Vũ Hữu (1437-1530) – Nhà toán học đầu tiên của Việt Nam

Vũ Hữu (1437-1530) – Nhà toán học đầu tiên của Việt Nam

      HỮU (武 有, 1437, làng Mộ Trạch, tổng Thì Cử, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương /nay là làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương – 1530) là một nhà toán học đầu tiên của Việt Nam, là một danh thần dưới triều đại Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông. Ông đỗ Hoàng giáp (năm 1463). Ông làm quan dưới triều Hậu Lê với các chức như Khâm hình viện lang trung, Thượng thư bộ Hộ, Thượng thư bộ Lễ, …; ông được phong Thái bảo. Sau khi nghỉ hưu, ông vẫn được Vua tin dùng – với tước hiệu Tùng Dương hầu – sai mang cờ tiết đi phong vương cho Mạc Đăng Dung.

      Công trình toán học mà ông đã để lại cho hậu thế là quyển Lập Thành Toán Pháp ( 立 成 算 法). Sách này hướng dẫn cách đo và tính diện tích ruộng với cách tính bằng bàn tính, bằng phép cửu chương, cửu quy – đơn vị tính là mẫu, sào, thước (24 mét vuông) và tấc (1/10 thước); ngoài ra còn có một số bài tính đố có cho biết đáp số.

Giai thoại

     Vua Lê Thánh Tông muốn thử tài của Vũ Hữu, nên đã giao cho ông sửa chữa ba cửa (Đoan Môn, Đại Hưng, Đông Hoa) của thành Thăng Long. Vũ Hữu đã dùng thước để đo chiều cao, chiều dài, chiều rộng của các cửa thành và tính ra số gạch đá, vật liệu phải dùng. Đến khi xây xong, đá không thừa một tấc, gạch không thiếu một viên; quy mô của các cửa thành được sửa chữa không sai một ly, một tấc. Vua Lê Thánh Tông rất hài lòng và đã ban chiếu khen thưởng Vũ Hữu (theo sách Công dư tiệp ký).

GHI CHÚ :
◊  Các chữ nghiêng, chữ in, chữ đậm, chú giải và hình ảnh minh hoạ do BAN TU THƯ vietnamhoc.net thiết lập.

BAN TU THƯ
5 /2022

(Visited 490 times, 1 visits today)