THÁNH ĐỊA VIỆT NAM HỌC – Khái niệm

1.0 Thánh địa Việt Nam học – VÙNG ĐẤT KÝ ỨC HOÁ THẠCH

1.1     Thánh địa Việt Nam học được nhận diện như vùng đất lưu trữ Bộ ký ức đã hóa thạch có giá trị vật thểphi vật thể hay siêu hình thể trong quá trình hình thành nền tảng lịch sử Việt Nam mà nhiều học giả, nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực đã bóc tách ra thành nhiều mảng chuyên biệt: khảo cổ học, phôn-clo-học, sử học, dân tộc học, Việt Nam học…!

1.2     Như vậy! Thánh địa Việt Nam học được hiểu như là vùng đất sưu tập nhiều biến cố lịch sử trong từng phân khúc lịch sử – cùng nhiều số phận dân tộc trong từng trường hợp điển hình đang cùng chia sẻ nhau trên vùng đất cư trú tại xứ sở An Nam xưa – nay gọi tên là Việt Nam.

1.3    An Nam xưa từng vùng đất đã bị phân cách ranh giới ra từng địa vực: Đàng trong (Nam kỳ), Đàng ngoài (Bắc kỳ), Đàng cựu (Trung kỳ). Tất cả! tuy có cách biệt nhau về địa chính trị, nhưng địa ngôn ngữ, địa xã hội… như chưa bao giờ đối nghịch nhau! để dẫn đến phân hóa nhau, tiêu diệt nhau!. Tuy nhiên! Tên gọi Thánh địa Việt Nam học – hãy để cho – trước hết- là những nhà Việt Nam học trong nước và ngoài nước đã gọi tên như chuông gọi hồn Việt Nam!.


       Mời xem tiếp “2.0Thánh địa Việt Nam học – Vùng đất thánh lịch sử“.

NGUYỄN MẠNH HÙNG
bút danh: Con Bọ Hung
email: nguyenmanhhung.conbohung@gmail.com

MỜI XEM TIẾP:
◊  THÁNH ĐỊA VIỆT NAM HỌC – Vùng đất thánh lịch sử
◊  THÁNH ĐỊA VIỆT NAM HỌC – Tứ giáo đồng trụ

(Visited 8 times, 1 visits today)