Bài viết – PGS.TS Sử học NGUYỄN MẠNH HÙNG
Nhiều nhà Việt Nam học đang nghĩ đến cách bảo tồn một số các giá trị văn hóa phi vật thể đã hóa thạch của dân tộc Việt Nam. Tất cả như trùm phủ lên một vùng không gian Thần Thánh hóa.
Cuối cùng, trong cuộc họp Quốc tế Việt Nam học tại Hà Nội năm 2015 đã ứng nghiệm theo cách gọi Hội thảo vào ngày bế mạc như khoác lên chiếc áo choàng Việt Nam học – đó là chiếc áo choàng khoác tên vùng đất gọi là Thánh địa Việt Nam học.
1.0 Thánh địa Việt Nam học – Câu chuyện cổ tích
1.1
Nếu lịch sử nhân loại đã dành phần cho nước Pháp một cuộc cách mạng tư sản – như một cuộc chơi lớn để phá vỡ ngục Bastille (h.1) thì cũng dành phần cho Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ được hưởng một cuộc chơi khác làm vỡ òa cuộc cách mạng tự do dân chủ. Tất cả hai cuộc cách mạng nói trên đã trở thành hình mẫu để được hưởng lợi từ các quyền lực cơ bản của nhân loại.
Riêng đối với Việt Nam – một dân tộc bé nhỏ về kích cỡ ở miền Viễn Đông xa xôi của vùng Châu Á – Thái Bình Dương, mà lịch sử đã dành cho “trò chơi” lớn về một cuộc cách mạng giải phóng chế độ nô lệ của thực dân hạng 2 trong suốt chiều dài gần một thế kỷ – tưởng chừng như một cọng lá, cọng rau, cũng sẽ bị “làm cỏ” đến tận gốc rễ.
1.2
Tuy nhiên, hai cuộc Cách mạng Pháp, và Cách mạng Hoa Kỳ đều có trong tay những chiến thắng vĩ đại thì xứ sở An Nam Việt Nam cũng có một phần thứ đó làm phần thưởng để khích lệ lòng trắc ẩn, chan chứa tình tự mang nặng tấm lòng vị tha đối với mọi dân tộc đã đặt chân được đến xứ sở này như “người khách xa lạ” khi mới đến trong tay còn “cầm vũ khí” với sự “ngờ vực” từ ngàn năm trước đó hay từ trăm năm vừa qua – mà nay đã trở thành thân quen – Nếu chưa phải là “đồng chí” hay “đồng minh” thì ít ra cũng là đồng nghiệp nhằm chia sẻ “đồng tiền bát gạo”! Tất cả đã dệt nên nhiều câu chuyện cổ tích.
Như có ai đã nói “nước rặc mới biết cỏ thối”! Do đó mà vào những ngày đại dịch Covic-19. Nước rặc! Nhiều nơi cỏ đã thối, nhưng tại Việt Nam cỏ đã được tươi tắn trở lại! Hồn cốt dân tộc Việt mang dòng máu pha lẫn của nhân loại – nó đã cho máu của nó kể cả những người khách lạ từ ngoài đến – dù đã ra đi. Tất cả đã là bạn bè anh em cùng chủng loại Người.
Tuy nhiên, ngày nay nhìn lại cả một nửa văn hóa trong vùng Thánh địa bị chia cắt đã từng tồn tại nơi miền Nam Việt Nam trong phân khúc 1954 – 1975 mà nay đã ẩn mình trong góc khuất lịch sử. Dân tộc Việt Nam đã phải chịu cuộc phân ly! Bàn thờ tổ tiên Ông Bà – một thời – như chia cắt bởi một đường ranh giới – tách biệt như hai bên bờ đê sông nước. Nhưng kỳ lạ thay! Cái khái niệm bên đây bên kia như đã kết dính lại hai mép của đường đứt gãy. Gia đình, Anh em thân thuộc đã ôm nhau như chưa từng được hòa niềm vui trong nước mắt. Và tự hỏi: “Tại sao chúng ta lại thừa hưởng một trò chơi của Thần chiến tranh mà không phải các vị Thần khác, Thần Hòa Bình, Thần Xuân…”? Cuộc chiến tranh vừa qua đã tạo nên một đường nét khác biệt trong lịch sử nhân loại. Nói cách khác “một quá khứ đã qua sử dụng”, theo cách của từng “số phận con người” đã góp phần vào đó để làm dồi dào giá trị của khối “tình tự dân tộc người An Nam Việt Nam”. Ngày nay đã đến lúc tái hiện lại một quá khứ đầy sôi động ấy! Nếu được bóc tách, được lau chùi phần bụi mờ trong hành trình thời gian, để bồi đắp phần hao mòn, mất mát trong quá trình vận động mà nhằm vào mục đích phục hồi các“giá trị phi vật thể”. Tất cả như đã “góp vốn” làm nên giá trị lịch sử. Ở đó! Một phần đã ngấm vào hồn cốt dân tộc.
1.3
Ngày nay, từ số sách báo cũ còn để lại ở thời trước đây tại miền Nam Việt Nam. Ban Tu Thư chúng tôi đã có được hầu “như còn nguyên vẹn” một số tập hồ sơ để giới thiệu trực tiếp đến độc giả. Đây là một Bộ tài liệu gốc dưới dạng các Biên bản của Hội đồng Văn hóa Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa trước 30/4/1975 được xem như một phần của Thánh địa Việt Nam học – mà nhà lưu trữ trẻ Nguyễn Phan S.T. Minh Nhật đã sưu tập và cung cấp vì lợi ích chung. Đó là:
Tập I gồm các Biên bản được đánh số: Số 13 ngày 22/3/1971
Số 14 ngày 23/3/ 1971
Số 15 ngày 24/3/ 1971
Số 16 ngày 25/3/ 1971
Tập II gồm các Biên bản đánh các số: Số 17 ngày 27/3/1971
Số 18 ngày 29/3/1971
Số 19 ngày 30/3/1971
Số 20 ngày 30/3/1971
Tập III gồm các Biên bản đánh các số: Số 21 ngày 31/3/1971
Số 22 ngày 31/3/1971
Số 23 ngày 01/4/1971
Số 24 ngày 02/4/1971
Số 25 ngày 03/4/1971
Số 26 ngày 03/4/1971
Chuỗi hồ sơ lưu trữ mang chất văn hóa được viết từ trong kho tàng Văn Khố mà Louis Braibant đã nói “Lịch sử là con đẻ của Văn Khố” (L’histoire fille des Archives).
Như thế, chúng ta có thể lấy ra từ nguồn Văn Khố nói trên để làm giấy “thế vì khai sinh” cho lịch sử – như chất “thuốc an thần” để giúp phục hồi hội chứng“mất trí nhớ”.
1.4
Qua một tập Tư liệu lấy ra từ trong đó đã có ghi chép các biên bản làm việc của Hội đồng Văn hóa – Chúng ta có thể nhận xét một điều – dù là người Việt Nam ở đâu – dù ăn “rau muống” ờ xứ Bắc Kỳ hay ăn “dưa giá” ở miền Nam Kỳ đều mắc chung một loại “hội chứng” – Đó là loại hội chứng tuy không sôi động như “Hội đồng mỗ bò” (h.2), mà cũng không đến nổi “mồm loa mép vãi” để “chu choa, chu chóe” bài ca “mất gà” đơn độc.
Con gà nhà Bà! Nó ở nhà Bà!
Nó là con Công con Phụng
Nó về nhà mày! Nó là con chồn, con cáo!…
* * *
Đó là “hội chứng” xếp đặt chỗ ngồi – nghĩa là phải tính toán “số ghế” bao nhiêu là đủ để ngồi vào Hội đồng văn hóa nói trên. Cũng như “Thằng Mỏ” (h.3) phải làm sao chia chát “đủ thịt” cho Ban Hội Tề ngồi chiếu trên. Giới trí thức Sài Gòn ngày ấy đã không hẳn là thế! Những chương trình Nghị sự, những “Chủ tọa đàm” với bộ phận thư ký đoàn chuyên điểm danh những thành viên hiện diện. Ai là hội viên thực thụ! Ai dự khuyết! Còn các thành viên vắng mặt cũng gồm có ai? Ai đến ai không? Đều đâu ra đấy. Đặc biệt cuộc họp đều phải trân trọng giới thiệu sự có mặt của Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ (h.4) ngày ấy được phép thay mặt Tổng Thống để dự họp. Điều này cho thấy tầm quan trọng của một chế độ có dành phần chăm bón cho công cuộc bảo tồn văn hóa.
Nhưng tại sao cư dân Sài Gòn lúc ấy lại không mấy “hào hứng” để đánh giá lòng nhiệt tình kia của Hội đồng các Hội viên, mà vẫn ấm ức trong lòng một sự nghi kỵ thiếu thiện cảm? Đó là “mâm xôi thịt” làm “mồi” cho các cuộc hội họp. Tuy nhiên, ở đây những Biên bản để lại đã không có mùi “rượu” để phá “mồi” mà trái lại đó là những ý kiến đóng góp đã nêu lên các hệ giá trị – Đó là hệ giá trị phi vật thể nhằm “mục đích kép”: Một là bảo tồn di tích lịch sử – Hai là phát triển các Cơ sở Văn hóa và Cơ sở Nghệ thuật… (Biên bản số 017/HĐV HGD ngày 27/3/1971 – khóa họp thường lệ 1/71 từ 22/3/1971 đến 3/4/1971 tại Sài Gòn).
1.5
Chủ tịch cuộc tọa đàm ngày ấy là: – Ông Đỗ Văn Rỡ – Phó Chủ tịch Văn hóa
– Ông Bùi Xuân Bào – Phó Chủ tịch Giáo dục.
Những lời nói “khơi mào” như trên nhằm mục đích mở đường dẫn cho nền học thuật Việt Nam bước vào cánh cửa Thánh địa Việt Nam học. Đây là vùng không gian Bảo tồn di tích lịch sử và sự phát triển các Cơ sở Văn hóa. Lúc ấy, trước năm 1975 đứng về phía “một nửa nước” có tên gọi Việt Nam Cộng Hòa mà nay chỉ còn lưu trữ trong ký ức dân tộc, ở những người chưa mắc “hội chứng mất trí nhớ”.
Trang mở đầu Thánh địa Việt Nam học đã dành ưu tiên cho những nỗ lực của những nhà trí thức Miền Nam trước đây không chỉ để tưởng niệm mà còn hơn thế nữa để bước vào công cuộc đào xới bằng bàn tay chuyên môn của Nhà Khảo cổ học trong vùng đất Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của người Việt Nam trong suốt quá trình lịch sử Ngàn năm Thăng Long Hà Nội, lịch sử Năm trăm năm Cố đô Huế, lịch sử Ba trăm năm Nam Kỳ Lục tỉnh – trong đó có lịch sử 20 năm miền Nam Việt Nam (1954 – 1975)
* * *
Ảnh minh họa: Ban Tu Thư Thánh Địa Việt Nam Học thiết lập tone màu Sepia
Còn tiếp:
Mời xem thêm: TÌM ĐƯỜNG VÀO THÁNH ĐỊA VIỆT NAM HỌC (Phần 2)
Thánh Địa Việt Nam Học
(https://thanhdiavietnamhoc.com)