Tìm đường vào THÁNH ĐỊA VIỆT NAM HỌC – Phần 2

Tìm đường vào THÁNH ĐỊA VIỆT NAM HỌC – Phần 2

2.0  Để bảo tồn Di tích lịch sử của Thánh địa Việt Nam học

    Giáo sư NGHIÊM THẨM (Hình 5) – Người thuyết trình vấn đề Bảo tồn di tích lịch sử đã lên tiếng: “Chúng tôi xin tham khảo và biên soạn lại theo đúng hành trình lịch sử với lý lịch vấn đề nhằm bảo tồn giá trị văn hóa học”. Qua đó, giáo sư cung cấp thông tin về lý lịch của các hiện tượng, các hành vi văn hóa.

nghiem.tham-paul.doumer-vietnamhoc.net
Hình 5, 6:  Giáo sư NGHIÊM THẨM (bên trái) & Toàn quyền PAUL DOUMER (bên phải) (Nguồn: Văn khố số hoá vạn sự Nguyễn Phan Sơn Trúc & Minh Nhật Phan An)

2.1

    PAUL DOUMER (Hình 6) – Viên Toàn quyền Đông Dương đã cho thành lập cơ quan gọi là Mission Archéologique Permanente – để khảo cứu về quá khứ của Đông Dương. Sau này, cơ quan nói trên đã biến đổi thành École Française d’Extrême-Orient  viết tắt là E.F.E.O (Hình 7) – người trí thức, học giả… gọi là Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp – nhằm khảo cứu các lĩnh vực về lịch sử văn minh nông nghiệp ­– Đặc biệt tìm hiểu về Nhân chủng học của các xứ sở Đông Dương và Viễn Đông. Ngoài công việc khảo cứu của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp –  nay gọi là E.F.E.O – còn quan tâm đến công việc gọi là bảo tồn trùng tu các kiến trúc cổ của toàn cõi Đông Dương. Đến năm 1925, viên Toàn quyền Đông Dương Doumer đã ban hành một đạo luật về việc Bảo tồn di tích lịch sử. Đạo luật này đã căn cứ theo đạo luật của Pháp và áp dụng trong lúc chờ đợi một đạo luật của Việt Nam.

vien.viendong.bacco-baotang.lichsu.hanoi-vietnamhoc.net
Hình 7:  Viện Viễn Đông Bác Cổ EFEO xưa; nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội (Nguồn: Văn khố số hoá vạn sự Nguyễn Phan Sơn Trúc & Minh Nhật Phan An)

2.2

   Sau khi quốc gia Việt Nam được thành lập, các di tích cổ được thu hồi vào năm 1948. Đến năm 1950, Sở Quốc gia Bảo tồn di tích được thiết lập để nhận trách nhiệm bảo tồn cổ tích mà chính phủ Pháp trao lại ngày 7/7/1951. Sau năm 1954, Sở Bảo tồn cổ tích bị giải thể để biến thành một loại Phòng Bảo tồn cổ tích thuộc cơ quan gọi là Nha Văn hóaĐến đầu năm 1956, Viện Khảo cổ được thành lập thì Phòng Bảo tồn cổ tích nói trên được chuyển sang Viện Khảo cổ này.

     Tuy nhiên, công việc bảo tồn lúc ấy đã không có đủ chuyên viên để đảm trách công tác bảo tồn cổ tích đúng với khái niệm, đặc biệt là các cung điện lăng tẩm ở Huế nên Bộ Giáo dục đã ủy thác cho các kiến trúc sư của Nha Tổng Giám đốc Kiến thiết. Mặc dù sau đó, Viện Khảo cổ đã có đội ngũ kiến trúc sư riêng nhưng vẫn chưa thu hồi quyền trực tiếp trùng tu các kiến trúc cổ, mặc dù tiền chi phí cho bảo tồn do Viện Khảo cổ chi trả – mà Tổng Nha Kiến thiết vẫn điều hành trực tiếp công việc. Hơn nữa, việc bảo tồn cổ tích tại địa phương do Ty Kiến Thiết của Tỉnh đứng ra với đội ngũ là kỹ sư công chánh. Cuối cùng, Viện Khảo cổ đã lên tiếng để phục hồi thẩm quyền và trách nhiệm. Tuy nhiên, Viện Khảo cổ đã thất bại.

     Trước đó, khi còn trong tay người Pháp – theo cách gọi của chúng tôi – trong phân khúc lịch sử thời Nam Kỳ thuộc địa – E.F.E.O có được một ngân sách tự trị. Do đó, việc thay thế “vài chục hòn ngói, vài bộ phận nhỏ trong khung nhà bằng gỗ đã có thể tự tay sai khiến”. Còn hiện nay, công việc sửa chữa lại thông qua chế độ thầu khoán, không khác gì đấu thầu xây dựng ngôi nhà mới. Người đấu giá thấp nhất là người trúng thầu. Do đó! có người nào lại chịu lỗ vốn để cho công việc trùng tu được tô điểm. Tại Huế, việc trùng tu được hoàn tất vào mùa tạnh ráo, còn sau đó vào mùa mưa thì mặc cho nước nhỏ giọt từ trên mái đã nghiệm thu.

baotang.cungdinh.hue-vietnamhoc.net
Hình 8:  Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (Điện Long An xưa, xây dựng vào năm 1845) (Nguồn: Văn khố số hoá vạn sự Nguyễn Phan Sơn Trúc & Minh Nhật Phan An)

2.3

    Giáo sư NGHIÊM THẨM đưa ra phương án lý tưởng là phải nuôi một đội ngũ thợ mộc, thợ nề… ăn lương chính phủ và phải có một kho chứa các vật liệu và phải thường xuyên dòm ngó, chăm sóc hàng ngày. Theo ông Thẩm, đó là thể thức quan quản (régie) – thể thức này chẳng phải là một “cuộc cách mạng” gì – mà chính là thể thức của Bộ Công triều đình Huế đã thực hiện để chăm sóc cho các cung điện lăng tẩm của Huế.

    Ngày nay, muốn được thế! Chính phủ phải thành lập “Nha Bảo tồn và trùng tu các kiến trúc cổ”. Hơn nữa! Chính phủ còn phải xin Quốc hội sớm cho ra đời “Luật về các cổ tích để bảo vệ các kiến trúc cổ” để ngăn chận việc mua bán nhằm tuồn ra ngoài nước theo cách lén lút các pho tượng cổ, các món đồ cổ, các tài liệu lịch sử cổ xưa, các bộ tranhbộ sách quý của dân tộc.

    Riêng với công việc của Viện Khảo cổ thì thế nào? Viện này thiếu chuyên môn lại ôm đồm nhiều việc như ôm việc trùng tu mà ‘bỏ bê’ mục đích chính là khai quật các di tích cổ để nghiên cứu về nền văn minh của chính dân tộc mình lại còn mở rộng đến các dân tộc làng giềng.

2.4

Về các Viện bảo tàng, biên bản ghi rõ tại miền Nam còn có 3 Viện bảo tàng đang tồn tại – đó là :

a. Viện bảo tàng quốc gia ở Sài Gòn (Hình 9);
b. Viện bảo tàng Huế (Hình 8);
c. Viện bảo tàng Đà Nẵng (Hình 10).

bao.tang.lich.su.tphcm-vietnamhoc.net
Hình 9:  Bảo tàng lịch sử TPHCM (đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1) xây dựng năm 1929, có tên ban đầu là Blanchard de la Brosse (theo tên Thống đốc Nam Kỳ thời ấy). (Nguồn: Báo điện tử VnExpress)

 baotang.nghethuat.cham.da.nang-vietnamhoc.net
Hình 10:  Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm, Đà Nẵng (Nguồn: Văn khố số hoá vạn sự Nguyễn Phan Sơn Trúc & Minh Nhật Phan An)

2.5

   Theo Giáo sư THẨM, trước năm 1954 – nếu dựa vào quan điểm truyền thống thì chỉ có Hà Nội kinh đô chính trị, văn hóa nên nơi đây đã thay mặt cho cả Đông Dương để xây cất một Bảo tàng xứng tầm với danh hiệu của một đất nước.

     Riêng Sài Gòn, được xác nhận chỉ là một “hải cảng” nên chỉ cần một Viện bảo tàng cỡ nhỏ của một thị xã là vừa đủ. Tuy nhiên! sau 1954, Viện bảo tàng thị xãSài Gòn đã ‘lớn lên‘ thành Viện bảo tàng Quốc gia trông vóc dáng của Viện này không lớn hơn nó từ 1925.

    Khi nó mới chào đời, nó ‘nghèo nàn‘ vì đồ cổ có giá trị văn hóa đã trở về nguồn “chôn nhau cắt rốn” của nó ở Hà Nội. Vậy mà! nó được xem như đã có tuổi đời 4.000 năm văn hiến! Riêng, Viện bảo tàng Huế – là khối kiến trúc cổ có từ 1845 dưới triều Thiệu Trị – đã được xây dựng lại ở địa điểm ngày nay kể từ 1909. Cho đến năm 1923 thì kiến trúc này được dùng làm Viện bảo tàng – một nơi phải chịu đựng nhiều biến cố lịch sử.

     Viện bảo tàng Huế – theo ông Thẩm – nên trở thành Viện bảo tàng triều Nguyễn. Hơn nữa! Viện bảo tàng Huế được xem như một kiến trúc của một Điện Long An (được xây dựng năm 1845) nên cần thêm các công cụ chiếu sáng mới nhằm bật lên được giá trị của các cổ vật.

     Đối với Viện bảo tàng Đà Nẵng theo ông Thẩm – là nơi trưng bày các điêu khắc phẩm của dân tộc Chàm. Viện này tuy nhỏ, nhưng giá trị lại lớn, không chỉ là các cổ vật mà còn là các mỹ thuật phẩm. Bộ Phát triển Sắc tộc có khuynh hướng xây dựng một Trung tâm nghiên cứu Nhân chủng học và xây dựng  những Bảo tàng Nhân chủng học tại các địa phương.

BAN TU THƯ
06 /2020

MỜI XEM TIẾPTìm đường vào THÁNH ĐỊA VIỆT NAM HỌC – Phần 3.
Tìm đường vào THÁNH ĐỊA VIỆT NAM HỌC – Phần 1.

(Visited 189 times, 1 visits today)