SỰ NGHIỆP VĂN VÕ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM (Phần 2)

SỰ NGHIỆP VĂN VÕ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM (Phần 2)

NGUYỄN MẠNH HÙNG
(PGS TS Sử học)

TRƯNG THI

     Trường thi là một khoảng đất trống, có tường vây quanh bằng phên nứa, bốn gốc đều có điếm canh, có cắm cờ. Bên ngoài trường thi có cắm chông tre để đề phòng kẻ gian.

     Bên trong trường thi chia làm 4 khu vực chính gọi là Vi với tên gọi mang 4 kỹ năng: Trí, Dũng, Tài, Lực.Trước mỗi Vi có dựng 1 chòi cao 7 thước 2 tấc và có đặt súng. Cạnh chòi canh có bao lan để quan sát. Bên dưới có dựng nhà tranh để cho võ sinh ở. Chúng ta chưa thấy hình ảnh ngôi nhà tranh của Trường thi  võ nhưng H. Oger cho ta thấy cái lều thi của Trường thi văn (h.5).

     Cuối cùng chỉ tổ chức thi Hương võ để chọn đủ số cử nhân (không có tú tài võ).

     Tuy nhiên số người được dự thi tuyển văn bằng Tạo sĩ (tức Tiến sĩ võ) rất ít nên nhà vua, không thể tiến hành thi Hội, do đó phải được đưa về kinh đô Huế. Hơn nữa trường thi không đủ giám khảo có năng lực để chấm thi và thêm một lý do khác là óc bè phái. Kỳ thi chức danh Tạo sĩ chỉ dành cho các võ sinh thuộc dòng dõi hoàng tộc hoặc con cháu các quan triều thần tại kinh đô. Do đó, tại Bình Định hay Hà Nội chưa thấy có danh sách Tạo sĩ.

     Từ các khoá sau – cũng không thể tổ chức thi Hội – Do đó Bình Định đã trở thành địa danh nổi tiếng do đạt danh hiệu trường võ Cử nhân, Tạo sĩ.

     Thi Hội cũng như thi Hương – chỉ khác nhau về trọng lượng quả tạ. Thi  Hương phải dùng quả tạ nặng 110 cân thi Hội phải nặng 120 cân. Ngoài ra, thi Hương chỉ đi 16 trượng. Còn thi Hội phải đi 20 trượng.

KỸ THUẬT TẬP LUYỆN VÕ NGHỆ

TẬP NÂNG TẠ
TẬP ĐÁNH ĐU
TẬP ĐÁNH ĐU
TẬP NHẢY CAO
TẬP CHÂN TAY
TẬP ĐẤU KHIÊN
TẬP CÔN
TẬP XÁCH TẠ

II. Trường thi thứ hai (Kỳ thi Thứ 2)

     Môn thi: Múa Côn sang.

     1. Côn được cấu tạo bằng sắt nặng 30 cân, chia ba cầm một phần côn. Người thi vừa đi bằng chân vừa ra điệu bộ bằng tay và thêm dáng vẻ nhảy múa và đâm đánh.

     – Nếu người thi đi được 60 trượng được xếp hạng bình.

     – Nếu đi được ngoài 40 trượng được xếp hạng thứ. Ngược lại không đạt được năng lực trên thì bị xếp vào loại liệt.

     2Sang là một ngọn giáo, có chiều dài bảy thước bảy tấc An Nam. Người thi cầm đốc sang 1 tay, còn một tay cầm giữa khúc – đứng cách bù nhìn 3 trượng. Xong người thi bắt đầu nhảy nhót 3 hay 4 thước (theo kiểu chuẩn bị tư thế, lấy trớn) hướng mắt đăm đăm vào mục tiêu rồi chạy ngay đi đến đâm ngay giữa rốn bù nhìn. Nếu đâm trúng bằng sống mũi sang là hạng ưuNếu chỉ trúng không là hạng bình. Nếu chỉ trượt ngang qua là hạng thứ. Còn không trúng là hạng liệt.

 III. Trường thi thứ ba (Kỳ thi thứ 3)

     Môn thi: Bắn súng hiệp

     – Người thi bắn súng hiệp phải đứng cách xa ụ bắn một khoảng cách 20 trượng ([1])  và 5 thước ([2])

     – Người thi được bắn 6 phát:

     a) Nếu 2 phát trúng đích, 1 phát trúng vành tròn, 3 phát trúng vào ụ đất (ra ngoài mục tiêu) là hạng ưu.

     b) Nếu một phát trúng đích, 1 phát trúng vành tròn, 4 phát trúng ụ đất là hạng bình.

     c) Nếu 2 phát trúng vành tròn, bốn phát trúng ụ đất là hạng thứ.

     d) Nếu 6 phát không trúng gì cả (rơi vào ụ đất) hoặc chỉ trúng đích một phát đều là hạng thứ.

     Qua tổng kết 3 kỳ thi:

1. Nếu có hạng ưu và bình được chấm đỗ Cử nhân.

2. Nếu toàn là hạng thứ thì được đỗ Tú tài.

     Trong kỳ phúc hạch thí sinh trải qua kỳ thi phúc hạch (oral) về 3 câu võ kinh

     Tuỳ theo kết quả thi phúc đáp mà chia thứ bậc.

     A. Kỳ thi Hội

     Thi Hội cũng tương tự như thi Hương, nhưng khối lượng thi tạ phải nặng hơn. Nếu thi Hương quả tạ nặng 110 cân thì thi Hội phải 120 cân.

     Thi Hương đi 16 trượng.

     Thi Hội đi 20 trượng.

     Nếu thi trúng cả 3 kỳ thì được vào hạng trúng cách.

     B. Kỳ thi Đình

     Nếu thí sinh biết chữ (có học chữ Nho và Kinh sách) thì tự đăng ký vào thi.

     Trường hợp không biết chữ thì không phải đăng ký trong kỳ thi Đình này. Thí sinh phải làm các bài sau đây:

1. Đại nghĩa trọng Võ kinh.

2. Một vài điều ước lược về phép dụng binh của các danh tướng lịch triều.

3. Một vài điều về thời sự.

     Qua cuộc thi trên, giám khảo xem xét hơn kém nhau giữa các thí sinh mà ấn định phân số.

     – Nếu có phân số thì được lấy đỗ Tiến sĩ võ.

     a) Để được ban áo, mũ, cờ biển.

     b) Được cho vinh quy bái tổ (như Tiến sĩ văn)

     – Nếu không được phân số nào hoặc chỉ trúng trong cuộc thi Hội mà không dự thi Đình thì được hạng Phó bảng.

___________
([1])Trượng là một đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam và Trung Hoa. Nó nằm trong các đơn vị đo độ dài cổ theo hệ thập phân dựa trên một cây thước cơ bản. Một trượng bằng 10 thước.

([2])Thước là dùng cụ đo đạc chính xác đến từng mm, dùng để vẽ, đo chiều dài, chiều cao, góc … Sử dụng nhiều trong đời sống hằng.

Mời xem: SỰ NGHIỆP VĂN VÕ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM (Phần 1)

(Visited 111 times, 1 visits today)