Viện Nghiên cứu Việt Nam học ra mắt BỐN BỘ SÁCH TẾT phác họa TẾT của NGƯỜI VIỆT

Viện Nghiên cứu Việt Nam học ra mắt BỐN BỘ SÁCH TẾT phác họa TẾT của NGƯỜI VIỆT

PHÚC ANQUANG HÀ
Tạp chí Thời Đại (Vietnam Times)1
7/5/2022

     Vừa qua, tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Việt Nam học 2 đã tổ chức ra mắt Bốn Bộ Sách Tết – bộ sách phác họa nét văn hóa truyền thống về Tết cả của Việt Nam cách nay hơn 100 năm, với nguồn tư liệu được PGS.TS sử học Nguyễn Mạnh Hùng 3Viện trưởng Viện nghiên cứu Việt Nam học sưu tập từ năm 1908 đến 1909.

Bốn Bộ Sách Tết

     Bộ sách gồm 4 quyển – với khổ sách lớn A3 (30 x 45 cm), dầy 3,4~10cm (186~200 trang) :

+  Quyển I – Tết cả Việt Nam (200 trang);
+  Quyển II  (quyển Tiếng Anh) – Vietnamese’s Grand Festival Tết – Lunar New Year Festival (186 trang);
+  Quyển III – Bộ sưu tập Bìa báo Tết Bắc Kỳ, Trung Kỳ (220 trang);
+  Quyển IV – Bộ sưu tập Bìa báo Xuân Nam Kỳ (220 trang).

bonbosachtet-vietnamhoc.net
Hình 1:  Bộ Tứ Giai phẩm BỐN BỘ SÁCH TẾT của Viện Nghiên cứu Việt Nam học, 2022 (Nguồn ảnh: Kim Loan – Báo Pháp Luật)

     Nội dung của Bốn Bộ Sách Tết được trải dài với hình ảnh phong phú, đa dạng từ tranh dân gian có cách đây hơn trăm năm do bàn tay nghệ nhân của tranh Tây Hồ 4, Hàng Trống 5 thực hiện bằng mộc bản (khắc gỗ). Bộ mộc bản gồm 4577 bức – có chú giải Hán Nôm – được trích ra khoảng 500 bức để mô tả Tết cả Việt Nam. Theo giới nghiên cứu, Bốn Bộ Sách Tết mang ý nghĩa của loại hình văn hoá đọc đem đến nét độc, lạ từ hình thức bên ngoài đến thông tin bên trong. Mỗi một cuốn sách đều được phác hoạ bìa với các gam màu khác nhau. Tất cả đã làm nên nét đẹp trong bức chân dung văn hóa truyền thống Tết dân tộc.

Viện Nghiên cứu Việt Nam học đưa Tết Việt Nam đến với bạn bè quốc tế

     Bốn Bộ Sách Tết được PGS.TS. Sử học Nguyễn Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Việt Nam học sưu tầm tài liệu và nghiên cứu từ năm 1962 tại Sài Gòn. Ông từng là Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng 6 từ năm 1997 đến năm 2015 và cũng là người góp phần tiên phong xây dựng hệ thống đào tạo trường đại học dân lập tại Việt Nam. PGS.TS. Sử học Nguyễn Mạnh Hùng cũng là người đã tiếp nối công tác liên kết giữa giáo dục Việt NamThái Lan – Indonesia cùng một số nền giáo dục khác – kể cả Đại học quốc gia Samoa 7 của quần đảo xa xôi thuộc Nam Thái Bình Dương, và với hệ thống giáo dục tiến bộ của các nước trên thế giới như: Mỹ, Nhật, Hàn, Pháp, Thái Lan, Indonesia, … Ông còn được biết đến là người ấn hành một số Từ điển như Từ điển Kanji Hán Nhật Việt 8 đầu tiên của Việt Nam vào năm 1973 tại Sài Gòn; đồng thời! cũng là người phát hiện Công trình “Kỹ thuật của Người An Nam” – một công trình nghiên cứu của Henri-Joseph Oger 9 về đề tài Technique du peuple Annamite (Kỹ thuật của Người An Nam) được thực hiện tại Hà Nội vào năm 1908-1909. Hiện nay trong vai trò Viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, PGS.TS. Sử học Nguyễn Mạnh Hùng đang tiếp tục nghiên cứu để góp phần tái hiện ký ức Đông Dương thời thuộc địa Pháp.

     Cũng tại buổi ra mắt Bốn Bộ Sách Tết nói trên! đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Việt Nam họcLiên hiệp các Tổ chức hữu nghị Tp. Hồ Chí Minh 10. Đây là phương thức hỗ trợ của Liên hiệp với mong muốn đưa Bốn Bộ Sách Tết Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.

CHÚ GIẢI :

1:  Tạp chí Thời Đại (Vietnam Times) là diễn đàn của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Tòa soạn được đặt số 61 phố Bà Triệu, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

2:  Viện Nghiên cứu Việt Nam học (Institute of Vietnam Studies VNSI) –  trực thuộc Liên hiệp các Hôi Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam – được thành lập ngày 22/12/2020 theo QĐ số 1437/LHHVN. Người sáng lậpViện trưởngPhó Giáo sư Tiến sĩ Sử học NGUYỄN MẠNH HÙNG.

3:  Thầy Nguyễn Mạnh Hùng ngày xưa là một sinh viên ngành Luật và là học trò của Cố giáo sư VŨ VĂN MẪU (Giáo sư cổ luật Việt Nam), Giáo sư BÙI XUÂN BÀO (tiếng Pháp), Giáo sư VŨ VĂN KÍNH (Hán Nôm) và Thầy Châm Vũ NGUYỄN VĂN TẦN (tác giả cuốn sách Nhật Bản Sử lược). Thầy là Giáo sư Việt Nam học, Khoa Thái ViệtTrường Đại học Ngoại ngữ Osaka – Nhật Bản (1988-1992).

     Thầy là người phát hiện đầu tiên Công trình nghiên cứu của Henri Joseph Oger về đề tài Technique du Peuple Annamite (Kỹ thuật của Người An Nam) được thực hiện tại Hà Nội năm 1908-1909 và đã bị quên lãng gần một thế kỷ cho đến khi được thầy NGUYỄN MẠNH HÙNG phát hiện tại Thư viện Sài Gòn năm 1962, và được Hãng Alpha Phim chụp lên phim và công bố trên thế giới. Sau này trong cuộc họp báo chính thức, thầy NGUYỄN MẠNH HÙNG đã công bố việc phát hiện tác phẩm Technique du Peuple Annamite tại Hà Nội (đã có lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Hà Nội và đã được đóng gói, lập phiếu tham khảo với ký hiệu HG18, và tại Thư viện khoa học Tổng Hợp Tp. Hồ Chí Minh với mã số 10511)Technique du Peuple Annamite là công trình gồm 4577 bức in bằng mộc bản có chú giải Hán Nôm tại mỗi bức và chữ Pháp. Thầy NGUYỄN MẠNH HÙNG giải mã hai ngôn ngữ nói trên và tiến hành nghiên cứu luận án tiến sĩ, được sự trợ giúp của những nhà Hán Nôm Sài GònHà Nội, những nhà Mỹ thuật học, nhà Tạo hình, Hội Văn hóa Dân gian Hà Nội và Sài Gòn. Luận án tiến sĩ sử học của Thầy với đề tài “Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 thông qua công trình Kỹ thuật Người An Nam – có lời giới thiệu của Cố giáo sư Sử học PHAN HUY LÊ – được thực hiện vào năm 1996 tại Hà Nội.

     Thầy là người đã mở đường xây dựng hệ thống đại học ngoài công lập đầu tiên tại Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Sài Gòn (nay là Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn, Thành phố Hồ Chí Minh) năm 1986 với tên gọi là Đại học Ghi danh – sau này là Đại học không chính quy. Thầy nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (1997-2015) – trước là Trường Đại học Dân lập Hồng Bàng, về sau đổi thành Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.

     Thầy còn là nhà sáng lập các trang Web-hybrid (Nghe-Nhìn) :

Thánh địa Việt Nam Học – thanhdiavietnamhoc.com,
Thánh địa Việt Nam Học số hóa vạn sự vietnamhoc.net,
+ The Holy Land of Vietnam Studiesholylandvietnamstudies.com,
Holy Land Indochine Coloniale –  holylandindochinecoloniale.com,
Kỹ thuật của Người An Namkythuatnguoiannam.com,
+ trang Facebook Hung Nguyen Manh facebook.com /people /Nguyen-Manh-Hung /100023025737206,

+ và một số các trang web sẽ ra mắt :

    ◊   Viện Nghiên cứu Việt Nam họcviennghiencuuvietnamhoc.org,
    ◊  Đại Từ điển Việt Namdaitudienvietnam.com,
 ◊ Đại Từ điển Bách khoa Vạn sự Số hóa Việt Nam Học –                     daitudienbachkhoatulieusohoavietnamhoc.com,
   ◊  Tư liệu Bách khoa Vạn sự Số hóa Việt Nam Học internetofvietnamthings.com, vv…

Mời xem chi tiết tại : Phó Giáo sư Tiến sĩ Sử học NGUYỄN MẠNH HÙNG

      Thầy  luôn luôn say mê sưu tập sách cổ Việt Nam học từ hơn 50 năm nay (khi vẫn còn là sinh viên Trường Đại học Khoa học Văn Khoa – Luật Khoa Sài Gòn từ 1963 – 1968) và thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi, viết báo, viết bài tiểu phẩm, … dù khi có trăm công ngàn việc trước đây và vẫn luôn duy trì sức sưu tầm-nghiên cứu-đọc-ghi-viết cho mãi đến hiện nay.

4:  Tây Hồ là một quận nội thành của thành phố Hà Nội, Việt Nam. Tên quận được đặt theo tên của Hồ Tây – một hồ nước tự nhiên lớn nhất của Hà Nội nằm trên địa bàn quận. Tây Hồ nổi tiếng với bánh tôm Hồ Tây, làng đào Nhật Tân, …

5:  Hàng Trống là một tuyến phố cổ dài 396 m – chạy từ cuối phố Hàng Gai (vùng đất thôn Cổ Vũ) đến giữa phố Lê Thái Tổ (vùng đất thôn Tự Thá) – thuộc quận Hoàn Kiếm (huyện Thọ Xương cũ), Hà Nội. Gọi là Hàng Trống do trước đây những người dân làm trống ở làng Liêu Thượng (nay thuộc huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) đã tới đây cư trú và buôn bán các loại trống như trống cái, trống con, trống bàn, trống cơm, trống bồng, … Ngoài ra! còn có nghề làm lọng của dân làng Đào Xá (Thường Tín, Hà Tây cũ), nghề vẽ tranh của dân làng Tự Tháp.

6:  Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (1997-2015) – trước là Trường Đại học Dân lập Hồng Bàng (được thành lập vào năm 1997 với Hiệu trưởng đầu tiên là ông Nguyễn Mạnh Hùng); về sau (2009)! được chuyển đổi thành Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.

7:  Đại học quốc gia Samoa (Lē Iunivesitē Aoao o Sāmoa) – trường đại học quốc gia duy nhất ở Samoa –  được thành lập vào năm 1984 theo một đạo luật của quốc hội. Trường mang tính chất giáo dục và cung cấp các chương trình cấp chứng chỉ, bằng tốt nghiệp và bằng đại học, cũng như đào tạo kỹ thuật và dạy nghề. Khoảng 2.000 sinh viên đã được ghi danh vào năm 2010 và được phục vụ bởi khoảng 300 nhân viên. Trường cung cấp các chương trình – bao gồm Nghệ thuật, Kinh doanh và Doanh nhân, Giáo dục, Khoa học, Điều dưỡng, Kỹ thuật và Đào tạo Hàng hải. Bằng Cử nhân Giáo dục được đưa ra đầu tiên vào năm 1987; bằng Cử nhân Văn học được giới thiệu một năm sau đó; rồi Khoa Thương mại và Khoa Khoa học được bổ sung. Khoa Điều dưỡng được hình thành do sự sáp nhập của Trường Y tá (thuộc Sở Y tế Samoa) vào Trường Đại học Samoa vào năm 1993. Tiếp theo, Khoa Giáo dục được hình thành do sự sáp nhập của Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Samoa vào năm 1997. Trung tâm Nghiên cứu Samoa – thuộc Trường Đại học Samoa – được thành lập để giảng dạy Ngôn ngữ Văn hóa Samoa nhằm cấp bằng Đại học Sau đại học, bằng Thạc sĩ Nghiên cứu về Samoan đầu tiên trên thế giới. Cơ sở thứ hai của Trường Đại học SamoaTrường Đại học Nam Thái Bình Dương – Cơ sở Alafua chuyên ngành về Nông nghiệp.

      Khuôn viên của Trường được xây dựng một phần với sự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản. Nó được xây dựng xung quanh Cơ sở Fale Samoa và có qui mô lớn nhất trên thế giới.

8:  Từ điển Kanji Hán Nhật Việt tác giả Nguyễn Mạnh Hùng (bút danh Chính Văn) – được ấn hành bởi Nhà xuất bản Từ điển Báck khoa Việt Nam, Sài Gòn 1973. Xem chi tiết tại: https://thanhdiavietnamhoc.com/loi-gioi-thieu-bo-tu-dien-kanji-han-nhat-viet/

9:  HENRI OGER (1885, Montrevault, Maine-et-Loire – 1936? mất tích?) – tên đầy đủ là HENRI-JOSEPH OGER. Ông đậu Tú tài (năm 1905) khi vừa 20 tuổi, rồi lên Paris học Trường École Coloniale (niên khóa 1906-1907), Trường École Pratique des Hautes études. Học xong năm thứ nhất, OGER đăng lính tình nguyện sang Đông Dương và đóng quân ở Hà Nội. Sau đó (năm 1909), ông trở về Pháp và tiế tục học ở Trường École Coloniale, rồi tốt nghiệp vào cuối năm đó. OGER được bổ làm Cán sự tập sự – ngạch công chức Đông Dương (Élève-administrateur des Services Civils de l’Indo-Chine, tháng 10/1910). Ông lại sang Đông Dương (năm 1911) và làm việc ở Vinh (Trung Kỳ) cho đến tháng 6/1914 thì về Pháp. Tháng 9/1916, ông lại bị điều sang Đông Dương và làm Phó cán sự (Adjoint-administrateur) ở Quảng Yên. Đến tháng 6/1919, OGER lại trở về Pháp vì lý do sức khỏe. Sau đó, ông sang Tây Ban Nha và mất tích vào năm 1936.

      Tác phẩm Technique du Peuple Annamite tức Kỹ thuật của Người An Nam được thực hiện trong thời gian OGER ở Đông Dương lần thứ nhất khi ông ở Hà Nội trong khoảng 20 tháng. Đây là Bộ sưu tập tranh mộc bản – vẽ các sinh hoạt thường nhật của người Việt vào đầu thế kỷ thứ 20. Trong khoảng 20 tháng làm việc tại Hà Nội (từ khoảng cuối năm 1907 đến mùa hè 1909), ông đã cùng với các họa sĩ, thợ khắc mộc bản, thợ in và các nhà Nho cố vấn (tất cả khoảng trên 30 người) đã hoàn thành tác phẩm đáng quý nói trên.

10:  Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Tp. Hồ Chí Minh – là cơ quan đầu mối về hoạt động viện trợ phi chính phủ – được thành lập vào ngày 29/7/1989. Trụ sở được đặt tại số 31 đường Lê Duẩn, quận I, thành phố Hồ Chí Minh. Các tổ chức thành viên bao gồm: các Hội hữu nghị Việt Nam–Nga, Việt Nam-Cam-pu-chia, Việt Nam-Mông Cổ, Việt Nam–Lào, Việt Nam–Cu-ba, Việt Nam-Séc, Việt Nam–Ba lan, Việt Nam-Ấn Độ, Việt Nam-Pháp, Việt Nam–Trung Quốc, Việt Nam–Nhật bản, Việt Nam–Đức, Việt Nam–Đông Nam Á, Việt Nam–Hàn Quốc, Việt Nam-Hung-ga-ry, Việt Nam–Thái Lan, Việt Nam–Mỹ, Việt Nam-Úc, Việt Nam-Ca-na-da, Việt Nam-Xing-ga-po, Việt Nam-In-đô-nê-xi-a, Việt Nam-Anh, Việt Nam–Thụy Điển, Việt Nam-Ma-lai-xi-a, Việt Nam-Ru-ma-ni, Việt Nam-Xlô-va-ki-a, Việt Nam-Bun-ga-ri, Hội Quốc tế ngữ, Ủy ban hòa bình, Quỹ hòa bình và phát triển, Câu lạc bộ ECASA, Câu lạc bộ IAN, …

GHI CHÚ :
◊  Nguồn: Tạp chí Thời Đại (Vietnam Times), Viện Nghiên cứu Việt Nam học ra mắt 4 Bộ sách phác họa Tết của người Việt tại TP Hồ Chí Minh.
◊  Các chữ nghiêng, chữ đậm, chữ in, tiêu đề và hình ảnh minh hoạ do Ban Tu Thư vietnamhoc.net thiết lập.
◊  BỐN BỘ SÁCH TẾT là giai phẩm đặc sắc do Viện Nghiên cứu Việt Nam học (VNSI) thực hiện và hiện nay được các bộ phận quảng bá, Nhà xuất bản phát hành trong nước và ngoài nước. Viện VNSI xin trân trọng thông báo :

1. Giá 1 cuốn sách là: 490.000 VND. Phí vận chuyển được tính theo giá Bưu điện là 15.000 VND (trong TPHCM), 25.000~35000 VND (các tỉnh), 20~35 USD (nước ngoài); phí vận chuyển cho cả Bộ 4 cuốn thì chỉ cộng thêm 5.000~7.000 VND. Mua đủ Bộ 4 cuốn sẽ được Free ship (miễn phí vận chuyển) và được tặng  thêm 1 giỏ mây đựng sách (trị giá 490.000 VND).
 
bonbosachtet-giosach-vietnamhoc.net
Hình 2:  Quà tặng – Giỏ mây Hà Nội đựng Bộ sách (Nguồn ảnh: Kim Loan, Báo Pháp Luật)

2. Độc giả có thể mua online – liên hệ qua SĐT: 0906 358 877 hoặc Zalo hoặc email tranloanplvnn@gmail.com.

 
3. Thanh toán chuyển khoản trực tiếp đến tài khoản của Trần Thị Kim Loan: 0071 00092 8999 Vietcombank chi nhánh Tân Định hoặc qua ZaloPay, Momo.
 
4. Hiện nay sách có bán tại NXB Phụ nữ Việt Nam – địa chỉ số 16 đường Alexandre De Rhodes, Q.1, TP. Hồ Chí Minh.

MỜI XEM THÊM :

◊  PGS.TS Sử học Nguyễn Mạnh Hùng phục dựng văn hoá truyền thống Việt hơn 100 năm qua “Bốn bộ sách Tết” – MỸ DUNG, Doanh nghiệp Hội nhập – Cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, 8/5/2022.

◊  Bốn Bộ Sách Tết – Phác họa nét đẹp truyền thống Tết dân tộc,  HẢI ANH, Tạp chí Tài chính & Doanh nghiệp, 8/5/2022.

◊  PGS.TS Sử học Nguyễn Mạnh Hùng ra mắt Bốn bộ sách về Tết Việt Nam, HÒA BÌNH, Tạp chí Điện Tử Viettimes, 8/5/2022.

◊  Viện Nghiên Cứu Việt Nam Học Ra Mắt Bốn Bộ Sách Tết, HÀ QUANG NGỌC, Báo Pháp Luật, 7/5/22.

◊  Ra mắt “Bốn Bộ Sách Tết”, THANH LIÊM, Tạp chí Điện tử Kinh tế & Đồ uống, 9/5/2022.

BAN TU THƯ
5 /2022

(Visited 45 times, 1 visits today)