Tên luận án: Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 qua bộ tư liệu kỹ thuật người An Nam của Henri Oger
Phụ đề: LAPTSKH Lịch sử: 5.03.15
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng
Nơi xuất bản: Hà Nội
Nơi bảo vệ: Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Năm bảo vệ: 1996
Số trang: 179 tr
Ngôn ngữ: tiếng Việt
Từ khóa: Lịch sử cận đại, Công nghiệp, Nông nghiệp, Văn hóa nghệ thuật, Việt Nam
Tóm tắt: Lịch sử Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 qua bộ sưu tập của Henri Oger về nền công nghiệp lấy nguyên liệu từ trong thiên nhiên, nghề nông, nghề đánh bắt, săn bắn, nghề thủ công, sinh hoạt lễ hội dân gian, tục lệ, những chuyển biến xã hội văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam.
MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nếu ngược dòng lịch sử nước nhà tìm về những triều đại xa xưa từ thế kỷ 18 trở về trước, chúng ta có thể tìm thấy các bộ biên niên sử và những văn bản chữ Hán làm cứ liệu cho những sự kiện, những biến cố chính trị. Nhưng chúng ta khó tìm thấy đôi ba hình ảnh minh họa, đôi ba bức vẽ để giúp chúng ta và giúp thế hệ mai sau hình dung được bức tranh xã hội sinh động của từng giai đoạn lịch sử.
Vào đầu thế kỷ 20 này, may mắn thay ta đã có một nguồn tư liệu điền dã xã hội gồm hàng ngàn hành hình khắc gỗ, một công cụ tham khảo có thể soi sáng những vấn đề mà người nghiên cứu lịch sử, viết kịch bản lịch sử, những nhà trang trí, những nhà mỹ thuật, những nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, những nhà Hán Nôm… phải chăng đều cần đến?
Tuy nhiên số tư liệu nói trên từ hơn 80 năm qua đã bị chôn vùi vào quên lãng, mặc dù nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã bỏ nhiều công sức để truy tìm song cũng chỉ thấy xuất hiện đó đây từng mảng nhỏ được góp nhặt tại Hà Nội – Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh), và tại Pari (Pháp)… Tất cả những mảng nhỏ còn thiếu sót này chỉ là những dấu vết được sao chụp lại, đã bị vô tình hoặc cố ý tẩy xóa, cải biên, chắp vá, và tự ý gán ghép cho một nguồn gốc mơ hồ, một giá trị xa lạ làm sai lệch ý nghĩa đích thực của một công trình nghiên cứu khoa học đố sộ và độc đáo này. Đặc biệt việc tẩy xóa đã che lấp hoàn toàn bộ phận Hán Nôm, trên từng bản vẽ. Đây là bộ phận cung cấp những thông tin có giá trị soi sáng một giai đoạn lịch sử của đất nước Việt Nam trước và trong ách thống trị của thực dân Pháp mà không thể tìm thấy ở bất kỳ một thư tịch lưu trữ nào khác.
Vì những lý do trên, với tư cách là người đã góp phần phát hiện đầy đủ bộ tư liệu nói trên, lại được sự giúp đỡ của khoa Lịch sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và nhiều nhà nghiên cứu của các ngành có liên quan… Chúng tôi đã hoàn thành luận án nghiên cứu khoa học chuyên ngành LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN ĐẠI VÀ HIỆN ĐẠI này với tên “ Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ XX” qua bộ tư liệu “Kỹ thuật người An Nam” của Henri Oger.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
1. Tình hình phát hiện
Trước đây từ Hà nội, Paris và Sài gòn (trước 1975) đã từng công bộ tư liệu nói trên, song thực chất chỉ công bố một mảng (không đầy đủ), hoặc đưa ra những bản sao chép đã bị bôi xoá những bộ phận tạo hình hay phần bố cục bằng chữ Nôm.
2. Công hố chính thức
Để góp phần làm rõ tư liệu, chúng tôi đã công bố chính thức tại Hội liên hiệp văn hoá nghệ thuật Hà nội ngày 13-7-1985, và được nhiều nhà nghiên cứu khoa học tham gia ý kiến đóng góp về gía trị nhiều mặt của bộ tư liệu.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Bước đầu điều tra làm rõ nguồn gốc lai lịch của bộ tư liệu mang tên “Kỹ thuật của người An Nam” (Techniqne du Peuple Annamite) của H.Oger, về cuộc đời của Henri Oger người chủ đề tài của công trình nói trên; về các nghệ nhân; về bộ phận ngôn ngữ Hán Nôm còn ghi lại trên bản vẽ.
- Bước hai, tiến hành phân loại theo những mảng đề tài nghiên cứu và tìm hiểu gía trị nhiều mặt khoa học.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU – NỘI DUNG CÁC VẤN ĐẾ CẦN GIẢI QUYẾT
- Những đặc điểm lớn của lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Từ sự phân hoá giai cấp đến những yếu tố chuyển biến xã hội Việt Nam trên một số lĩnh vực.
- Khái quát xã hội Việt Nam về đời sống vật chất tinh thần còn được bảo lưu trước nguy cơ rạn nứt trong buổi giao thời và dấu ấn Hán Nôm đan xen như một văn bản mô tả.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thu thập các nguồn tư lỉệu:
Thu thập các nguồn tư liệu trong ngoài nước đã được công bố trước đây, điều tra thực địa tại địa phương.
2. Xử lý tư liệu:
Dùng phương pháp thống kê, phân loại giải mã ngôn ngữ Hán Nôm, chữ Pháp.
3. Các phương pháp nghiên cứu khác:
Qua phương tiện phản ánh bằng nghệ thuật hinh khắc gỗ khai thác văn bản vừa là bằng chứng văn hoá nghệ thuật vừa là bằng chứng lịch sử. Qua phương pháp mô tả đồng đại (cắt ngang) để nhận xét theo lốì quy nạp, bên cạnh các phương pháp lịch sử, phương pháp logic.
V. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Cung cấp nguồn tư liệu đồ sộ góp phần bảo tồn ký ức xã hội, ngoài nguồn đã có trong tay (ảnh chụp, cartes postales, bản đồ…).
- Đóng góp phương pháp tiếp cận mới trong nghiên cứu lịch sử kết hợp với nguồn tư liệu quen thuộc của nghiên cứu lịch sử: phương pháp lịch sử, phương pháp logic ngoài phương pháp khai thác văn bản, phương pháp nghiên cứu đặc chủng.
VI. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 2 phần : Luận án chính và phụ lục.
Luận án chính ngoài Phần mở đầu – Kết luận – Gồm 3 chương với tổng số trang 170 trang.
CHUƠNG I: Tìm hiểu về Bộ tư liệu (từ trang 15-42)
CHƯƠNG II: Xã hội Việt nam qua Bộ tư liệu (từ 49 – 114)
CHUƠNG III: Sự chuyển biến xã hội, văn hoá, nghệ thuật qua Bộ tư liệu (từ 139-153)
Phụ lục luận án gồm bản dịch tiếng Việt : Giới thiệu tổng quát về việc nghiên cứu “Kỹ thuật của người An nam” của H.Oger và minh hoạ hình khắc gỗ (197 bức) (30 trang).
… CÒN TIẾP …
MỜI XEM TIẾP:
◊ LUẬN ÁN Phó Tiến sĩ của NGUYỄN MẠNH HÙNG – Phần 2
◊ LUẬN ÁN Phó Tiến sĩ của NGUYỄN MẠNH HÙNG – Phần 3
Click đường dẫn bên để xem giới thiệu toàn văn Luận án: http://lnnk.in/f4L Nguồn: http://luanan.nlv.gov.vn
Bản toàn văn luận án với ba (3) thứ tiếng Việt, Anh, Pháp sẽ được sớm giới thiệu ở trang web thanhdiavietnamhoc.com, kythuatnguoiannam.com, annnamiticapedia.com.
Trân trọng giới thiệu.
BAN TU THƯ
08/2019
MỜI XEM:
◊ LUẬN ÁN Phó Tiến sĩ của NGUYỄN MẠNH HÙNG – Phụ lục – Phần 1
◊ LUẬN ÁN Phó Tiến sĩ của NGUYỄN MẠNH HÙNG – Phụ lục – Phần 2