Triết lí giáo dục thời nay

Triết lí giáo dục thời nay

ĐÀO VĂN SOẠN1
Tác giả ở Phú Yên gửi bài viết qua email bantuthu1965@gmail

     Năm 1997, Việt Nam kết nối với Internet toàn cầu; năm 2006, Internet đã được USA Today đưa vào danh sách Bảy kỳ quan mới; đến khoảng năm 2017 – tức là sau 20 năm tính từ 1997 (Việt Nam kết nối với internet toàn cầu), các thiết bị kết nối với internet như computer, laptop, table, smartphone, … mới tương đối phổ biến và việc sử dụng thiết bị kết nối với internet mọi lúc, mọi nơi được đại chúng hóa; và đây cũng là thời điểm mà dữ liệu trên internet đã trở thành ‘kho lưu trữ khổng lồ’; các công cụ tìm kiếm, công cụ truy cập – có thể tìm đến mọi nguồn dữ liệu – đã hoàn hảo để mọi người – từ bình dân đến cao cấp, từ già đến trẻ – đều có thể kết nối được với dữ liệu toàn cầu. Những người tham gia kết nối với internet – từ những ngày đầu (từ năm 1997) liên tục đến nay – chắc sẽ không nhiều! Những người đã từng theo dõi sự tác động, biến động, thay đổi của con người và xã hội – Việt Nam từ khi kết nối với internet – chắc cũng không đông! Số đông vẫn theo truyền thống cũ mà sử dụng nguồn dữ liệu ở kho sách giấy khổng lồ của nhân loại – thường xuyên được cập nhật một số lượng lớn bởi những sách mới của các tác giả mới, hay được tái bản theo bản gốc, tái bản có bổ sung vào phiên bản cũ, … Giới học thuật không phải ai cũng để ý đến nguồn dữ liệu khổng lồ tăng lên hằng ngày – nó được số hóa hằng ngày từ nguồn dữ liệu sách giấy (chưa kể cả việc số hóa các loại tạp chí, các loại báo cũ, báo mới in trên giấy).

     Lịch sử vẫn tiếp tục được viết! nhưng những người viết sử không hoàn toàn là những ‘người tắm mình’ trong xã hội mới mà nó đã có những phát sinh mới từ năm 1997. Sự ảnh hưởng, sự tác động, sự thay đổi từ sự kết nối internet mới dần dần được ‘lịch sử’ ghi chép lại. Điều đó thuận lợi cho người chép sử, nhưng cũng là vấn đề khó khăn cho xã hội vì đã quen theo quán tính cũ. Người chép sử cũ chưa cảm nhận kịp với hạ tầng xã hội mới; họ đã khá vất vả để từ xã hội thủ công mà thích nghi được với xã hội công nghiệp, rồi lại phải thích nghi tiếp sau đó với xã hội điện tử, vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, điện tín, điện báo, … Và nhanh quá! lạ quá! lại phải tiếp tục thích ứng với xã hội internet of things, trí tuệ nhân tạo AI, người máy, … và mọi sự tự động hóa...

     Nói đến Triết học thì ta thấy nó phải dựa trên cơ sở lịch sử. Triết học có thể đi trước thời đại, đi sau thời đại, đi cùng thời đại. Dù có dự báo trước được thời đại, Triết học cùng với thời đại hoặc thời đại đã đi qua Triết học thì mới có thể lý giải được hiện thực. Vấn đề loanh quanh về giáo dục, triết lý giáo dục3, …; Triết lí giáo dục là ở đây! Chưa cảm nhận được cuộc sống mới, chưa phân tích được cuộc sống mới mà đi hướng dẫn cuộc sống đó thì có hợp lý không!? Có thể đó là lý do muôn thuở của thế hệ sau mà nó nghe có vẻ như xung đột với thế hệ trước!2

     Tất nhiên là không phải lo lắng vấn đề này! vì các hệ sinh thái đều có những bộ phận có thể cập nhật, vá lỗi, nâng cấp phiên bản cũ và có thể khi cần thì sửa đổi lại hạ tầng của mình.

     Giáo dục Việt Nam sẽ theo kịp thời đại. Việt Nam sẽ có một nền giáo dục tiên tiến. Việt Nam sẽ là một hệ sinh thái sinh tồn tốt nhất trên địa cầu.

CHÚ THÍCH :

1:  ĐÀO VĂN SOẠN  – Tác giả – Độc giả – ở xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên – gửi bài qua email bantuthu1965@gmail.com

2:  Mời xem: Bất đồng với sếp, giới trẻ ngày nay thà nghỉ việc chứ không “nhẫn nhịn” (kenh14.vn), Mâu thuẫn, xung đột giữa các thế hệ trong gia đình – VỤ GIA ĐÌNH (bvhttdl.gov.vn)

3:  Mời xem: Triết lý giáo dục Việt Nam – từ truyền thống đến hiện đại (moet.gov.vn)

GHI CHÚ :

◊  Các chữ nghiêng, chữ màu, chữ đậm, tiêu đề, chú giải, hình ảnh minh hoạ và một ít “biên tập nhẹ” do BAN TU THƯ vietnamhoc.net thực hiện.

BAN TU THƯ
06 /2022

(Visited 108 times, 1 visits today)