Tác giả bài viết: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Sử học NGUYỄN MẠNH HÙNG
(Viện trưởng Viện nghiên cứu Việt Nam học)
1.0. “Cho đi” – Cho cái gì đi?
1.1. Gần hai năm qua, nạn dịch đã hoành hành trong cộng đồng nhân loại. Nhiều gia đình đã mất đi người nhà, nhiều dòng họ đã khuất bóng người thân, nhiều con cháu đã mất bố mẹ… Tất cả như ngọn đèn vụt tắt trong đêm tăm tối, nhiều cảnh tượng trông không khác những hình ảnh của nhóm thợ mỏ bị sập hầm… Xã hội như đang sống trong cơn rung lắc tưởng chừng như trời đất đã bị đứt gãy làm đôi – hay ít ra cũng bị xé toạc.
Có phải như trời đã đổ sập xuống trên đầu vạn vật của ngày đầu tận thế? Nhìn lại cỗ máy thời gian từ thời khai thiên lập địa – nhân loại như đang chiêm ngưỡng cảnh Thiên đàng địa giới – thì bỗng chốc đã bị xô đẩy xuống hố sâu vực thẳm của địa ngục trần gian.
Tuy thế! Trong cảnh hoảng loạn ấy. Một bộ phận nhân loại – tuy cùng hưởng chung một kiếp nạn – nhưng vẫn tỉnh trí để suy gẫm về con tàu Nô-Ê (Noah) (h.1) trong nguồn kinh thư cổ điển.
H.1: Huyền thoại tàu Nô-Ê (Noah) – Ảnh: Số hóa vạn sự (Internet of things)
1.2. Trên con đường vinh quang của thời kỳ Duy vật – lời “Cam kết cho đi” của một nhà tư bản bên phương trời Tây đã xuất hiện trên diễn đàn thông tin đại chúng, để xây đắp lòng tin nhân ái “Cho đi” – theo lời cam kết là sẽ mở chốt cửa kho đã từng chất đống tài sản của cải trong thời kỳ vận động mọi nguồn lực phát triển tư bản. Cho đi không phải là “bỏ đi” vì thừa thải hay “ném đi” vì vô dụng – mà chính là “gởi đi” những lợi ích và hạnh phúc cho ai đó ngoài kia mà biết rằng nó gửi gắm lòng nhân ái. Jeff Green – là con người đó – mà giới truyền thông đại chúng được biết đến tên tuổi và hành vi qua bài báo đăng trên tuần báo Tuổi trẻ ngày 14/1/2012 (trang 10) (h.2).
H.2: Jeff Green – Ảnh: CNBC
Đây là nhân vật bình thường mà sau này trở thành giám đốc – nguyên là người sáng lập Công ty Công nghệ Quảng cáo The Trade Desk tại Ventura (California). Điều khác biệt là trong số những nhà tư bản tỉ phú đã được số hóa theo khối lượng giá trị tài sản bằng đồng đô la Mỹ còn đang im lặng thì ông lên tiếng.
1.3 “Cam kết cho đi” đã trở thành “cụm từ khóa”. Nghĩa là – khi mở được khóa chốt cửa kho bấy lâu đã chất đống của cải mà không còn chỗ trống để còn cất giữ vào đâu được nữa. Do đó, ông đã tự đặt ra câu hỏi: “Nhiều tiền mà không biết phải làm gì?”
Ông không chịu đựng nổi các khối lượng tài sản đã chèn ép trái tim ông. Nếu không cho đi, con người ông sẽ như cục tạ nặng trĩu ngàn cân. Lương tâm Ông đang bị rung lắc trong cơn bão tố mà phải nghĩ cách để trút bỏ nó ra khỏi đó. Ông đã dốc ra khối tài sản mà cho đi. Trong khi nhiều nhà tỉ phú khác còn đang lúng túng, hay còn đang dò hỏi lòng “trắc ẩn”
Đã đến lúc hay chưa? Riêng Jeff Green – ông dốc vào công việc từ thiện mà một bộ phận nhân loại cho rằng đó là một sáng kiến. Jeff bày ra ý tưởng độc đáo là cho “mở kho” – tức là tháo bỏ một gánh nặng trong lòng, ý này không mới.
Trong thời kỳ chiến tranh chống thực dân Pháp tại Việt Nam, nhiều nhà đại phú hào, nhiều nhà có của ăn, của để. Tất cả đã mở rương của cải hay mở “tay hòm chìa khóa để “cho ra” vùng kháng chiến – như đang bắt đầu viết nên nguồn sử thi mô tả “tuần lễ vàng”. Tuy nhiên, hành vi “cho đi” theo mô-típ Jeff ngày nay đã tô điểm cho lớp vỏ tráng lệ của thế giới sống trong thời kỳ Duy vật. Thế giới như đang chuẩn bị ngôn từ để ca tụng những nhà giàu có như bậc thiên tài.
Theo luật nhân quả, lợi ích sẽ được thu về tự nơi nào đó, ở một thời nào đó. Trước sau gì “nó” cũng sẽ trở về nơi đó – như nơi đó đã tạo nhân mà hưởng được quả. Có khi quả đến muộn từ sau lưng nó, hay đến ngay trước tầm mắt. Đó là khi “con người cho đi” vừa lìa đời, hay lúc phải đau ốm, hay khi đã vấp ngã, hay vào giây phút cận tử “thân trung ấm” đã dồn về phần trên cơ thể. Theo tư duy nhà Phật, điều này biểu hiện người chết đã đi về cõi giới trên cao – mà không rơi vào chân trái hay chân phải của địa ngục.
Như thế, “Người cho đi” thật sự như đã cam kết sẽ thụ hưởng tấm thân “trung ấm” tại nơi tương xứng – mà không nhằm thể hiện một lối sống tự nhận theo chủ nghĩa hiện sinh đã phôn-clo hóa trong thế giới loài người trước đây hàng nửa thế kỷ.
Ý nghĩa của Chủ nghĩa hiện sinh đã có một bộ phận trai trẻ sống trong không gian địa chính trị của miền Nam Việt Nam ngày đó tại Sài Gòn. Ngày ấy, giáo sư Trần Đức Thảo (h.3) cùng người bạn thân là Jean Paul Sartre (h.4) khi còn đang chơi với nhau ở phố Montmartre (Paris)([1]) (h.5) mà giới học giả Pháp cho rằng ông chính là cha đẻ ra chủ thuyết này.
Cả hai đã đề xướng ra theo cách – không như giới trẻ Sài Gòn đã ứng dụng trong cách sống của mình để chứng minh sự có mặt của con người trong cõi đời này. Nghĩa là trưng bày lớp vỏ hình thể khác lạ để bắt mắt xã hội bằng cách mặc chiếc áo chim cò theo kiểu hippi với mái tóc dài, hay quần ống loa theo kiểu “chân voi”, hoặc là mặc chiếc áo bó sát người, quần ống túm (h.6) – mà cư dân Sài Gòn ngày ấy gọi là “lập dị”, hay gọi là “bệnh” hoặc “ngông nghênh, ngốc nghếch” – khác biệt với nhà thơ Tản Đà (h.7).
Hiện sinh có phải là hiện thực sinh động được bày vẽ ra ở lớp vỏ trang trí đầy hoa văn lòe loẹt để rượt đuổi nhau trong phong trào phô trương thể xác, mà phải tất bật thụ hưởng hết vốn sống một đời người. Đời người mà cụ Nguyễn Du đã sắp đặt một “niên khoản gói gọn” trăm năm trong cõi người ta. Khi ấy ngắm nhìn hình tượng nàng Kiều trong tay mụ Tú Bà ở lầu xanh mà đã gợi ra câu hỏi: Tại sao chỉ có trăm năm? Mà không gia hạn “hợp đồng nhân thọ”.
Khi Jeff Green – “cam kết cho đi”. Có phải Ông là một nhà hiện sinh trong hệ sinh thái văn hóa mới? Muốn chứng minh mình đang “có mặt” trong thời kỳ Duy vật này. Tuy thế, Ông đã chứng minh là mình đang tồn tại trong cõi đời với lòng “trắc ẩn”. Trước hết, lời cam kết của Ông là cách phô diễn qua lớp vỏ âm thanh của lời nói.
1.4. Sự kỳ diệu “cho đi” có thể đã được thể hiện theo cách khác khi Elon Musk (h.8) đã cho đi lên trời 12.000 vệ tinh để cung cấp internet truyền thông trong cõi bao la theo dự án starlink. Thế mà Musk còn cảm thấy chưa đầy đủ – ông đã “cho đi” thêm 30.000 vật thể nữa như để phủ sóng thiên văn vũ trụ. Nhưng Elon Musk đã được nhận lại phần của mình theo luật nhân quả nhãn tiền. Có phải đó là 99 đô-la cho một người tham gia cuộc chơi trên sàn vũ trụ?
Như thế, Musk muốn tổ chức “trò trăng nguyệt trên cao” để số hóa trọn đời trọn kiếp nhân loại theo thuật toán đám mây? Bây giờ thì đã rõ, Elon Musk cuối cùng đã đưa sáng kiến “rước voi về giày mả tổ công ty” – nghĩa là Ông đưa “công xưởng bát ngát của công ty” đang bỏ trống vì dịch bệnh để làm tổ ấm cho người vô gia cư “hôm-lịch” (homeless). Cư dân mạng trời (sky) cho rằng ông là người thích đùa. Tuy nhiên, ông cam kết đó là lời “phán của Thần thánh”. Elon Musk! Có phải ông đã bỏ lại thế gian này cho ngày tận thế – để ông đi tìm nơi định cư lý tưởng của thế giới “duy đồ tinh quang”? Tôi tạm tin lời ông đấy!
Tuy thế, nếu thành quả “cho đi” theo cách khác được xem là sáng kiến – thì hậu quả nghịch lại đã “áp vong” vào đế chế Mark Zuckerberg (h.9). Chỉ một ngày mà Ông đã mất đi nửa triệu “phen” (fan) cuồng trên “phếch-búk” (Facebook) – mà mặc cho Tik-Tok thu gom theo tiếng gõ nhịp thời gian tík-tắk để thu vào “bao tải” số phen (fan) đã “bỏ đi” (qua tuần báo Tuổi trẻ ngày 10/2/2022 (trang 19). Như thế, đế chế Mark Zuckerberg đã thoái trào? – Không, tôi không tin như thế! Cố lên “Dzu-Kẹt-Bớt” (Zuckerberg) ơi!
H.9: Doanh nhân Mark Zuckerberg
1.5. Tuy thế, khái niệm “cho đi” mà không phải “bỏ đi”, thải đi”, đã ẩn chứa trong tác phẩm tựa đề “How to stop worrying and start living” của nhà văn người Mỹ Dale Carnegie – nghe như đó là cách mở đầu nguồn sử thi hiện đại mà “Quẳng gánh lo đi và vui sống” qua bản dịch của nhà văn Nguyễn Hiến Lê (h.10) mà làm nức lòng dân cư tiểu tư sản Saigon (?) vào những năm 1955. Cũng còn đó một nỗi lo tiềm ẩn từ lâu trong đại bộ phận những nhà làm giáo dục miệt mài còn đang ẩn mình trong chiếc “hộp đen” lịch sử.
H.10: How to stop worrying and start living “Quẳng gánh lo đi và vui sống”
do Nguyễn Hiến Lê dịch sang tiếng Việt
1.6. Một bộ phận nghiên cứu Xã hội học đã nhắc đến bốn trụ cột giáo dục – mà bản báo cáo danh giá của Jacques Delors (h.11) đã trình bày trước UNESCO. Đó là dòng triết lý nhân sinh đang tuôn chảy trong mạch máu nhân loại. Cho rằng việc giáo dục không phải để thu hái lợi nhuận mà vì “cho đi” cả bốn điều ước lý tưởng nhằm nhằm cho lợi ích trí tuệ đi vào người học – mà tự hỏi: “Học để làm gì?” – Hỏi là để tự trả lời
– Một là: Học để biết
– Hai là: Học để làm
– Ba là: Học để tồn tại
– Bốn là: Học để chung sống.
H.11: Chính trị gia Jacques Delors
Từ đó, đại bộ phận thầy cô giáo hay động lòng trắc ẩn đã mở rộng “van tim” mà “cho đi” một dòng máu chảy để trái tim được sưởi ấm. Như vậy, theo cách đặt câu hỏi kinh điển thì cho đi cái gì? Hay cho cái gì đi?
Theo cách mô tả riêng của UNESCO mà có thể tóm gọn được vài ý như sau:
1. Cho kiến thức văn hóa.
2. Cho tình thương bao la.
3. Cho hành vi ứng xử đạo đức.
4. Cho các giá trị tinh thần.
2.0 Khái niệm “cho đi” đang “lướt sóng” trong không gian địa văn hóa như đang cần tích tụ dần thành khối “blốck-chen” (blockchain) để được phôn-clo hóa từng bước trong Sáu châu Năm bể. Nơi đó trông như thế giới đã nở đất, nở biển.
Riêng tôi, người viết bài này đã hiểu “cho đi” trong câu chuyện ở nước Nhật qua lời kể chuyện:
Ngày ấy, vào năm 1988 – Ông là thầy giáo của Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp TP.HCM – là người được đề cử đầu tiên từ phía Nam để đi giảng dạy ở Khoa Thái Việt –Đại học ngoại ngữ Osaka – Nhật Bản vào những năm 1989 – 1992. Trong buổi lễ ra mắt, Ông được Ban lãnh đạo Khoa chào đón theo cách đưa ra một “món quà văn hóa” để Ông được chọn một trong ba – như chọn một trong ba điều ước. Đó là một chuỗi đề nghị được sắp đặt theo thứ tự về niềm vui khoan khoái lên cao dần mà thụ hưởng được các giá trị Nhật Bản. Lúc ấy, trong thế giới tự do – Nhật Bản như đang đứng sừng sững đỉnh cao chói lọi của chủ nghĩa tư bản đã phục sinh từ cuộc thất bại trong Thế chiến thứ II.
Món quà được sắp đặt như sau:
+ Một là đi thăm khu vực Hiroshima (h.12) đã chịu quả bom nguyên tử đầu tiên.
+ Hai là đi thăm các bệnh nhân – là những nhà đại tư bản bị mắc kẹt trong nhà thương quý tộc để điều trị bệnh đau tim.
H.12: Hiroshima hoang tàn sau vụ thả bom hạt nhân ngày 6/8/1945 (Ảnh AP)
+ Ba là tham gia cuộc trà đạo với Câu lạc bộ Mỹ nữ trong một tổ hợp các cô gái “Ghê-sa” (Geisha) Nhật ở khu phố “Kyoto đèn đỏ”.
Ông đã đắn đo suy nghĩ sau khi ăn xong một chén chè mà người Nhật tự hào là không thể có món nào ngọt hơn thế trong nền văn hóa hấp thụ chất ngọt thực phẩm qua đường miệng.
Ông im lặng vì Ông không muốn so sánh giá trị phi vật thể giữa hai nền văn hóa khác biệt nhau. Tuy rằng đó là “văn hóa đồng văn” theo lời phát ngôn của cụ Phan Bội Châu (h.13) khi ấy đang vận động chính trị để phát họa mối liên kết giữa ba nước Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam. Nói cách khác là Thế giới Hán hóa – thế giới dùng chữ Hán theo ngôn ngữ của Vandermesh (h.14) trong các nước Đông Á.
Tuy thế, ông thầy giáo cho biết lưỡi Ông còn chưa quên cái gánh hàng rong chè “đậu xanh nước dừa đường cát” ở dưới chân cầu Ba Cẳng (h.15), hay đôi gánh chè của chú Thoòng – người Hoa Chợ Lớn quanh quẩn trong các con hẻm Sài Gòn rao bán “chí mà phủ” đây! (脂麻餬) (h.16). Đó là một loại chè mè đen với độ ngọt dịu tưởng chừng như không có gì ngọt ngào hơn! Ông nhấp môi nhè nhẹ vào tách nước trà theo nghi thức trà đạo một cách vất vả thể xác. Cuối cùng, Ông cũng xin trả lời từ tốn mà không phải đắn đo nhiều hơn về sự chọn lựa của mình.
H.15: Cầu Ba Cẳng – Ảnh: Tư liệu
Lúc ấy, đại bộ phận người Nhật cùng ngồi chung mâm trà tưởng rằng cái anh “nhà quê A-na mít” này đã bị nền văn minh vật chất của Nhật Bản đè xuống “chạm đáy” – mà buộc phải ngốc đầu dậy để nhận món quà thứ ba. Sau đó, buổi tiệc trà thành buổi “thók-shô” (talk show) ngoài dự định.
– Tại sao Thầy không chọn điều số 1 để ngắm nhìn hiện tượng còn sót lại phô bày máu và nước mắt trong cuộc thế chiến mà người Nhật đã thụ hưởng?
Còn tại Hiroshima, con người đã phải sống trong cảnh “tật nguyền”. Nếu được hỏi – tôi sẽ tưởng tượng ra được gì ở đó? Tôi không biết, nhưng với nạn đói ở quê hương mà nơi đó có dòng họ cha tôi – thì tôi đã viết nên Bộ tiểu thuyết như loại “tiểu thuyết lá cải” lãng mạn. Đó là đề tài “Con kền kền và thằng bé”. Có phải đó là thằng bé sẽ ăn thịt con kền kền trong cuộc gặp gỡ cuối cùng trên một cánh đồng hoang vắng, hay ngược lại?
Đi thăm Hiroshima – nơi một trái bom nguyên tử đủ sức gây nên một thảm họa nhân loại. Điều đó thật quý giá! Riêng tại đất nước tôi, số lượng bom cộng dồn có thể đã vượt hơn con số thống kê nỗi “chết chóc” đã được số hóa tại Nhật. Nếu ở Hiroshima nhân loại được chứng kiến nhiều “xác chết biết đi” – thì đất nước loài người còn trông thấy nhiều “xác chết biết nói”. Hãy để cho tôi được “lãng quên” phần lịch sử không đầm thấm này của hai dân tộc. Cả hai đều có chung những nỗi đau nhân loại. Hay là để cho tôi được chọn đến thăm quê hương của nhà thơ Matsuo Bashō (松尾芭蕉) (h.17) mà còn hay hơn! Ông đã sản sinh ra dòng thơ Haiku đã được phôn-clo-hóa trong vùng không gian Đông Á. Nơi đó, dân tộc chúng tôi từng lập hội để ca tụng như thể loại “thơ thiền”.
Nếu ở xứ sở Phù Tang – bài thơ Haiku về “Con ếch” với ba dòng chữ theo cấu trúc 5 – 7 – 5, âm tiết cho mỗi câu để xuống dòng, mà mô tả được một cuộc trốn chạy lịch sử. Đó là một nội dung lược thảo:
Một “Con cóc” (5)
Kia là cái ao cũ xa xưa (7)
Phóng mình nhảy tõm (5)
Tại sao khi tác giả Bashō cho “Con ếch” xuất hiện trước cái ao cũ – nó đã không ngắm nhìn “ký ức” sầu thảm của xã hội nó? Mà nhảy tõm xuống mất dạng tăm hơi như thể nó đã trốn chạy sự đời. Tại sao lại phải thế? Đó là vấn đề cần tra cứu nguồn tài liệu nguyên thủy để phát hiện ra dòng thơ “úp mặt” để “bịt tự mắt trước nỗi đau thương chết chóc vì đói – ngày nước Nhật đã từng chịu đựng nỗi thê thảm trong lịch sử.
Một câu hỏi đến từ vị trí những nhà Việt Nam học người Nhật Bản đã được đặt ra:
Ở xứ sở An Nam – Việt Nam có bài thơ như ba dòng kẻ tương tự hay không? – Có đấy! Đó là ba dòng chữ 8 – 8 – 8, khác với Haiku để mô tả bản thân, dáng đứng, dáng đi, cảnh vật và hành vi.
Đó là bài thơ được xếp là “tồi nhất” trong những dòng thơ tệ hại nhất
– Con cóc trong hang, Con cóc nhảy ra
– Con cóc nhảy ra, Con cóc ngồi đó
– Con cóc ngồi đó, Con cóc nhảy đi.
Có phải Con cóc từ trong hang tối? Nó nhảy ra, nó nhảy ra – Nó ngồi đó, nó ngồi đó để ngắm nhìn thời cuộc. Rồi nó nhảy đi. Vậy cuối cùng thì nó nhảy đi đâu? Nó không như con ếch của Bashō đã tự nhảy xuống ao để trốn thoát khỏi cảnh đau thương vì chết đói trong lịch sử Nhật Bản. Con cóc Việt Nam đã nhảy đi theo cuộc kháng chiến mà nó che giấu thân phận.
Nhưng đây còn là câu chuyện bên lề. Còn giờ này, có ai đó đặt ra câu hỏi – điều ước thứ ba là để hưởng thụ mà không phải vất vả trầm tư – không chỉ để ngắm từ xa mà còn được tiếp cận thực tế ngay ở hàng ghế đầu – mà có thể với tay túm lấy cái mảnh vải non nớt như thò tay nhận lấy cái vé “víp” để bước vào cánh cổng Thiên đàng. Ông đã không chọn điều ước thứ ba này – vì đối với ông không có gì xa lạ, nên cứ để từ từ, rồi sẽ có ngày “cần đến thôi”. Còn bây giờ thì chúng ta cần nhắc nhở lại một phần lịch sử đã qua.
Trong lúc nước Nhật còn đang thụ hưởng nhiều giá trị thặng dư của cuộc chiến tranh Việt Nam, thì tại Sài Gòn miền Nam Việt Nam dù đã phải tổn hại bao nhiêu xương máu cho cuộc chiến tranh – thì cảnh nhộn nhịp ở Sài Gòn đã không hề vắng bóng. Nhiều hình ảnh phô bày – bất kể một thú vui thể xác nào. Ở đó, cảnh thoát y vũ tự nó phô diễn “trăm phần trăm” mà không phải lao xao, vất vả để thò tay túm lấy chiếc “lá liễu” như tấm thép mỏng đã “tôi thế đấy” mà tự nó mở toang cánh cửa vào động thiên thai tại nhà hàng Arc En Ciel ngày trước (h.18). Khi ấy, nếu có thêm chút máu mặt, thì có thể vào Đệ Nhất khách sạn (h.19) mà tận hưởng “Nhất dạ đế vương” – mà không cần phải “lục giao sanh ngũ tử” theo toa thuốc Minh Mạng. Ngày ấy, cách ăn chơi của Nhật Bản còn chưa là gì so với Sài Gòn – ngay cả đất nước Nam Hàn – đồng minh còn chưa chạy theo kịp.
H.18: Nhà hàng Arc En Ciel – Ảnh TL Xưa
H.19: Đệ Nhất khách sạn (First hotel) – Ảnh TL
Một câu hỏi của ai đó đang lạc lõng như đi ra xa ngoài đề tài, họ lãng quên điều ước mà ông đã chọn để chất vấn ông:
– Thưa Thầy, vậy giải pháp nào để cho con kền kền phải là kẻ sống sót, hay đã phải ngược lại?
Thằng bé sẽ hiến xác mình cho con kền già khi nó hoàn tất công việc đưa bức thư vĩnh biệt của nó về quê nhà. Tất cả như đã chết đói cả làng. Trước cảnh chết đói, người mẹ nó đã gả bán nó cho nhà phú hộ để làm đầy tớ – mong có bát cơm để nó còn là người sống sót cuối cùng của dòng họ. Còn mẹ nó đã gỡ từng tấm vách để chụm củi sưởi ấm trong suốt mùa đông lạnh giá mà cũng đã cạp hết bánh đất sau nhà. Cuối cùng, rồi bà đâm đầu xuống đáy giếng để hớp lấy ngụm nước mà nằm đó mãi mãi. Bức thư mà nó đã viết sẵn và cho vào cái lọ nhỏ đậy nắp. Con kền kền chỉ việc mang đến đó, rồi ném xuống đáy giếng cho mẹ nó được đọc nơi suối vàng. Vì nó đã không được có mặt để làm lễ ma chay cho Bà ở giây phút cuối cùng để tạ ơn.
Đến lúc ấy, con Kền Kền hoàn tất phần “thi công” của nó. Nó trở lại là để “kết thúc hợp đồng” – nghĩa là nhận cái xác còn tươi sống của nó – không phải là “xác thối” mà dòng họ nhà Kền thụ hưởng được cuộc sống Trời ban cho giống loài theo cách đó – từ hàng triệu năm trước.
Mà kết thúc theo cách nào? Đúng là ông cần che giấu “bí mật” – vì đó là cái “bí mật ngàn vàng” của đời nó mà ông chưa tiện nói ra. Như thế có quá sớm hay không? Vì còn phải chờ đợi nhân loại cùng tiến vào “thời kỳ Hậu duy vật”. Bây giờ ông xin cam kết là từ đây ông sẽ không trả lời một câu hỏi “ngoài hành lang” nào nữa – do ông có thể bị chứng tắc nghẽn trí nhớ làm cho dòng tư duy đang hào hứng “cho đi” mà thay đổi lòng dạ để phải “lấy về”.
Ngày nay, nhiều di sản văn hóa của Vương triều Nhà Nguyễn đã mở kho Thánh địa Việt Nam học để “cho đi” theo cách bày biện ra trước mặt nhân loại nhiều giá trị vật thể.
Nơi này Châu bản Triều Nguyễn – nơi kia Mộc bản Triều Nguyễn… mà lấy về nhiều giá trị “hình bóng” như di sản tư liệu nhân loại. Có phải ở đó Châu bản Triều Nguyễn không chỉ sử dụng nền văn hóa chữ Hán, chữ Nôm từ ngàn xưa – mà còn cả chữ La-tinh từ hàng trăm năm qua để ghi chép? Có phải một bộ phận nhân loại học đã nhận ra Vương triều Nhà Nguyễn là người phát hiện “hệ văn hóa sinh thái Hybrid”. Nơi đó, hai thế giới Đông Tây đã “hợp đồng” để cam kết một tương lai cho Việt Nam – một điểm đến hòa hoãn, nhân ái.
__________
[1] Montmartre là một khu phố của Paris, nằm trên quả đồi lớn thuộc Quận 18. Từng là nơi tập trung của nhiều họa sĩ nổi tiếng, cùng với nhà thờ Sacré-Cœur, cối xay gió Moulin de la Galette, các con phố nhỏ, quán cà phê, nhà hàng, Quảng trường Tertre,… Montmartre là một trong những địa điểm thu hút du khách nhất Paris (Theo tư liệu).
Kính mời Quý độc giả xem lại:
Phần 1: Vương quốc triều Nguyễn còn trên cả “lời cam kết cho đi”.
Phần 2: Vương quốc triều Nguyễn với hiệu ứng “cho đi”.
Phần 3: Vương quốc triều Nguyễn mà lại còn cần đến một lời “cam kết cho đi”.
Thánh Địa Việt Nam Học
(https://thanhdiavietnamhoc.com)
Download file (PDF): Vương quốc triều Nguyễn còn trên cả “lời cam kết cho đi” – Tác giả: PGS.TS Sử học Nguyễn Mạnh Hùng |