonifacy lại dịch từ bản tiếng Ý sang Pháp văn và cho in trong Bulletin des Amis đu Vieux Hué(3)
Tuy cuốn sách của Borri được in lần đầu tiên bằng tiếng Ý năm 1631, nhưng phải hiểu là những chữ quốc ngữ trong đó là thứ chữ ông viết vào năm 1620-1621. Bởi vì Borri bỏ Đàng Trong hoàn toàn năm 1621, và khi ông về Âu châu chắc không sửa lại những chữ Việt trước khi đem xuất bản. Vậy chúng ta phải coi thứ chữ quốc ngữ này là vào năm 1621. Có một điều cũng nói rõ ở đây là, những chữ quốc ngữ trong sách của Borri sự thường không đúng hoàn toàn với những chữ trong bản thảo của ông, bởi vì nhà in không có những dấu chữ quốc ngữ mà rất có thề Borri đã dùng lúc soạn thảo. Tiếc rẳng chúng ta không có chính bản viết tay của Borri để trình bầy. Dưới đây chúng tôi xin căn cứ theo cuốn sách của Borri nhan đề Rela- tione della nuova Missione… in tại La Mã năm 1631, rút ra những chữ quốc ngữ trong đó. Chúng tôi cũng xin bỏ qua việc ghi lại các số trang có chữ quốc ngữ, vì không cần.
Anam: An Nam
Tunchim: Đông Kinh.
Lai: Lào. Nước Lào.
Ainam: Hải Nam. Đảo Hải Nam.
Kemoi: Kẻ Mọi. Xứ Mọi ở Cao nguyên Trung phần.
Sinuua : Xứ Hóa (Thuận Hóa).
Cacciam : Ca Chàm (Kẻ Chàm, thủ phủ Quảng Nam Dinh).
Quamguya : Quảng Nghĩa.
Quignin: Qui Nhơn
Renran : Ran Ran, tức sông Đà Rằng miền Phú Yên.
Dàdèn, Lùt, Dàdèn Lùt : Đã đến lụt, Đã đến lụt.
Nayre : Nài. Nài voi.
doij : đói.
scin mocaij : xin một cái. Cho tôi xin một cái.
chià : trà. Uống trà, cây trà.
Sayc Kim : Sách Kinh. Tứ Thư, Ngũ Kinh.
Sayc Chiu : Sách chữ.
Cò : Có
Con gnoo muon bau tlom laom Hoalaom chiam : Con nhỏ muốn vào trong lòng Hoa Lang chăng. Người thông ngôn đã dùng lầm những tiếng đó đẽ hỏi một người khác có muốn gia nhập đạo Công giáo không. Vì thời ấy một số người hiểu lầm, gọi đạo Công giáo là đạo Hoa Lang, mà đạo Hoa Lang có nghĩa là đạo Bồ Đào Nha. Sở dĩ có danh từ Hoa Lang là vì, theo sự hiểu biết của chúng tôi, khi người Bồ Đào tới Đàng Trong bán một thứ vài có in hoa giống như Hoa Lang, vì thế người ta gọi những thương gia ấy là người Hoa Lang. Các nhà truyền giáo đến Đàng trong vào đầu thế kỷ 17 cũng bị dân chúng gọi là người Hoa Lang, tức là người Bồ Đào Nha, mặc dầu vào năm 1618 đã thấy những nhà truyền giáo Nhật, Ý, Trung Hoa tới Đàng Trong.
Muon bau đau christiam chiam: Muốn vào đạo Christiang chăng. Vì thấy người ta hiểu lầm về đạo Công giáo, nên L.m. Buzomi đã tìm được câu trên đây thay vào câu kia, để hỏi người Việt mỗi khi họ muốn vào đạo Công giáo(4).
onsaij : ông Sãi.
Quanghia: Quảng Nghĩa.
Nuoecman: Nước Mặn.
Da, an, nua, Da, an het : Đã ăn nửa, Đã ãn hết. Khi có nguyệt thực, dân quê Việt Nam tin là có gấu ăn trăng.
Omgne: Ông Nghè.
Tuijciam, Biet : Tôi chẳng biết.
Onsaij di Lay : Ông Sãi đi lại, hay là ông Thầy đi lại. Khi người Việt thấy các L.m. Tây phương cứ đi đi lại lại, thì họ nói thế. Việc đi đi lại lại cho khoẻ, người Việt Nam ngày xưa không có thói quen này. Cũng nên biết rằng, thời đó dân chúng gọi các Linh mục là Thầy và đọc trại đi là Sãi, Dân chúng cũng gọi các nhà sư (Thầy) là Sãi.
Bancò : Bàn Cổ, ông Bàn cổ.
Maa : Ma. Ma quỉ.
Maqui, Macò: Ma quỉ, Ma quái.
Bũa: Vua.
Chiuua: Chúa
___________
(1) BORRI, Relatione della nuova missione delli PP. de’la Compagnia di Giesu, al regno della Cocincina, scritta dal Padre Christoforo Borri Milanese della medesima Compagnia, Roma, 1631, in-12°, 231 tr. —BORRI, Relation de la nouvelle mission des Pères de la Compagnie de Jésus au royaume de la Cochinchine. Traduite de I’ltalien du Père Christofle Borri Milanois, qui fut un des premiers qui entrèrent en ce Royaume. Par le Père Antoine de la Croix, de la mesme Compagnie. A Lille, De l’Imprimerie de Piérre de Rache, de la Bible d’Or, 1631, in-12°, 233 tr. — Về bản Pháp văn in ờ Rennes cũng do Antoine de la Croix dịch, đầu đề bìa sách cũng như cuốn xuất bản ở Lille, chỉ khác là do nhà xuất bản Jean HARDV. — BORRI, Relatio de Cocincina R.P. Christophori Borri e Societate Jessu, ex Italico latine reddita pro strena D.D. Sodalibus Inclytie Congregationis Assumptae Deiparae in Domo Prolessa Sodetatis Jesu Viennae Austriae. Excudebat Michael Rictius, in novo mundo, 1632, in-8°, 142 tr. — BORRI, Historie van eene nieuwe Seyndingbe door de Paters der Societeyt Jesu in’t ryck van Cocincinao. In’t Italiaens gbeschreven door Christophorus Borri Melanois… Ende verduytscht door P. Jacobus Susius der selve Societeyt, Tot Loven, 1632, in-12°, 203 tr. — BORRI, Relation von dem newen Konigreich Cochinchlna… aus dem Welsch und Latein verseuscht Gedruckt zu Wien in Oesterreich bey Micbael Riekhes. 1633, in-8°, 143 tr. — BORRI, Cochinchina containing many admirable Rarities and Singu- larities of that Countrey. Extrated out of an Italian Relation, lately presented to the Pope, by Christophoro Borri, that lived certaine yeeres tbere. And published by Robert Asbley, London, 1633.
(2) A general collection of the best and most interesting Voyages and Travels in all parts of the World… by Pinkerton, London, 1811, vol. IX, tr. 771-828.
(3) Lt Col. BONIFACY trong BAVH, 1931, tr. 277-405.
(4) Về vấn đề Hoa Lang xin coi thêm : — RHODES, Cathechismus, 25.-M.SAC CANO, Relation des progrès de la foi au royaume de la Cocbinchine, tr.2-3, — L.A. PONCET, L’un des premiers annamites, sinon le premier, converti au catholicisme, BAVH, tháng 1-3 năm 1941, tr.85-91. – L. CADIÈRE, ibid, tr. 95-96. — ARSh JS. 89 f. 545r – 546v, 547r.- NGUYỄN-HỒNG, Lịch sử truyền giáo ở Việt-Nam, Quyển 1, tr. 23, chú thích 4.
Nguồn: LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ (1620-1659).
Nxb. Tủ sách ra khơi (SaiGon 1972)
Ảnh đại diện do Ban Tu thư (vietnamhoc.com) thiết lập
Mời xem
Sơ lược giai đoạn thành hình chữ quốc ngữ (1620-1648) – Phần 3