ĐÀO VĂN SOẠN1
Tác giả gửi bài qua email bantuthu1965@gmail
Ở dưới nước có thủy hải sản và người ta có nhiều thao tác cụ thể để khai thác thủy hải sản từ chài, lưới, câu, kéo, đăng, đó, lặn bắt, …. Cũng như trên cạn – từ việc săn bắt thú rừng đến việc thuần hóa nuôi dưỡng chúng để phục vụ cuộc sống. Có loài như heo mà người ta đã phải thuần hóa chúng đến lần thứ hai! vì thịt heo nuôi không còn ngon nữa nên người ta đã tiếp tục thuần hóa heo rừng lần nữa để cho thịt của nó được ngon. Việc thuần hóa thủy hải sản mà chúng lại là động vật bậc thấp nên có khó khăn hơn! Ngư dân đã nuôi cá mú, tôm sú, … và nuôi tôm hùm. Ở tỉnh Phú Yên! đến cuối năm 2020! Đã được công nhận chỉ dẫn địa lý Tôm hùm bông2. Đây là bước đầu tiên để có thể toàn cầu hóa sản phẩm này. Tôm hùm – đối với thế giới là rất bình thường! nhưng Tôm hùm bông Phú Yên thì có những đặc trưng gì? Và có thể – những vùng tôm hùm khác – người ta vẫn tò mò muốn biết.
Nếu tra cứu dữ liệu trên internet2 thì ta có thể thấy rằng – để có con Tôm hùm bông – người nuôi đã rất phải khá nhọc nhằn. Vì sinh kế! người dân và các cấp đơn vị ở các địa phương đang tính toán để làm sao có thể mang lại lợi ích nhiều nhất cho những ai liên quan đến con Tôm hùm bông này.
Bây giờ! xin được nói đến nguồn gốc thuần hóa con tôm này. Khoảng năm 1995, bà con ngư dân thôn Hòa Lợi, xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên bắt đầu thử nghiệm nuôi những con tôm hùm đầu tiên. Do có sẵn nghề lặn, bà con đã đưa những con tôm nhỏ về lồng vỗ lớn để “xuất chuồng” như nuôi heo. Thấy có hiệu quả nên bà con đã mở rộng việc nuôi tôm hùm ở nhiều địa phương khác; và, khu vực thuận lợi nhất cho việc nuôi tôm đó là ở vịnh Xuân Đài 4, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
Việc nuôi tôm hùm đã mở rộng đến mức gây xung đột với ngành Du lịch – đang manh nha phát triển ở đây5. Các vùng địa phương ở Phú Yên đã tiếp nhận được những bài học của các nơi như Nha Trang, Quy Nhơn nên lộ trình nuôi tôm ở đây đã và đang đi từng bước rất chắc chắn.
Với sự thành công đáng kể được rút tỉa từ tháp Nghinh Phong6 cho đến kinh nghiệm mô phỏng ở ghềnh Đá Đĩa 7, 8 của địa phương – mà nơi đây đã trở thành một biểu tượng du lịch. Đó là một nơi rất thuận tiện cho việc tổ chức các sự kiện; vì ở đó luôn có sự thoáng đãng, trong lành với phong cảnh biển có sức thu hút đến mức đắm đuối sự suy tưởng của ta về phía khơi xa.
Địa phương Phú Yên đang nỗ lực tạo sự mô phỏng khá chắc chắn và nhất định sẽ gặt hái được sự thành công! (vì đã có nhiều ví dụ mô hình mô phỏng ấy ở rất nhiều nơi trên thế giới). Đó là Linh vật tôm hùm! hay là Chỉ dẫn địa lý – nơi tổ chức các Lễ hội tôm hùm ở nhiều cấp như cấp địa phương, cấp tỉnh, cấp quốc gia. Và hơn thế nữa! số lượng tôm hùm khá đủ để du khách có thể thưởng thức thoải mái! 9
Hiện nay! các nhà khoa học đã và đang hỗ trợ nhiều mặt cho địa phương Phú Yên để nó có thể trở thành một địa danh – nổi bật trên địa cầu – có một chỉ dẫn điểm đến khá hấp dẫn. Và thực tế đã có!
CHÚ GIẢI :
1: ĐÀO VĂN SOẠN – Tác giả – Độc giả – ở xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên – gửi bài qua email bantuthu1965@gmail.com
2: Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể (theo khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019). Chỉ dẫn địa lý – Cục Sở hữu trí tuệ (ipvietnam.gov.vn) – số thứ tự 87: Tôm hùm bông – tỉnh Phú Yên.
3: Để “hồi sinh” Thủ phủ Tôm hùm Phú Yên – Tạp chí Thủy sản Việt Nam (thuysanvietnam.com.vn)
4: Vịnh Xuân Đài là một vịnh nhỏ nằm dưới chân dốc Găng thuộc địa phận của các phường Xuân Đài, Xuân Thành, Xuân Phú, Xuân Yên, xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Vịnh có diện tích mặt nước 130,45 km². Vịnh được tạo thành bởi dãy núi Cổ Ngựa – chân núi chạy dài ra biển khoảng 15 km tạo thành bán đảo Xuân Thịnh – bao bọc vịnh và đầm Cù Mông. Hình dạng của vịnh trông giống hình đầu con kỳ lân. Trong vịnh có nhiều bãi tắm đẹp như: Vũng La, Vũng Sứ, Vũng Chào, … và nhiều đảo, bán đảo như cù lao Ông Xá, hòn Nhất Tự Sơn, Mũi Đá Mài, mũi Tai Mã, ….
Bởi địa thế hiểm trở và là cửa khẩu mở ra biển – đầu mối giao lưu ra bên ngoài của Phú Yên – nên ngày xưa, vịnh đã trở thành một tiền đồn chống sự quấy nhiễu của quân Chămpa. Vịnh cũng là nơi mà quân Tây Sơn đã trú đóng và đã xảy ra cuộc quyết chiến chiến lược với quân nhà Nguyễn do tướng Tống Phước Hiệp chỉ huy (năm 1775). Trong Thế chiến thứ II (tháng 4/1945), hải quân Đế quốc Nhật đã tiến vào đánh chiếm vịnh nhằm làm bàn đạp để tiến sâu vào đất liền nhưng đã bị máy bay của quân Đồng minh bắn cháy.
Vịnh Xuân Đài đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích quốc gia (năm 2011) – nổi tiếng với nhiều loại hải sản ngon, quý như ghẹ sông Cầu, tôm hùm, cá mú,… Vịnh đang được quy hoạch để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao nước, du lịch sinh thái biển. Xem thêm: Công bố Quy hoạch tổng thể Khu du lịch quốc gia vịnh Xuân Đài, Phú Yên (vtv.vn), Kinh nghiệm du lịch vịnh Xuân Đài Phú Yên 2022 (disantrangan.vn)
5: Do mật độ lồng nuôi rất dày đặc nên đã ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan tổng thể cũng như chi tiết của vịnh Xuân Đài, và cả ảnh hưởng đến việc lưu thông của thuyền du lịch trong Vịnh. Xem: Quá tải lồng bè tôm hùm: Vì sao vịnh Xuân Đài đứng trước nguy cơ trở thành vùng “biển chết”? (vtv.vn)
6: Tháp Nghinh Phong tọa lạc tại quảng trường Nghinh Phong (nơi giao lộ Nguyễn Hữu Thọ & Độc Lập, thành phố Tuy Hòa). Ngọn tháp có một thiết kế đặc biệt ấn tượng mang tính biểu tượng của địa phương – được lấy cảm hứng từ Ghềnh đá đĩa và truyền thuyết “Trăm trứng trăm con” của Lạc Long quân – Âu Cơ. Ngọn tháp có hai phần: ở giữa có 2 cột đá cao (cột đá cao 35m tượng trưng cho Lạc Long Quân, cột đá cao 30m tượng trưng cho Âu Cơ). Dưới chân tháp có 50 khối đá xếp chồng lên nhau. Tường thành – kết nối hai cột đá – được trang trí bằng các bức phù điêu thể hiện hình ảnh của vùng đất “hoa vàng trên cỏ xanh” Phú Yên. Xem: Tháp Nghinh Phong – Biểu tượng mới của du lịch Phú Yên – Báo Nhân Dân (nhandan.vn)
7: Gành Đá Đĩa là một thắng cảnh cấp quốc gia đặc biệt – toạ lạc tại xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Gành được tạo lập vào khoảng 200 triệu năm về trước khi núi lửa ở vùng cao nguyên Vân Hòa phun trào nham thạch chảy xuôi về biển và đông cứng lại khi gặp nước biển lạnh mà tạo nên những khối đá hình lăng trụ có các bề mặt lục giác, tứ giác xếp chồng lên nhau và nghiêng ra biển Đông. Các khối đá nhìn tựa như chồng bát, chồng đĩa nên được gọi là Đá Đĩa.
Giữa gành có một trũng nước đọng lại thành từng vũng. Từ trên cao nhìn xuống, Gành Đá Đĩa có hình dạng như một tổ ong khổng lồ (khoảng 50 x 200m). Gành đã trở thành một viên ngọc quý của Phú Yên. Kề bên Gành là bãi Bàng với bờ cát trắng cong đều như một vầng trăng. Xem: Gành đá đĩa – Kiệt tác của thiên nhiên (vov.vn), Di tích thắng cảnh quốc gia Vịnh Xuân Đài – Du lịch Phú Yên (phuyentourism.gov.vn), …
8: Làm giàu Văn hóa – Zannier Hotels Bãi San Hô (thôn Hòa Thạnh, xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên).
9: Giá bán của Tôm hùm bông hiện nay là khoảng 2 triệu đồng/1kg.
GHI CHÚ :
◊ Các chữ nghiêng, chữ in, tiêu đề, hình ảnh minh hoạ và một số hiệu đính nhẹ do Ban Tu Thư vietnamhoc.net thiết lập.
◊ Mời xem văn bản gốc tại Về TƯƠNG LAI HỌC & một số vấn đề khác.
BAN TU THƯ
5 /2022