Theo Đại Nam thực lục (tập 17) – triều Nguyễn xây dựng nhà nước phong kiến và đứng vững bằng con đường võ nghệ trước các cuộc khởi nghĩa của nông dân. Các võ tướng cũng từng trải qua cuộc chiến đấu chống Tây Sơn đã trưởng thành qua con đường binh bị. Do đó, khi đã thiết lập được nền hoà bình – nhà vua đã cho xây dựng trường võ và lập Võ miếu trong kinh thành Huế (phía Bắc sông Hương – Võ miếu được khởi công từ 1835 – Năm Ất Mùi – tại làng An Ninh, huyện Hương Trà). Bộ Lễ lập nên một bộ hồ sơ lấy ra từ nhà Lý – có Lý Thường Kiệt từng đánh Tống – Nhà Trần có Trần Quốc Tuấn lập nhiều chiến công kỳ tích lại thảo được Binh thư có giá trị. Lại có Trần Nhật Duật từng chống Nguyên mà lập được chiến công hiển hách. Nhà Lê có Đinh Liệt đứng đầu công nghiệp bình Ngô. Trong danh sách còn có Lê Ngôi đầy danh vọng và uy thế. Thời Lê trung hưng có Hoàng Đình Ái lập nhiều chiến công bằng cung kiếm.
Những võ tướng – có khi xuất thân là những nhân vật có sức khoẻ hơn người qua những cuộc biểu diễn tài nghệ trước mắt nhà vua mà được thăng quan tiến chức – không phải qua cuộc thi. Trường hợp Mạc Đăng Dung làm nghề đánh cá, có sức khoẻ vượt trội– có lần ra chơi kinh đô, đi ngang qua Giảng võ thấy các đô lực sĩ đang giao đấu võ thuật cho vua xem. Khi thấy người chiến thắng với nét mặt kiêu ngạo – Mạc Đăng Dung bèn xin phép được đọ sức với kẻ thắng cuộc – Nhưng vua lại cho ông được thi các môn cử tạ – với 2 tay xách 2 quả tạ hàng trăm cân mà vẫn thản nhiên. Mạc Đăng Dung đỗ lực sĩ, xuất thân được vua ban cho vị trí đứng đầu các đô lực sĩ. Rồi được phong chức Đô chỉ huy sứ. Sau này Mạc Đăng Dung có công đánh giặc và dần nắm trọn quyền hành.
Từ đó, thừa cơ cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc. Dù đã làm vua nhưng có máu võ biền nên cũng ham so tài với các quan võ trong triều. Nếu quan võ nào thua thì sẽ bị giáng chức. Có lần tiếp kiến các vị Tân khoa Tiến sĩ võ, nhà vua đã thách đấu vật – nếu thắng mới được xem là trúng tuyển chính thức.
Thời Nguyễn Sơ có Đào Duy Từ nhiều mưu lược và viết được binh thư… Lại có Tôn Thất Thuần dẹp bờ cõi, Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Dật thắng Trịnh nhiều lần bằng kỵ binh. Đến thời nhà Nguyễn có Chu văn Tiếp, Võ Tánh đầy mưu lược và trung dũng. Lại có Tôn Thất Hội lập nhiều công trạng cũng như Nguyễn Văn Trương đánh dẹp đội quân Tây Sơn và Nguyễn Hoàng Đức được mệnh danh là hổ tướng. Như vậy các võ tướng được tôn thờ gồm 13 vị trong số 16 được thờ phụng ở Miếu lịch Đại đế vương và 25 vị được thờ phụng ở Thái miếu và Thế Miếu của nhà Nguyễn.
(*) Năm Minh Mạng thứ 20 (1839), triều đình nhà Nguyễn cho dựng ba tấm bia Võ Công ở trước sân Võ Miếu khắc ghi tên học, quê quán, chức tước và công trạng 10 danh tướng đã đóng góp nhiều chiến công trong hai triều vua Gia Long và Minh Mạng gồm: Trương Minh Giảng (người Gia Định), Phạm Hữu Tâm (người Thừa Thiên), Tạ Quang Cự (người Thừa Thiên), Nguyễn Xuân (Thanh Hoá), Phạm Văn Điển (Thừa Thiên), Phan Văn Thuý (Quảng Nam), Mai Công Ngôn (Thừa Thiên), Lê Văn Đức (Vĩnh Long),Trần Văn Trí (Gia Định) và Tôn Thất Bật (người Thừa Thiên). Năm 1854, do bị quy tội “dự mưu” trong chính biến của Hồng Bảo (anh vua Tự Đức), Tôn Thất Bật đã bị đục tên.
Dưới thời Tự Đức, triều đình cho dựng thêm hai tấm “Tiến sĩ võ”, ghi những Tiến sĩ đỗ trong 3 khoa thi võ: khoa Ất Sửu (1865), khoa Mậu Thìn (1868) và khoa Kỷ Tỵ (1869), bao gồm: Võ Văn Đức (Quảng Nam), Võ Văn Lương (Quảng Trị), Văn Vận (Thừa Thiên), Phạm Học (Quảng Nam), Nguyễn Văn Tứ (Bình Định), Dương Việt Thiệu (Thừa Thiên), Đỗ Văn Kiệt (Quảng Trị), Đặng Đức Tuấn (Bình Định), Trần Văn Hiển (Thừa Thiên) và Lê Văn Trực (Quảng Bình) (*)
Tuy nhiên, khi xét duyệt chính thức Minh Mạng đưa ra tiêu chí: thứ nhất là người có công liệt rõ rệt, giữ trọn trước sau để được thứ tự và làm gương lâu dài cho các đời sau. Từ đó một số danh sách bị loại bỏ trong đó có Lý Thường Kiệt do xuất thân là hoạn quan (?)
Trần Nhật Duật, Đinh Liệt, Hoàng Đình Ái được xem chỉ là những võ tướng đánh thành phá trận. Ngoài ra còn một số vị ở triều Nguyễn như Đào Duy Từ được xem như chỉ là mưu sĩ nơi màn trướng như Tôn Thất Thuần chỉ là võ liệt mà chưa là cao liệt. Còn Nguyễn Hoàng Đức chưa đủ tài năng vượt trội.
Cuối cùng Minh Mạng đã xét duyệt cho 6 vị được thờ phụng ở nhà giải vũ tả hữu. Trần Quốc Tuấn, Lê Khôi là danh tướng của các triều trước. Danh sách được phê chuẩn còn có Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Trương là danh tướng thời Nguyễn.
Để chăm sóc Võ miếu thường ngày có 20 dân thường ở gần đấy làm thủ hộ và lo việc cúng tế hàng năm vào Xuân thu nhị kỳ – Hai kỳ tế lễ ngay được thực hiện ngay sau ngày tế miếu lịch Đại đế vương với các phẩm vật tế lễ gồm tam sinh: trâu (1 con), dê (1 con), lợn (2 con) và thâm xôi (5 mâm)
Ngày nay, nhìn danh sách các võ tướng đã từng được tôn thờ ở Võ miếu, chúng ta không ngạc nhiên khi không thấy ghi chép việc Bộ Lễ ghi chép ý kiến tham khảo việc tôn thờ Võ miếu đời Lê – mà lại tham khảo Võ miếu Trung Quốc qua các thời gồm 10 vị gọi là “Thập triết phối hưởng” như từ nhà Đường thờ Thái Công, Trương Lương. Sau này có thêm Điền Nhương Thư, Tôn Võ Tử, Ngô Khởi, Nhạc Nghị, Hàn Tín, Gia Cát Lượng, Lý Tỉnh, Lý Tích.
Tuy thế, thời sau đưa ra khỏi danh sách 2 vị là Bạch Khởi và Ngô Khởi, nhưng lại bổ sung 4 vị khác là Quản Trọng, Quách Tử Nghi, Lý Thanh và Phạm Lãi. Như vậy tổng cộng là 12 vị được phối thờ hai bên tả hữu.
Bộ Lễ quan tâm đến Thái Công – tức Khương Thái Công (thời Lê đã rập theo khuôn mẫu của Trung Quốc). Hơn nữa, những vị được phối hưởng phải là các võ tướng lừng danh từ đời Xuân Thu… trở về sau – đã từng được là những môn đệ của Thái Công.
Được biết trong Võ miếu Trung Quốc, có 4 vị xứng danh là Tôn Võ Tử, Điền Nhượng Thư, Quản Trọng và Lý Tĩnh. Tuy nhiên, còn có 5 vị khác cũng rạng rỡ binh nghiệp như Trương Lượng, Hàn Tín, Gia Cát Lượng, Quách Tử Nghi, Lý Thanh. Hơn nữa, danh sách các vị ở Võ miếu còn có 3 đại danh tướng là Nhạc Phi, Lưu cơ, Vương Thủ Nhân.
Theo Bộ Lễ, Phạm Lãi chưa xứng danh, Nhạc Nghị chưa hoàn tất võ nghiệp. Còn Lý Tích buông ra lời nói sai phạm “phận làm tôi”. Bạch Khởi lại vướng vào tội “giết người đã hàng phục”. Còn Ngô Khởi nhân phẩm hèn kém do giết vợ để mưu làm tướng. Lưu Cơ người hoạt động bí mật nơi màn trướng. Vương Thủ Nhân đã được tôn thờ ở Văn Miếu. Cuối cùng nhà vua Minh Mạng xét duyệt lại có đưa thêm Từ Đạt. Như vậy tất cả 11 người được phối thờ.
Bộ Lễ đã tự hào qua danh sách đã được nhà vua cân nhắc trên tinh thần: “Nước ta mở bờ cõi từ Đinh, Lê, Lý, Trần đến nay cũng chẳng thiếu gì lương tướng. Triều ta, các công thần từ khai quốc đến trung hưng, công nghiệp đã rõ ràng qua sử sách” – Tuy nhiên, thông qua danh sách nêu trên để tuyển chọn người vượt trội mà chia ra mà thờ phụng ở nhà tả hữu vũ.
Để xây dựng Võ Miếu cũng như Văn Miếu, nhà Nguyễn rất quan tâm đến thuật phong thuỷ cũng như cảnh quan môi trường:
“Văn thánh trồng thông, Võ thánh trồng bàng
Ngó vô Xã tắc hai hàng mù u”
Xung quanh Võ miếu thành xây bao bọc – với chu vi khoảng 400m, ngôi nhà gồm miếu chính theo kiểu “trùng thêm điệp ốc”. Chính doanh 3 gian, 2 chái – Tiền doanh 5 gian. Phía trước xây 2 nhà phụ: “Tả vu và Hữu vu” đối diện nhau. Ngoài thành có “Tể sinh sở” – nơi giết súc vật để cúng tế./.
_________
1. Võ Thánh Miếu còn được gọi là Võ Miếu hay Võ Thánh.
(*)…. (*) Theo: vi.wikipedia.org/wiki/Võ_miếu_Huế.