Tìm vào HANG Ổ của CHỦ NGHĨA HIỆN SINH (Phần 2)

NGUYỄN MẠNH HÙNG
(Phó Giáo sư, Tiến sĩ Sử học)

     Nhưng một câu hỏi đặt ra cho thế hệ hôm nay là tại sao cái chủ nghĩa ấy lại nổi tiếng như thế? Trông nó có vẻ xoàng xĩnh, chắp vá, lập dị như tác giả nói trên đã nhận xét về nó. 

     Chúng tôi đã cố đi tìm lại nguồn tư liệu cũ. Té ra, chủ nghĩa sinh tồn được sinh ra từ nhà bảo sanh trong xóm Saint-Germain-des-Prés  – một khu du lịch nổi tiếng thu hút đặc biệt du khách Anh và Mỹ mà giới kinh doanh giải trí Pháp đã biết cách lợi dụng trước hết nhờ vào loại âm nhạc New Orléans mà nó xây dựng nên thương hiệu của thuyết sinh tồn ngay trong khu xóm này – mặc dù nó được sinh ra từ mấy thế kỷ trước.

Hình 6: Saint-Germain- des-Prés
Nguồn ảnh:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Saint-Germain- des-Prés

     Xóm Saint-Germain-des-Prés  từ thế kỷ 13 là một xóm nhà tù, nhưng nay đã là xóm chơi bời nổi tiếng thế giới, mặc dù khu xóm này vẫn còn để lại cái nhà thờ theo lối cấu trúc La Hy, và quanh nó là những cư dân buôn bán đồ cổ quanh những con đường Jacob, Bonnaparte, Abbaye…

     Khu xóm nổi tiếng này – cứ tối đến -là nơi tụ tập đủ hạng người trong đó có giới trí thức không xu. Đó là các nhà điêu khắc, các thi sĩ, trong số đó có nhiều họa sĩ bán tranh không người mua. Còn các văn sĩ đang lo tìm những mẫu chuyện lạ, nhưng từ trong tầng lớp nghệ sĩ “nửa mùa” ấy cũng có những danh sư như FranÇois Mauriac, Paul Fort, Léo Larguier. Từ trong cái chợ trí thức khá nhộn nhịp này mua bán đổi chác, tán gẫu, đả phá lẫn nhau, có người chăm lo quảng cáo tác phẩm của mình như Ferdinand, hay chỉ trích chính phủ, nhưng chưa đủ vì nếu không kể đến một số nam nữ thanh niên, sinh viên hay la cà vào khu xóm này với một tâm trạng đáng được chú ý – một loại di chứng tồn tại từ sau cuộc chiếm đóng của Đức.

Hình 8: Paul Fort
Nguồn ảnh: http://fr.wikipedia.org/wiki/Paul_Fort

     Vì trong số họ có những người từng tham gia kháng chiến, từng hoạt động bí mật, nay muốn sống buông thả để tận hưởng những giây phút khoái lạc ăn uống say sưa hay yêu đương thỏa mãn.

     Nhưng họ có may mắn, dù trong cái khu xóm tồi tàn bẩn thỉu bên trong những quán cốc rẻ tiền còn có một nhà tư tưởng thời đại đang la cà đến đây – nhà văn hiện sinh J. Paul Sartre – người bạn của giáo sư Trần Đức Thảo – nhà duy vật biện chứng của Việt Nam cùng thời đang tuyên truyền cho chủ nghĩa sinh tồn. Từ trong căn phòng chật hẹp tại một quán trọ rẻ tiền. Sartre thường ngày ra ngồi ở quán cốc, ở gần là Café de Flore hay Café Les deux Magots để viết văn.

Hình 9: Café de Flore
Nguồn ảnh: http://vi.wikipedia.org/wiki/Café_de_Flore

Hình 10: Les deux magots
Nguồn ảnh: http://en.wikipedia.org/wiki/File:Lesdeuxmagots.jpg

     Nhân vật của Sartre như đội mồ sống dậy từ mấy thế kỷ trước, đã bám váo gốc rễ sinh tồn thời đại của những quyển truyện: Les yeux sont faits, Les mains sales. La putain respectueuse,… Thật bất ngờ khi lọt vào cặp mắt của những nhà phê bình văn chương của các báo. Mặc dù dưới cặp mắt của họ – một cách hài hước – Sartre xuất hiện như những anh chàng vừa lùn, vừa mập lại có cặp mắt không đi đôi. Lại nữa, Sartre còn được mô tả khá lập dị: ăn ở bẩn thỉu (áo quần hàng tháng không giặt, giường nằm lúc nào cũng có những món ăn thừa). Lại nữa, nhà văn còn không bao giờ rửa mặt và chỉ tắm 1 lần vào đêm Noël để đi ăn Réveillon – mặc dù là nhà hiện sinh không thích đạo Thiên Chúa, cái lối giới thiệu mang tính quảng cáo ấy Sartre bỗng dưng có tên tuổi lớn.

     Nhưng có một điều ai muốn phê bình thuyết hiện sinh của Sartre mà không đọc qua những tác phẩm “L’être et le Néant” hoặc “La Nausée” thì không nên chút nào mà chỉ tóm gọn trong khái niệm “bản thân có trước thể chất” “sinh vật có trước sinh lý”. Rồi từ đó khuếch tán ra nhiều nổi u uất: “đời người không đi đến đâu cả!” “dù có tranh đấu đến thế nào cũng chỉ thế thôi”. Hoặc có thi sĩ Việt Nam sáng tác ra câu thơ: “Mài sừng cho lắm cũng là trâu”. Ở Sài Gòn cũng có một dạo nói đến tác phẩm của một nữ văn sĩ buồn ơi ta chào mi “Bonjour tristesse” – có lẽ cũng là nhà hiện sinh?.

Hình 11: La Nausée
Nguồn ảnh: 
http://en.wikipedia.org/wiki/Nausea_(novel)

     Hầu hết các tác phẩm của Sartre có quyển lên đến cả nghìn trang – cũng dẫn đến kết luận. “suốt ngày có say sưa hay bỏ công sức cầm đầu một quốc gia có ngàn cổ xe – hoặc dẫn dắt cho dân trăm họ – rồi cũng thế thôi!”.

     Từ đó và cũng từ trong cái xóm tồi tàn về sinh kế và rách nát về tư tưởng. Cuối cùng, nhiều người trong số họ sống lang thang không tiền trả, nay chỗ này mai chỗ khác mà gặp gỡ nhau không ổn định. Cuối cùng, một chủ tiệm hào phóng cấp cho cái hầm – gọi là Tabou để làm nơi tập họp.

     Phong trào hiện sinh bây giờ mới có “nhà bảo sanh” chính thức, căn hầm Tabou đã trở thành “hộp đêm sinh tồn”Saint-Germain-des-Prés . Trong số họ có một ả Juliette Gréco, với chút nhan sắc và học thức lại có thêm chút tài ăn nói cô đã được báo chí đặt cho biệt danh “nàng thơ sinh tồn”. Người ta còn nói rằng: tác phẩm “Bonjour tristesse” (buồn ơi ta xin chào mi!) của nữ văn sĩ FranÇois Sagan nổi tiếng một thời cũng nằm trong nhóm hiện sinh này (?!)

     Thế mà từ nơi đó – khai sinh ra nhiều văn nhân thi sĩ trứ danh của Pháp trong đó có Jacques Prévert với nhiều bài thơ được phổ nhạc và nàng thơ hiện sinh đứng ra hát với giọng trầm buồn u uất. Nhưng từ trong căn hầm đó không chỉ có thơ văn và bình luận, nhóm hiện sinh đã đưa vào những nhạc sĩ và những nhà khiêu vũ – như nhạc sĩ Claude LuterBoris Vian. Họ vay mượn điệu nhạc New-Orléans của người da đen. Điệu vũ Be-bop, Swing, Boogie-woogie, Jitterburg đã phát triển và du nhập nhanh chóng vào vùng đất Sài Gòn từ những năm ấy với lối ăn mặc dị dạng (nữ mặc váy xẻ đùi áo bó chặt – nam hippy, tóc tai bù xù..) và tự nhận là những môn đồ hiện sinh với dáng vẻ tỏ ra là những hiền triết.

Hình 13: Jacques Prévert
Nguồn ảnh: http://en.wikipedia.org/ wiki/Jacques_Prévert

Hình 14: Boris Vian
Nguồn ảnh:
http://en.wikipedia.org/wiki/Boris_Vian

   Cái hầm Tabou, bỗng càng ngày càng trở nên nổi tiếng, khiến cho khu xóm đó mọc lên càng thêm nhiều những hộp đêm sinh tồn kiểu ấy như La Rose Rouge, Le club du Vieux Colombier, L’echelle de Jacob, Le club Saint-Germain, Kentucky.

     Tất cả vóc dáng dị tướng ấy cũng đã xâm nhập vào một vài khu vực Sài gòn vào thời ấy và phát triển mạnh mẽ, kéo dài đến năm 60-70. Khi cuộc chiến tranh bắt đầu bước vào thời kỳ quyết liệt. Nạn xì ke ma túy phát triển trong một bộ phận thanh thiếu niên mà trụ sở chính nằm dọc theo đường Lê Lai – Quận 1. Một số khác không chỉ mặc váy ngắn xẻ đùi, áo bó sát người mà còn chủ trương “xăng xú xăng xì” (sans soutien sans slip) (không xú cheng không xì líp).

     Phái hiện sinh xâm nhập vào một bộ phận văn nhân thi sĩ với “nàng tiên nâu” hay còn gọi là ả phù dung (dịch nghĩa từ opium là thuốc phiện) Theo thi sĩ Vũ Hoàng Chương mà Đông Hồ xác nhận là từ miền Bắc đưa vào miền Nam lớp từ “yên sĩ phi lý thuần” dịch từ âm của tiếng Pháp inspiration (cảm hứng) cũng giống như “nàng tiên nâu” để đi mây về gió.

Hình 15:  Nhà thơ Vũ Hoàng Chương
Ảnh trích từ: phapluattp.vn

     Còn tiếp:

     Mời xem:

–     Tìm vào HANG Ổ của CHỦ NGHĨA HIỆN SINH (Phần 1)

–     Tìm vào HANG Ổ của CHỦ NGHĨA HIỆN SINH (Phần 2)

–     Tìm vào HANG Ổ của CHỦ NGHĨA HIỆN SINH (Phần 3)

(Visited 1 times, 1 visits today)