Tác giả bài viết: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Sử học NGUYỄN MẠNH HÙNG
(Viện trưởng Viện nghiên cứu Việt Nam học)
Hội chứng rung lắc đang lay động xã hội Việt Nam trong không gian nghìn năm văn vật. Tất cả vì một chủng loại “chúng sinh” nhỏ nhít mà Thái tử Tất Đạt Đa đã trông thấy lúc nhúc trong một bát nước.
Như chiếc hộp Pandora (h.20) – lấy ra từ nguồn sử thi lãng mạn của phương Tây khi mở nắp đã trông không khác với chiếc máy A-T-M gạo bật nút, hay “ngôi chợ không đồng” mở cửa để “cho đi”. Hiệu ứng “cho đi” đã từng vận động thế giới giàu có bớt đi một phần gia sản của mình để bù đắp cho nỗi đau nhân loại. Đó là hành vi không chỉ thể hiện ở lớp vỏ thể xác mà còn ẩn nấp trong góc kẹt như chèn ép nhịp đập trái tim để phải phát ra tiếng gào thét:
“Tiền nhiều để làm gi?”
Hãy “cho đi” mà không vì thế mà cho là đã “mất đi”.
H.20: Chiếc hộp Pandora – Ảnh: Số hóa vạn sự
Một bộ phận những nhà tư duy biện chứng đã cho rằng – hành vi đó sẽ được đáp trả bằng hiệu ứng nhân quả tức khắc, hay từ tốn mà đến – không phải chờ đợi lâu để nhận lại được từ đâu đó, hay từ khi nào đó. Có khi sẽ nhận được viên thần dược vào ngày đi về thế giới bên kia. Nơi đó, vào một ngày tái sinh để được thụ hưởng một kiếp sống mới an lành, hạnh phúc. Hãy tin đi! Đừng “phe lờ” hay “phủ định”! Nếu đã phủ định thì vẫn còn con đường tư duy triết học khuyến khích bằng luận thuyết “phủ định của phủ định”.
Vào những năm nửa cuối thế kỷ 20, nước Nhật Bản đã sử dụng cây gậy thần để vực dậy con “quái vật kinh tế” – tưởng chừng như khi ấy nỗi đau chiến tranh nhân loại trong thế giới đã tan biến thành bọt bể. Từ đó, nước Nhật đã có thể kết hình chiếc áo Kimono trong giấc mơ để khoác lên pho tượng Nữ thần Tự do đứng bên bờ sông New York.
Nữ thần Tự do (h.21) đã được chuyển dịch từ một nước Pháp văn minh để có một chỗ đứng vẻ vang tại một đất nước tự do dân chủ – đất nước Hoa Kỳ! Tưởng chừng như đó là sản phẩm văn hóa mà Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ đã sản sinh để hưởng lợi cho riêng mình – một thần tượng hòa bình, dân chủ, tự do của nhân loại. Xin Nữ thần tha thứ cho dân tộc Việt Nam đã nhầm lẫn ngọn đuốc của Bà cầm tay mà tưởng rằng đó là mồi lửa để gây họa cho dân tộc này. Do đó, khi trông thấy hình Bà trên đồng bạc năm 1908 to bằng cái miệng cái bát thợ cày trên “con đường tơ lụa” – mà gọi là Đồng bạc Bà đầm xòe (h.22).
H.21: Tượng Nữ Thần Tự Do
x x x
Đó là một bệnh viện đặc cách dành cho những nhà Đại tư bản của Nhật đã từng đứng trên đỉnh tháp của nhiều tòa nhà danh vọng mà mắc chứng bệnh đau tim. Bệnh viện đưa ra hai phác đồ điều trị:
Một nhóm dành ưu tiên dành cho phương thuốc chữa trị theo y học hiện đại phương Tây. Đây là thụ hưởng nụ cười trông như một viên thuốc bổ để nâng nguồn hạnh phúc lên tầm cao.
Nhóm còn lại dành cho phương thuốc đặc trị cổ truyền có thêm hai cộng:
Một cộng là phương thuốc hiện đại để trừ dần. Một cộng thêm dần bằng cuộc hành trình… Phương thuốc đặc trị cổ truyền phụ thuộc vào cách “luyện đơn” từ cỏ cây hoa lá bản địa. Cách này sẽ dần thay thế các loại viên thuốc nén Tây học để cuối cùng loại bỏ hẳn. Tuy thế, phần nội dung từ phác đồ điều trị duy nhất này đã có sự tham gia hành vi vận động công tác từ thiện. Đó là cuộc hành trình như đã gọi là “cộng thêm”. Hành vi này ngày càng chiếm đoạt thời gian nhiều hơn. Cho đến một ngày, tùy từng bệnh nhân mà nó chỉ còn “là nó” – “nó” là cái “cộng thêm”. Kết quả đã được bệnh viện thông báo:
Số bệnh nhân chọn lựa phương thuốc hiện đại là những nhà đại tư bản sở hữu nhiều tòa nhà cao tầng – cũng sở hữu nhiều kẻ thù – mà trong lòng luôn đeo đuổi lời thề hủy diệt nó cho nó chết. Tuy thế, kẻ thù chưa kịp chết mà bệnh nhân đã chết đi rồi! Do họ đã không chịu đựng nổi một nhịp đập con tim dồn dập như vào ngày lễ hội của Thần chết. Số bệnh nhân này đã chết trong tiếng kèn, tiếng trống inh ỏi, tiếng thì thầm của kẻ thù. Trong khi đó, “hộp đen” đã được tìm thấy những lời trăn trối:
– “Chờ đấy! Khi tao ra viện thì mày phải chết!”
Riêng nhóm bệnh nhân đã chọn phương cách thứ hai, thì mọi diễn biến đã cho thấy cách khác. Bệnh viện theo dõi nhịp tim qua một biểu đồ đã bớt dần các dợn sóng ngổn ngang cao thấp – không phải là nét nằm ngang bất động mà đều nhịp. Nó dợn sóng theo nhịp điệu của bản nhạc trữ tình. Nếu ở Việt Nam, nó là những bản nhạc lãng mạn thời tiền chiến có pha trộn một ít “bô-lê-rô” đậm đà bản sắc tình yêu như đã được lấy từ trong chiếc hộp Pandora mở nắp. Nơi đó một dòng hồi ký đã để lại:
“Trời ơi! Bây giờ tôi mới nhận ra dưới chân tôi còn có bao nhiêu nỗi đau của cái xã hội tư bản này. Nỗi đau còn hơn cả mười quả bom nguyên tử đã để lại hiệu ứng ở Hiroshima. Hãy để cho tôi được khóc! Khóc thật nhiều! Khóc tràn trề mà cho tôi bỏ bớt dần đi nguồn tài sản để bù đắp cho sự bất công của xã hội vì nó đã tạo ra cuộc chơi trong cách sắp đặt của không gian địa chính trị bằng luận thuyết âm mưu ngạo nghễ.
Tuy nhiên, ở bệnh viện khác của Hoa Kỳ đã có cách – thay vì đo nhịp tim, người ta “kiểm tra tuyến nước bọt mà nó đã tiết ra trong từng giai đoạn điều trị”.
Theo kết luận, hệ miễn dịch cho thấy đã tiếp nhận giá trị ẩn dấu của nó trong một góc khuất vật lý – như nó đã tự mở nắp chiếc hộp Pandora để lấy ra viên thuốc thần dược có lớp vỏ lụa. Nó đã bóc tách ra từ lớp vỏ lụa để lấy nguồn thực phẩm không khác với con tằm đã cắn vào cái kén để chờ đợi một điều kỳ diệu.
Ông đã chọn món quà thứ hai theo cách đó!
Hôm nay, ông đã nghĩ ra cách – Ông mong ước và tạo nên cụm từ “Níu chân Chú, Nắm tay Dì” để kết tụ tấm lòng son, hầu xây cất nên Ngôi đền vàng qua một vài lời ngõ./.
Kính mời Quý độc giả xem lại:
Phần 1: Vương quốc triều Nguyễn còn trên cả “lời cam kết cho đi”.
Phần 2: Vương quốc triều Nguyễn với hiệu ứng “cho đi”.
Phần 3: Vương quốc triều Nguyễn mà lại còn cần đến một lời “cam kết cho đi”.
Thánh Địa Việt Nam Học
(https://thanhdiavietnamhoc.com)