Vương quốc triều Nguyễn mà lại còn cần đến một lời “cam kết cho đi” (Phần 3)

Tác giả bài viết: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Sử học NGUYỄN MẠNH HÙNG
(Viện trưởng Viện nghiên cứu Việt Nam học)

     3.0.

     Lời phát ngôn “cam kết cho đi” của Jeff Green như thế đã không phải là sự khác biệt – nghĩa là không mới và lạ trong thế giới vận động chủ nghĩa tư bản.

     Nhiều nhà tư bản phương Tây đã từng lập quỹ từ thiện giúp đỡ cho nhiều người khốn khổ trên thế giới. Quỹ tài trợ cho các công trình nghiên cứu đời sống vạn vật trong không gian đã bị loài người chiếm đoạt, hay ít ra cũng tàn phá như cuộc chơi đi tìm thú vui ngoại dị (goȗt exotique) càng lúc càng nâng cao cấp độ. Tuy thế, trong không gian địa văn hóa nhỏ hẹp của xứ sở An Nam Việt Nam là nguồn máu thịt đã cung cấp cho cỗ máy chiến tranh. Có lúc xứ sở này đã dốc cạn “hũ gạo” nhỏ nhoi trong gia đình nghèo khó để nấu nồi cơm tương thân, tương ái. Có lúc thu nhặt hàng ngàn mảnh vải vụn để đan kết nên những chiếc áo sưởi ấm để đưa ra chiến trường. Nhưng cũng có lúc lịch sử ghi nhận tấm lòng son của nhiều nhà tư sản đã dốc hết “hũ vàng” cho công cuộc kháng chiến chống Pháp năm xưa.

     Bà Bô (h.23) là một nhân vật khác biệt trong số đó. Nếu trong ngân khố nhà nước có lúc chỉ còn hơn một triệu bạc Đông Dương – thì bà đã từng dốc cạn 5.000 lượng vàng trong hầu bao.

     Tuy nhiên, cách cho đi của công tử Bạc Liêu không tính bằng con số đếm như bà Bô, mà được tính bằng cán cân vật liệu với con số 5 tấn vàng. Cách cho đi ấy nhằm vào một bộ phận nhàn rỗi của tầng lớp phong lưu Sài Gòn vào thời Nam Kỳ thuộc địa.

H.23:  Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, vợ doanh nhân Trịnh Văn Bô
hiến hơn 5000 lượng vàng cho Nhà nước thời kháng chiến
–  Ảnh: Số hoá vạn sự (internet of things)

     Công trình nghiên cứu của Henri Oger vào những năm 1908 – 1909 tại Hà Nội qua tác phẩm “Technique du Peuple Annamite” (Kỹ thuật người An Nam) còn để lại nỗi đau lòng đó qua một số mộc bản.

     Nơi đây, người ăn mày mù “trông thấy” bàn tay của khách qua cây gậy và con chó dẫn đường (h.24). Nơi kia, cái lu nước ghi dòng chữ Hán Nôm “uống nước thí” (h.25).

     Nơi nọ, một cái “lều trung đồ” đã được dựng lên để dành cho khách đi đường có nơi nghỉ chân (h.26).

     Hình ảnh vỡ vụn nhỏ nhoi trông như những mảnh ghép tấm lòng trắc ẩn ấy đã để lộ một đường kẻ vạch văn hóa.

“Nước rặc mới biết cỏ thối”

     Câu nói dân gian lấy ra từ cuộc sống đồng ruộng đi chân đất mà làm nên thước đo lòng người. Nạn dịch cô-vích đã đẩy loài người đến gần bờ vực thẳm của địa ngục mà chưa kịp dùng thước đo lòng trắc ẩn.

     Nơi đây nhiều hành vi quên mình để đối mặt với tử thần trong tiếng còi réo gọi, nghe như tiếng ốc hụ thời chiến tranh dọn đường đến cánh cửa địa ngục.

     Ngoài kia, nhiều xóm chợ “không đồng” nổi lên như để trao nhau bàn tay ấm áp.

     Trong khi cảnh trời u ám, cảnh sắp đặt trật tự trước cửa lò thiêu trong nạn dịch cô-vích như còn phải chờ đợi Ông Bếp lập danh sách nhân gian xấu số trong không gian địa phôn-clo học tại khắp vùng đất nước Việt Nam. Nơi ấy, Ông đã viết xong “diễn văn” để trình báo Thiên Tào Bắc Đẩu – mà còn phải chờ Chúa tể địa ngục sắp đặt chỗ ngồi. Còn ngoài kia, chiếc máy ATM gạo đã ra đời như một nguồn tư duy lấy ra từ chiếc hộp Pandora lãng mạn.

     Vào  thời đại hiện nay, đó là những hành vi không chỉ đến với người ở bậc thang thấp xã hội thể hiện theo cách đó – mà còn là thái độ hành xử của vị Hoàng đế đầu tiên triều đại Nhà Nguyễn đã ẩn mình trong góc khuất lịch sử.

     Trong lúc chúng ta còn chờ đợi đại bộ phận nhà văn dùng ngòi bút của mình để mô tả cảnh dịch bệnh từ hai năm qua – tưởng chừng như đó là cảnh chết chóc mở cánh cửa bước vào “ngày tận thế”.

     Thật ra, đó là nạn dịch kế tiếp mà trước đó đã từng xảy ra tại Hà Nội.

     Nhà văn Jeanne Leuba (h.27) đã ghi chép cảnh tượng điêu linh đã xảy ra tại đó bắt đầu từ thứ bảy ngày 14 tháng 5 năm 1910. Đó là những ngày 16/5, ngày 18/5, ngày 23 – 24/5 mà tác giả ghi chép trong Bộ ký ức Đông Dương như là Bộ Di sản thuộc địa vào ngày thứ tư ngày 1 tháng 6/1910.

     Bài viết của nhà báo đã được đăng tải trên Báo Extrême-Asie – Tạp chí Revue illustrée Indochine No 55 – Aout 1931 (h.28).

     Tác giả không chỉ mô tả cảnh tượng đau thương mà còn có minh họa ba bản vẽ. Viện nghiên cứu Việt Nam học đã từng cất trữ trong Thánh địa Việt Nam học xin được ghi chép lại để làm văn hóa đọc và nhìn.

     Bức thứ nhất – trông như cảnh tượng đưa đám của cư dân nghèo khó trong làng (h.29).

H.29: Cảnh đưa đám của cư dân nghèo khó trong làng

     Bức thứ hai – một đội trống được đặc tả để ra bộ âm thanh của bộ phận tang lễ trong làng theo nghi thức Phật giáo (h.30), nghe như tiếng réo gọi hồn ai trong nghi thức công giáo.

     Bức thứ ba – bản vẽ mô tả chiếc xe Kút-kít đang vận tải chiếc hòm gỗ bốn tấm mà ngậm ngùi (h.31).

     Chúng ta sẽ trở lại với chiếc rương hồi ký thuộc địa của Bà Ký vào dịp biên soạn Bộ sách Hà NộiSử ký Bách khoa vạn sự.

     Tấm lòng tương thân, tương ái ẩn mình trong cụm ngữ “nghĩa tử là nghĩa tận” đã réo gọi lòng trắc ẩn như chuông gọi nhà ai trong suốt cuộc trường chinh lịch sử.

      4.0. Còn trên cả lời “cam kết cho đi”

     “Cam kết cho đi” là lời hứa hẹn quyết tâm – là lời nói trên truyền thông đa phương tiện – một loại tiếng nói của lương tâm con người. Nơi đây, lương tâm của một nhà “đại phú” ngồi trên tòa lâu đài tư bản. Riêng trường hợp Việt Nam – thời xa xưa một chỉ dụ của một nhà vua được ban hành trong dân chúng đã vượt lên trên mọi lời cam kết.

     Đó là vào năm Ất Hợi – tức Gia Long thứ 14 (1815) (h.32)  – xứ sở Việt Nam lâm vào nạn dịch. Chỉ dụ nhà vua ban hành có nội dung được chuyển sang chữ La-tinh như sau: “Nuôi dân như nuôi con… Trẫm lấy lòng thương người mà làm chính sách… Mong xa gần đều thông đức hóa, phong tục trở nên thuần hậu. Gần đây, nghe có người đau ốm giữa đường, dân sở tại đã không nhận nuôi, lại còn ruồng đuổi, chẳng chút lòng thương xót giúp nhau, phong tục ấy rất bạc bẽo. Từ nay, quân dân đi đường, có người đau ốm, thì chủ quán ở làng xóm đều phải tùy tiện bảo dưỡng, không được ruồng đuổi, mỗi ngày nuôi dưỡng bao nhiêu, nhà nước trả tiền. Chết thì cấp tiền chôn cất, để cho kẻ còn người mất đều được nhớ ơn. Không một ai phải bơ vơ thất sở, triều đình phải lập bệnh viện, nhà dưỡng tế. Ngoài ra, nhà vua đã cấp tiền nuôi dân và quân mỗi ngày 30 đồng, cấp tiền chôn quân ba quan, dân một quan.

     Nạn dịch năm đó, lại còn có thêm nạn cướp bóc nổi dậy tại nhiều nơi. Nhiều lúc Thổ phỉ Cao Bằng là Nông Văn Nho họp đảng sang ăn cướp Châu Quy Thuận nước Thanh. Thanh Hoa giặc nổi, cướp bóc các hạt Vĩnh Lộc, Yên Định. Thổ phỉ ở Thái Nguyên đánh cướp Võ Nhai.

     Nạn dịch bệnh vào thời vua Gia Long đã để lại nhiều tổn thương mất mát. Về con số tử vong thời ấy có tới 206.835 người trong một số dân của cả xứ Việt Nam là bao nhiêu? Có bằng một Quận, Huyện nào đó của Sài Gòn vào những năm cuối cùng của nhà vua triều Nguyễn? Nếu “cam kết cho đi” – thì cho đi bao nhiêu? Lời nói chưa được “số hóa”. Riêng triều đình Huế đã xuất công quỹ 730.000 quan tiền để phát chẩn, mai táng. Tuy rằng dân số Việt Nam thời ấy khoảng 10 triệu người, số chết “cho đi” đã chiếm từ 2% đến 4%. Tuy thế, một số nhân vật lịch sử đã chết theo trong nạn dịch đó mà vẫn không xác định được nguyên nhân.

     Theo Đại Nam Thực Lục năm Giáp Tuất – năm Gia Long thứ 13 (1814) – có nội dung được ghi lại như sau:

     – Quảng Đức có dịch, sai dinh thần lập sở dưỡng tế ở xã Thế Lại cho người ốm ở. Nhà nước cấp cho tiền gạo, thuốc thang. Người chết thì cho tiền một quan và mười thước vải để chôn…

     Theo thông tin của đại bộ phận những nhà Sử ký học – chúng ta tiếp nhận được về một số cái chết không để lại vết tích – trong đó có hai trường hợp điển hình đang ghi chép trong lịch sử qua mạng số hóa vạn sự (internet of things). Đó là trường hợp thứ nhất về Hoàng hậu vua Gia Long mất vào năm này – thọ 54 tuổi.

(Theo nhà nghiên cứu Phạm Cao Phong)

     – Vào năm 1816, dịch Typhus Amaril đã trùm phủ không gian cư trú của xứ Ấn Độ. Một bộ phận những bác sĩ Pháp tại Đông Dương  thời thuộc địa là: 1. Pierre Lefort – 2. Jean Guyon – 3. Nicolas-Pierre Gilbert (h.33) – 4. Antoine Dalmas  – đã tìm ra căn bệnh gọi là “bệnh Siam”, hay còn gọi là “bệnh sốt Thái Lan”.

     Vào thời kỳ ấy, Đông Dương thuộc địa đã chìm trong cõi chết vì các hiện tượng sốt xuất huyết vàng da: Người bệnh nôn ra máu đen.

     Theo Đại Nam Thực Lục trong Châu Bản triều Nguyễn có để lại Dụ của vua Minh Mạng như sau: “Gần đây, lệ khí lan tràn từ Gia Định trở ra đến quảng bình – nhiều người ốm chết. Trẫm nghe thấy rất lấy làm thương – phàm lính là để giữ nước,vẫn không thể thiếu được, mà đạo nuôi dân cũng nên rộng rãi. Vậy thông dụ cho ở Kinh các thành dinh trấn phàm, việc sung điền binh đinh trốn và chết đều hoãn lại. Đợi sau khi lệ khí yên rồi, mà bắt cũng chưa muộn.

     Ngoài ra thông tin cũng đã để lộ trường hợp về cái chết của nhà thơ Nguyễn Du tuy còn ẩn mình trong “góc khuất lịch sử”.

     Hữu Tham tri Lễ bộ là Nguyễn Du chết – là người Nghệ An, học rộng, giỏi thơ văn, lại càng giỏi về Quốc ngữ. Đến bây giờ có mệnh sai sang nước Thanh, chưa đi thì chết. Vua thương tiếc cho 20 lạng bạc, một cây gấm Tống. Khi đưa tang về, lại cho thêm 300 quan tiền. Phải chăng nhà thơ Nguyễn Du cũng đã chết trong thời kỳ dịch bệnh năm 1820.

Thánh Địa Việt Nam Học
(https://thanhdiavietnamhoc.com)

Kính mời Quý độc giả xem lại:

Phần 1: Vương quốc triều Nguyễn còn trên cả “lời cam kết cho đi”.

Phần 2: Vương quốc triều Nguyễn với hiệu ứng “cho đi”.

Phần 3: Vương quốc triều Nguyễn mà lại còn cần đến một lời “cam kết cho đi”.

 

(Visited 2 times, 1 visits today)