SỰ SUY THOÁI – Tích cực & Tiêu cực

SỰ SUY THOÁI – Tích cực & Tiêu cực

ĐÀO VĂN SOẠN1
             Tác giả ở Phú Yên gửi bài viết
qua email bantuthu1965@gmail

      Những Kinh tế gia chuyên nghiệp sẽ có một cách nhìn nhận về kinh tế của thế giới, kinh tế của một quốc gia, kinh tế của một khu vực… một cách rõ rệt. Còn đối với mỗi cá nhân thì với trải nghiệm của chính bản thân mình, ai ai cũng có thể trở thành một ‘kinh tế gia’ cho chính mình; và mỗi người sẽ có một cách nhìn nhận về kinh tế một cách khác nhau. Nếu cứ tự do suy tư như vậy thì chúng ta tất sẽ có nhiều cách nhìn nhận khác  nhau về kinh tế!?

      Vậy thử hỏi! Kinh tế có phải là tiền hay không? Kinh tế có phải là tài sản không? Kinh tế có phải là tài nguyên không? Kinh tế có phải là đất đai rừng biển không? hay Kinh tế lao động? Kinh tế công xưởng, là nhà máy? Kinh tế là các công ty, doanh nghiệp?…

      đây! ta vẫn đang suy tư một cách ‘tự do’ về kinh tế, không ấn định một khuôn phép cụ thể vào trong một học thuyết kinh tế nào cả. Kiểu gì đi nữa thì kinh tế là do con người nghĩ ra, tạo ra; và kinh tế tất sẽ có những thời kỳ, những giai đoạn khác nhau của nó. Nếu ta phân giai đoạn thì có nhiều cách phân giai đoạn theo thòi kỳ của loài người – như hiện giờ thì đang là ở giai đoạn thiết bị /công nghệ /dịch vụ /hạ tầng được chú ý nhiều, tiền tệ được chú ý nhiều, và có lúc dầu mỏ cũng được quan tâm nhiều – vì nó vẫn đang là nguồn năng lượng chủ yếu để vận hành các loại phương tiện. Nếu ta lùi về giai đoạn khi mà hoạt động của con người đã sáng tạo ra tiền tệ để đo lường sức người – và sức người đã được chuyên môn hóa /sức một người chỉ cần làm những việc phù hợp với bản thân, sức người chỉ được phát huy đúng mực ở những hoạt động mà họ đã được đào tạo, huấn luyện thành thạo.

      Như vậy! nếu không có sức người thì không có kinh tếtiền tệ thì chỉ là một công cụ để đo lường sức người. Công xưởng, doanh nghiệp chỉ là nơi mà sức người tụ tập để được nhân lên nhiều hơn. Những gì mà loài người đã chế tạo ra, phát minh ra – tất cả chỉ là biểu hiện của sức người được tích tụ, được tập trung và bộc lộ rõ rệt qua những biểu hiện hữu hình, vô hình. Sự suy thoái đồng nghĩa với việc không phát triển, không tăng trưởng. Sự suy thoái sẽ khiến sức người trở nên vô ích! Sức người sẽ ‘nằm im’ và không thể biểu hiện thành tiền, của cải vật chất hay cả những giá trị vô hình (như các phát minh, các bản quyền về trí tuệ, …).

      Trên địa cầu này ngày nay gần như đã được sở hữu hoá hoàn toàn – sở hữu của cá nhân, tổ chức. Không thể còn những ‘không gian trống’ để con người có thể tự ‘trồng’, tự nuôi, tự sinh sống được! Mọi người giờ đây đều phải tham gia vào một tổ chức sản xuất, một tổ chức kinh doanh. Khi tổ chức sản xuất, kinh doanh không tổ chức được sức người thì sức người ở yên, ngưng đọng; sản phẩm do sức người tạo ra sẽ không được xã hội chấp nhận. Khi ấy không biết rằng sức người sẽ phải tạo ra loại sản phẩm gì cho phù hợp – hoặc sản phẩm được tạo ra mà lại mất quá nhiều sức người sẽ dẫn đến tình trạng vượt quá sự chịu đựng của xã hội! Như vậy! có phải đó là sự suy thoái kinh tế hay không?

      Nếu coi kinh tế sức người, thì sức ngườithể chất, là tinh thần, là tổng hợp của cả thể chất lẫn tinh thần của mỗi con người lao động thì thể chất không suy thoái, tinh thần không suy thoái mới là điều kiện ban đầu2. Thể chất được tăng cường; tinh thần được tôi luyện – tất cả là điều kiện ban đầu cần để tâm. Tuy nhiên! điều kiện quyết định lại là sức người đó có được xã hội chấp nhận hay không!? sức người đó có tạo ra được giá trị gì để xã hội có thể tiếp nhận hay không!?

       Các ‘nước lớn’, ‘nước phát triển’ đã đạt tới một trình độ cao thì cũng chưa chắc đã không suy thoái 3!? Các ‘nước nhỏ’, ‘nước đang phát triển’ thì cũng chưa chắc là sự suy thoái của nó sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc của người dân4!? Hạnh phúc! lại là vấn đề khác! Thành công hay thất bại! lại là vấn đề khác nữa! vì thật sự sẽ có rất nhiều định nghĩa về hạnh phúc5, về thành công6/thất bại! Mỗi người chắc cũng cần tự suy tư cho mình một khái niệm về hạnh phúc, về thành công /thất bại; và bằng sự trải nghiệm, kiểm nghiệm của bản thân mình mà tự xác định sự đúng đắn của những ‘khái niệm ý nhị’ đó và để cho mọi sự suy thoái, mọi sự biến động từ bên ngoài có thể tác động đến sự tiêu cực của mỗi người ở mức thấp nhất có thể!

CHÚ THÍCH :

1:  ĐÀO VĂN SOẠN  – Tác giả – Độc giả – ở xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên – gửi bài qua email bantuthu1965@gmail.com

2:  Xem thêm:  Mỹ ghi nhận thêm dấu hiệu cảnh báo suy thoái kinh tế (VietnamPlus)
3:  Mời xem:  Quận 1, TP.HCM: Người nghèo đi siêu thị không phải trả tiền (plo.vn)

4:  Xem thêm:  Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý IV năm 2021 và chỉ số phát triển con người Việt Nam 2016-2020 – General Statistics Office of Vietnam (gso.gov.vn)

5:   Mời xem:  Hạnh phúc là gì? 45 định nghĩa chuẩn nhất về hạnh phúc (quantrimang.com)
6: Mời xem:  20 định nghĩa về thành công giúp bạn kiến tạo ý nghĩa cho cuộc đời mình (doanhnhansaigon.vn)

GHI CHÚ :

◊  Các chữ nghiêng, chữ màu, chữ đậm, tiêu đề, chú giải, hình ảnh minh hoạ và một ít “biên tập nhẹ” do BAN TU THƯ vietnamhoc.net thực hiện.

BAN TU THƯ
06 /2022

(Visited 58 times, 1 visits today)