ThS. NGUYỄN TIẾN DŨNG1
Sau miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, quán triệt tinh thần Đại hội IV của Đảng, Đảng bộ Cần Thơ đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân thực hiện nhiệm vụ cách mạng của thời kỳ mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ vàchính quyền cách mạng, nhân dân Cần Thơ ra sức khai hoang, phục hóa, cải tạo đất nông nghiệp, tập trung sản xuất lương thực, thực phẩm như trồng lúa, rau màu, chăn nuôi,… Nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ ra đời đáp ứng yêu cầu đời sống. Giáo dục, y tế, văn hóa, xă hội, an ninh quốc phòng, v.v. được quan tâm. Tuy nhiên, lúc bấy giờ quy mô nền sản xuất là rất nhỏ và chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Năm 1976, tỷ trọng của khu vực 1 (nông, lâm, thủy sản) chiếm tới 59, 88% trong cơ cấu kinh tế (GDP); khu vực 2 (công nghiệp, xây dựng) 14,46%; khu vực 3 (thương mại dịch vụ) 25,66%2.
Qua gần 40 năm xây dựng và phát triển đến nay, thành phố có tổng giá trị tăng thêm (GDP) năm 2014 đạt 69.515 tỉ đồng, tăng gần 3,5 lần so với năm 2004 (năm 2004 là năm đầu tiên TP.Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương). Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 70,2 triệu đồng/người/năm, tương đương 3.298 USD, tăng trên 6 lần so với năm 2004. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng khu vực I: còn 7,27%, khu vực II và khu vực III chiếm tới 92,73%3 .
Ngành thương mại – dịch vụ duy trì được sự phát triển theo hướng đa dạng hóa loại hình, hướng tới những ngành dịch vụ có giá trị lớn, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Có nhiều siêu thị và khu mua sắm, thương mại lớn như: Metro, Co-op Mart, Vinatex, Best Caring, Siêu thị Điện máy Sài Gòn Chợ Lớn, Khu mua sắm Đệ nhất Phan Khang, Khu thương mại Tây Đô, Trung tâm thương mại Cái Khế, Big C. Các ngành dịch vụ tại Cần Thơ vơìi rất nhiều loại hình đă và đang dần phát triển mạnh như ngân hàng, y tế, giáo dục, văn hóa – xã hội, v.v. Dịch vụ vận tải phát triển ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xă hội của thành phố bằng sự đa dạng về các phương tiện vận tải cả đường bộ, đường thủy và hàng không. Khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng bình quân 6,5%, luân chuyển tăng bình quân 5,8% năm; vận chuyển hành khách tăng bình quân 7,2%, luân chuyển tăng bình quân 9,6%4 năm. Dịch vụ vận tải, bưu chính – viễn thông phát triển theo hướng hiện đại; các loại hình vận tải chất lượng cao ra đời và phát huy hiệu quả; mạng lưới viễn thông, điểm giao dịch bưu điện được mở rộng. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ, y tế, giáo dục – đào tạo, du lịch, v.v. không ngừng phát triển. Nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ mới như: kinh doanh bất động sản, kho vận, thông tin, truyền thông, v.v. phát triển khá tốt, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xă hội.
Về Du lịch, thành phố Cần Thơ trải dài bên bờ sông MeKong huyền thoại (khoảng 65km), được ví như “đô thị miền sông nước”, với hệ thống sông ngòi chằng chịt, các cù lao nổi trên sông, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông, rất phù hợp để phát triển loại hình du lịch sinh thái sông nước. Hiện du lịch thành phố Cần Thơ đang tập trung khai thác lợi thế theo hướng sinh thái. Cồn Ấu đă thành Khu du lịch sinh thái Phù Sa, cồn Cái Khế đang chuẩn bị khởi động dự án Khu du lịch sông Hậu và sắp tới Khu văn hóa miền Tây, rộng khoảng 100 ha cũng sẽ được triển khai xây dựng tại khu Nam sông Hậu. Đến nay, TP. Cần Thơ có 11 khu sinh thái vườn và vô số vườn cây gia đình có thể đón mời du khách. Đặc biệt, vườn cò Bằng Lăng rộng hơn 2ha, có khoảng hơn 250 ngàn con cò và nhiều loại chim quư tập trung sinh sống. Và hàng loạt các địa điểm du lịch khác như: cầu Cần Thơ, Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng, Chợ nổi Phong Điền, Đình Bình Thủy, Vườn lan Cần Thơ, Vườn cò Bằng Lăng, Khu di tích lịch sử Mộ Thủ khoa Nghĩa, Mộ Cử Trị, Làng hoa Thới Nhựt, Làng đan lưới Thơm Rơm, Làng đan lọp Thới Long, v.v.
Sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất (giá CĐ 1994) tăng bình quân 18,6%/năm; khu vực kinh tế nhà nước giảm bình quân 9%/năm, khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng bình quân 29,3%/năm và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng bình quân 17,6%/năm 5. Một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp được đầu tư phát triển mạnh như: chế biến thủy hải sản, xay xát chế biến gạo, phân bón, thuốc sát trùng, thuốc thú y – thủy sản dùng trong nông nghiệp, bia, tân dược, vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối điện, v.v; việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất ngày càng được chú trọng và có xu hướng phát triển. Thành phố có một số khu công nghiệp thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh như: Hưng Phú I, II, Trà Nóc I, II và khu công nghiệp – tiêu thụ công nghiệp Cái Sơn, Hàng Bàng, Thốt Nốt; xây dựng nhiều cụm công nghiệp tại các quận Cái Răng, Ô Môn, Bình Thủy, huyện Vĩnh Thạnh, v.v. Đến nay, các khu công nghiệp có 214 dự án còn hiệu lực6 , thuê 567,19 ha đất công nghiệp, tổng vốn đầu tư đăng ký1.918,7 triệu USD; vốn thực hiện 852,4 triệu USD, chiếm 44,4% tổng vốn đầu tư đăng ký, tổng số lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp là 31.716 lao động, giảm 803 lao động.
Nguồn tài nguyên đất đai của Cần Thơ rất màu mỡ, nhất là khu vực phù sa ngọt được bồi đắp thường xuyên, thích hợp cho canh tác lúa, cây hoa màu, cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả đặc sản nhiệt đới. Với điều kiện tự nhiên như trên, đặc biệt thuận lợi cho Cần Thơ phát triển nông nghiệp và đi theo hướng bền vững, chú trọng vào các lĩnh vực như: sản xuất lúa gạo, chuyên canh trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủyy sản (cá Tra, cá Ba sa). Lúa là cây trồng chính của thành phố, tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm 2014, đạt 232.335 ha, đạt mức sản lượng lên đến 1.421.000 tấn lúa. Đồng thời, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất đă giảm chi phí về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; tỷ lệ giống lúa chất lượng cao tăng dần từ 54,8% lên trên 80% (năm 2014), đă nâng cao chất lượng và giá trị của hạt lúa, đảm bảo nông dân đạt lợi nhuận trên 30%7 .
Cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có bước phát triển mạnh, đến nay trên địa bàn thành phố hiện có 10.862 doanh nghiệp các loại hình với tổng vốn đăng kư kinh doanh 39.113 tỷ đồng và 2.584 chi nhánh, văn phòng đại diện. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển ổn định, góp phần làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh của thành phố; đến cuối năm 2013, thành phố có 59 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng kư 883 triệu USD, vốn thực hiện chiếm 28,7% tổng vốn đăng kư. Trên địa bàn thành phố có 50 tổ chức tín dụng (so với năm 2004 là 25), với 227 địa điểm có giao dịch, tổng vốn huy động năm 2013 là 37.800 tỉ đồng; tổng dư nợ cho vay trên địa bàn là 46.700 tỉ đồng, tăng trên 20 lần so với năm 2004 (năm 2004 tổng dư nợ cho vay đạt 2.365 tỉ đồng)8 , nợ xấu dưới mức cho phép.
Kết cấu hạ tầng của TP. Cần Thơ được đầu tư phát triển khá đồng bộ. Nhiều công trình quan trọng cấp vùng đă được đầu tư như công trình cầu Cần Thơ, hệ thống nhà ga, sân bay quốc tế Cần Thơ, nhiều tuyến giao thông được đầu tư mới, nâng cấp mở rộng và đưa vào sử dụng như tuyến Bốn Tổng – Một Ngàn, Quốc lộ 91B, Quốc lộ 61B, đường Võ Văn Kiệt, đường Nguyễn Văn Cừ. Ngoài lợi thế về giao thông đường bộ và đường thủy, “Tây Đô” còn có những thuận lợi về vận tải như: có 3 bến cảng với diện tích 60.000 m², có thể tiếp nhận tàu biển 10.000 tấn, là Cảng Trà Nóc có diện tích 16ha, cảng có 3 kho chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt đến 200.000 tấn/năm; Cảng Cái Cui, có thể phục vụ cho tàu từ 10.000 – 20.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm, sau khi thực hiện xong dự án nạo vét và xây dựng hệ thống đê tại cửa biển Quan Chánh Bố, Cảng Cái Cui sẽ là Cảng biển Quốc Tế tại “Tây Đô” 9. Nhiều công trình, dự án phát triển kinh tế quan trọng được đầu tư, đưa vào sử dụng như tổ máy số 1 nhà máy nhiệt điện Ô Môn, hệ thống các siêu thị được đầu tư hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu không chỉ cho TP. Cần Thơ mà cả vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như: Metro Cash&Carry, Co.opmart, Vinatex, Big C, Nguyễn Kim. Bộ mặt đô thị Cần Thơ từng bước được cải tạo, nâng cấp. Hạ tầng mạng lưới viễn thông, internet tiếp tục được đầu tư phát triển mạnh. Đến cuối năm 2013, tỷ lệ thuê bao điện thoại/100 dân đạt 177,8 thuê bao10. Hoạt động khoa học và công nghệ đi vào chiều sâu, cơ sở vật chất kỹ thuật được quan tâm đầu tư, trong đó có một số trung tâm mang tính chất vùng.
Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Cần Thơ ngày càng nâng cấp, mở rộng, đáp ứng nhu cầu đào tạo cho cả vùng ĐBSCL, đưa Cần Thơ trở thành trung tâm giáo dục – đào tạo của vùng. Đến nay, TP. Cần Thơ đă thành lập mới 4 trường đại học (Đại học Tây Đô, Đại học Nam Cần Thơ, Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ, Đại học Y Dược) và nhiều phân hiệu, cơ sở của các trường đại học trong cả nước mở tại thành phố, nhiều trường trung cấp chuyên nghiệp được nâng lên thành trường cao đẳng như: Trung cấp Y tế thành Cao đẳng Y tế; Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật thành Cao đẳng Kinh tế – kỹ thuật; Trường Công nhân kỹ thuật thành Cao đẳng Nghề, v.v. tổng số sinh viên trên 185 ngàn sinh viên.
Nhiều công trình y tế quan trọng của nhà nước và tư nhân có khả năng phục vụ cho cả vùng được đầu tư và đưa vào hoạt động như: Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ, Bệnh viện Đa khoa Trung ương, Bệnh viện Truyền máu – Huyết học, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, Bệnh viện Đa khoa Thanh Quang, Bệnh viện phụ sản Quốc tế Phương Châu, v.v. góp phần đưa TP. Cần Thơ trở thành trung tâm y tế của vùng ĐBSCL. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và tăng cường: 100% số xã có trạm y tế; tỷ lệ giường bệnh/vạn dân tăng khá từ 16,6 giường bệnh năm 2004 lên 29,64 giường bệnh năm 2013; số bác sĩ/vạn dân tăng từ 5,46 bác sĩ năm 2004 lên 10,55 bác sĩ vào năm 2013. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2004 là 24,1, giảm còn 12,7% năm 201311 .
Đến nay, thành phố đã công nhận 47/85 xã, phường, thị trấn văn hóa và xây dựng thành công 2 xã nông thôn mới. Đã triển khai thực hiện 19/38 mô hình giảm nghèo bền vững năm 2014, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 2,95%. Số lao động được giải quyết việc làm năm 2014. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từng bước được nâng lên, năm 2014 là 48,89%12. Trong 40 năm qua, đã xây dựng trên 30.000 căn nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết cho các đối tượng chính sách và hộ nghèo, giải quyết cơ bản nhà ở cho các đối tượng có khó khăn về nhà ở.
Với mục tiêu phấn đấu xây dựng Cần Thơ thành trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội, ngày càng xứng đáng với vai trò là thành phố trung tâm động lực của vùng ĐBSCL. Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố đang tích cực chỉ đạo thực hiện công cuộc cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo môi trường vi mô, vĩ mô thuận lợi, xây dựng hình ảnh, thương hiệu để tạo lợi thế cạnh tranh cho địa phương nhằm thu hút khách hàng mục tiêu, thu hút đầu tư cho quá trình phát triển KT – XH của thành phố.
Tóm lại, qua gần 40 năm xây dựng và phát triển Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố đã tích cực chỉ đạo thực hiện công cuộc cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo môi trường vi mô, vĩ mô thuận lợi, xây dựng hình ảnh, thương hiệu để tạo lợi thế cạnh tranh cho địa phương. Trên cơ sở đó, phấn đấu xây dựng và phát triển TP. Cần Thơ trở thành thành phố đồng bằng cấp quốc gia văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông; là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại – dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng ĐBSCL và của cả nước, là một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa để trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.
__________
1 Học viện Chính trị khu vực IV.
2 UBND TP. Cần Thơ, 30 năm xây dựng và phát triển (1975 – 2005).
3 Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ, Báo cáo Tổng kết năm 2014.
4 Sở Công Thương TP. Cần Thơ báo cáo tổng kết nãm 2014.
5 Sở Công Thương TP. Cần Thơ, Báo cáo tổng kết năm 2014.
6 Trong đó, có 190 dự án đang hoạt động, 19 dự án đang xây dựng và 05 dự án chưa triển khai.
7 Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Cần Thơ, Báo cáo Tổng kết nãm 2014.
8 Cục Thống kê thành phố Cần Thơ., Niên giám Thống kê 2013.
9 Cục Thống kê TP Cần Thơ., Niên giám Thống kê 2013.
10 Cục Thống kê thành phố Cần Thơ. Niên giám Thống kê 2013.
11 Sở Y tế thành phố Cần Thơ, Báo cáo tổng kết nãm 2014.
12 Cục Thống kê thành phố Cần Thơ ., Niên giám Thống kê 2013.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. UBND TP. Cần Thơ, 2005. 30 năm xây dựng và phát triển (1975 – 2005). Xí nghiệp in Thống kê TP. Hồ Chí Minh, 12/2005.
2. Cục Thống kê TP.m Cần Thơ, 2004. Niên giám Thống kê 2013. Công ty Cổ phần In tổng hợp Cần Thơ, 8/2014.
3. Sở NN & PTNN TP. Cần Thơ, 2015. Báo cáo tổng kết năm 2014.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ, 2015. Báo cáo tổng kết năm 2014.
5. Sở Y tế TP. Cần Thơ, 2015. Báo cáo tổng kết năm 2014.
6. Sở Công Thương TP. Cần Thơ, 2015. Báo cáo tổng kết năm 2014.
Nguồn: Tạp chí Khoa học Cần Thơ, số 2, năm 2015
Thánh Địa Việt Nam Học
(https://thanhdiavietnamhoc.com)