email của Quý Độc giả ngày 22/7/2020
Kính gởi: BBT Thánh Địa Việt Nam Học.
Xin giới thiệu tôi là Trần Tư Bình, đồng tác giả Chữ VN Song Song 4.0 cùng với anh Kiều Trường Lâm.
Vài tháng qua, nhiều ý kiến và bài viết trái chiều trên mạng xã hội của nhiều tác giả chỉ đọc bản demo trên báo chí, không chịu tìm hiểu công thức chữ 4.0, cho nên họ đã có nhiều nhận định chưa chính xác về chữ 4.0, chẳng hạn cho rằng chữ 4.0 “không hợp lí, không có cơ sở khoa học” (Ts. Nguyễn Văn Lợi – Nguyên Phó Viện trưởng Viện ngôn ngữ học), hoặc chữ 4.0 “…thiếu khoa học trong thiết kế, chưa tuân thủ cấu trúc ngôn ngữ tiếng Việt, không tuân thủ hệ thống ngữ âm quốc tế, không bảo đảm tính đơn trị, còn nhập nhằng và khó nhớ…” (Ts. Đặng Minh Tuấn – tác giả VietKey)
Tôi viết bài này nhằm phản biện lại các nhận định thiếu chính xác nói trên và giải thích sự tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc âm vị học của Chữ VN Song Song 4.0 – một bộ chữ không dấu cực ngắn cho tiếng Việt.
Nay kính xin BBT Thánh Địa Việt Nam Học cho đăng bài sau đây nếu được.
BBT có thể xem bài trực tiếp trên email này, hoặc xem file dạng PDF và DOC tôi gởi ở Attachment.
Và BBT có thể chỉnh sửa cho hợp với khuôn khổ của báo.
Chân thành cảm ơn BBT và mong nhận được hồi âm.
Trân trọng.
Trần Tư Bình
email của Ban Tu Thư ngày 29/7/2020
Kính gửi Nhà nghiên cứu TRẦN TƯ BÌNH,
email của Quý Độc giả ngày 29/7/2020
Thật rất hân hạnh được BTT đồng ý đăng bài viết của tôi trên chuyên mục VIỆT NAM TƯƠNG LAI HỌC ở hai trang web thanhdiavietnamhoc.com và vietnamhoc.net , cũng như mở ra một diễn đàn để trao đổi, lắng nghe những ý kiến từ độc giả và những nhà nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn BTT.
Trân trọng.
email cảu Ban Tu Thư ngày 29/7/2020
Kính gửi NNC. Trần Tư Bình,
email cảu Quý Độc giả ngày 29/7/2020
Kính gởi BTT Thánh địa Việt Nam học.
email của Quý Độc giả ngày 4/8/2020
Kính gởi BTT Thánh địa Việt Nam học.
email cảu Ban Tu Thư ngày 6/8/2020
Kính gửi NNC Trần Tư Bình,
email của Quý Độc giả ngày 6/8/2020
Kính gởi: BTT Thánh địa Việt Nam học,
Chân thành cảm ơn BTT đã đăng bài “Chữ Việt Nhanh & Chữ VNSS 4.0 có đúng nguyên tắc âm vị học hay không?” – Phần 1: https://thanhdiavietnamhoc.
Bài hiệu đính làm bảng công phu, rõ ràng và đẹp.
Tôi cũng đã xem bài “DIỄN ĐÀN HỌC THUẬT Việt Nam học, Việt Nam Tương lai học” https://thanhdiavietnamhoc.
Riêng bài “Chữ Việt Nhanh & Chữ VNSS 4.0 có đúng nguyên tắc âm vị học hay không?” – Phần 1, thì khi hiệu đính có 2 lỗi kỹ thuật.
Xin BTT sửa lại giúp cho 2 lỗi kỹ thuât sau đây :
1) Lỗi thứ nhất :
Ở phần “34 Đề xuất của Chữ Việt Nhanh”, mục (4) Phụ âm cuối chữ (3 đề xuất) trong cột VÍ DỤ, hàng cuối cùng, có các chữ là “tak bạk, hoàh, huêh”.
Xin sửa lại cho đúng là ““tak bạk, hoạk, wuệk”.
2) Lỗi thứ nhì :
Ở phần “34 Đề xuất của Chữ Việt Nhanh”, mục (5) 52 vần “Nguyên âm ghép và chữ cái cuối” (18 đề xuất) thì bảng Rút gọn nguyên âm ghép còn một nguyên âm (10 đề xuất) trình bày làm người đọc khó hiểu. Đây là phần rất khó trình bày trong bảng.
Do đó, nếu được xin BTT bỏ hẳn bảng này cùng câu Rút gọn nguyên âm ghép còn một nguyên âm (10 đề xuất) và thay vào đó thì xin trình bày như sau :
• Rút gọn nguyên âm ghép còn một nguyên âm. (10 đề xuất) :
– UYÊ rút còn Y.
– IÊ-YÊ ……… I.
– UÔ ………… U.
– ƯƠ ………… Ư.
– UÂ ………… Â.
– UƠ ………… Ơ
– OĂ ………… Ă.
– OE ………… E.
– OA ………… O
– OA ………… A (Chỉ ở vần “oay”).
• VÀ CÙNG LÚC, thay chữ cái cuối bằng chữ cái khác. (8 đề xuất) :
– T thay bằng D.
– P ………… F.
– C ………… S.
– N ………… L.
– M ………… V.
– NG ……… Z.
– O-U ……… W.
– I-Y ……… J.
Như vậy, ráp 10 nguyên âm rút gọn vào 8 chữ cái cuối khác, ta ghi gọn được 52 vần trên mỗi vần chỉ còn 2 chữ cái, như sau :
UYÊT, UYÊN = YD, YL.
Vd: thuyết chuyện = thyd chỵl.
IÊT, IÊP, IÊC, IÊN, IÊM, IÊNG, IÊU = ID, IF, IS, IL, IV, IZ, IW.
Vd: biết tiếp việc liền hiếm
YÊT, YÊN, YÊM, YÊNG, YÊU = ID, IL, IV, IZ, IW.
Vd: yết yến yểm yêng yếu = íd
UÔT, UÔC, UÔN, UÔM, UÔNG, UÔI = UD, US, UL, UV, UZ, UJ.
Vd: suốt thuốc luôn nhuộm
ƯƠT, ƯƠP, ƯƠC, ƯƠN, ƯƠM, ƯƠNG, ƯƠU, ƯƠI = ƯD, ƯF, ƯS, ƯL, ƯV, ƯZ, ƯW, ƯJ.
Vd: rượt cướp trước lươn bướm
UÂT, UÂN, UÂNG, UÂY = ÂD, ÂL, ÂZ, ÂJ.
Vd: xuất tuần khuâng khuấy =
UƠT, UƠN = ƠD, ƠL.
Vd: huợt huỡn = hợd hỡl.
OĂT, OĂC, OĂN, OĂM, OĂNG = ĂD, ĂS, ĂL, ĂV, ĂZ.
Vd: thoắt hoặc xoắn = thăd
OET, OEN, OEM, OEO = ED, EL, EV, EW.
Vd: Chúng nó ngoéo tay cười
OAT, OAP, OAC, OAN, OAM, OANG, OAO, OAI, OAY = OD, OF, OS, OL, OV, OZ, OW, OJ, AJ (vần: oay).
Vd: Chú Hoàng loay hoay gọt
Một lần nữa xin cảm ơn BTT rất nhiều.
Trân trọng.
Trần Tư Bình
email của Ban Tu Thư ngày 6/8/2020
Kính gửi NNC. Trần Tư Bình,
email của Quý Độc giả ngày 7/8/2020
Kính gởi: BTT Thánh địa Việt Nam học,
Chân thành cảm ơn BTT đã nhanh chóng :
– Hiệu chỉnh lỗi ở phần (4) Phụ âm cuối chữ (3 đề xuất) các chữ hoạk, wuệk”;
– Hiệu chỉnh thể hiện lại phần Rút gọn nguyên âm ghép còn một nguyên âm (10 đề xuất) như ý của tôi; và BBT vẫn giữ lại bảng thể hiện – để tổng hợp cho độc giả cần xem lại hoặc đối chiếu nhanh. Đây là ý kiến hay.
– Đăng bài “Chữ Việt Nhanh & Chữ VNSS 4.0 có đúng nguyên tắc âm vị học hay không?” – Phần 2: https://thanhdiavietnamhoc.
Tôi đã đọc kỹ bài Phần 2.
Bài trình bày các bảng rất công phu, rõ ràng, nêu bật được các điểm cần chứng minh.
Tuy nhiên, khi hiệu đính và làm các bảng thì có 5 lỗi kỹ thuật.
Xin BTT sửa lại giúp cho 5 lỗi kỹ thuât sau đây :
1) Lỗi thứ nhất :
Ở bảng thứ nhất, hàng “Không còn khuyết điểm các âm tiết: iêm, iên, iêt, iêu, iêng đứng một mình thì lại viết là yêm, yên, yêt, yêu, yêng” còn thiếu câu giải thích lý do ở cột GIẢI THÍCH.
Xin ghi thêm câu giải thích như sau :
vì ở CVN các âm tiết này được viết chung là “iv, il, id, iw, iz” theo đề xuất nhóm số (5).
2) Lỗi thứ nhì :
Trong đoạn sau :
18 QUI ƯỚC KÝ HIỆU DẤU
Lưu ý: Xin đọc chậm các qui ước từ trên xuống dưới vì chúng có quan hệ móc xích, nối tiếp. Hiểu được đề xuất ở trên thì mới hiểu các đề xuất sau đó.
Chữ 4.0 hình thành từ việc thay thế các dấu phụ và dấu thanh cho CQN và CVN bằng 18 qui ước Ký hiệu dấu (KHD), chia ra 4 nhóm sau: 1) B, D, Q, G, F; 2) J, L, Z, S, R; 3) X, K, V, W, H; 4) O, Y, P.
Xin hoán đổi lại hàng cuối cùng theo thứ tự như sau :
1) B, D, Q, G, F; 2) X, K, V, W, H; 3) J, L, Z, S, R; 4) O, Y, P.
3) Lỗi thứ ba :
Trong bảng thứ 3, * D = (dấu nón + huyền).
Ở cột Chữ Quốc Ngữ, câu “dấu nón + sắc” xin sửa lại là “dấu nón + huyền”
4) Lỗi thứ tư :
Trong bảng thứ 4, * Q = (dấu nón + hỏi).
Ở cột Ví Dụ, các chữ “ẩn, nể, quẩn khổng” không thấy dấu hỏi. Chỉ hiện ra là “ân, nê, quân, không”.
Xin sửa lại cho hiện ra dấu hỏi 4 chữ trên.
5) Lỗi thứ năm :
Trong bảng thứ 20, “Ta thấy chính qui ước chữ P đã làm cho Chữ 4.0 không vi phạm nguyên tắc về âm vị học. Giải thích :”Ở cột CHỮ VNSS, hàng “toan | tozp”. Xin sửa lại cho đúng là “toan | tolp”.
Một lần nữa xin cảm ơn BTT rất nhiều.
Trân trọng.
Trần Tư Bình.
email của Quý Độc giả ngày 10/8/2020
Kính gởi: BTT Thánh địa Việt Nam học,
1) Chân thành cảm ơn BTT đã sửa được 4 lỗi (1, 2, 4, 5) trong 5 lỗi tôi đã nêu ra ở bài “Chữ Việt Nhanh & Chữ VNSS 4.0 có đúng nguyên tắc âm vị học hay không?” – Phần 2:
https://thanhdiavietnamhoc.
Xin BTT sửa lại giúp cho 1 lỗi kỹ thuât còn sót sau đây:
Trong bảng thứ 3, * D = (dấu nón + huyền).
Ở cột Chữ Quốc Ngữ, câu “dấu nón + sắc” xin sửa lại là “dấu nón + huyền”
2) Nhân dịp này, tôi xin được thưa một việc với BTT là trang mạng TĐVNH của Thầy Nguyễn Mạnh Hùng tuy mới thành lập vào tháng 6/2019 nhưng bài vở thật phong phú và chất lượng.
Xin trân trọng BTT đã phải bỏ nhiều thời gian và công sức cho công việc phát huy văn hóa nước nhà.
Và cũng vì đọc được đoạn sau đây trong bài “Mục đích của Trang Web THÁNH ĐỊA VIỆT NAM HỌC”https://
Mặt khác, Ban Tu thư chúng tôi cũng xin kêu gọi Quý độc giả có lòng nhiệt tâm và yêu mến Việt Nam học cũng như yêu thích website Thánh địa Việt Nam học trợ giúp cho chúng tôi bằng cách tài trợ hoặc đóng góp hiện vật sách vỡ, tư liệu để có thể duy trì lâu dài, chi phí cho nhân lực và phát triển trang web ngày một hoàn thiện hơn. Hơn nữa, chúng tôi cũng mong tiến đến việc thành lập “Tủ sách thiện nguyện 1001” nhằm chuyển giao đến các trường học – mỗi trường một tủ sách 1001 quyển để góp phần xây dựng nền tảng văn hoá đọc ở các vùng sâu, vùng xa và vùng các hải đảo trên mọi miền đất nước Việt Nam.
Do vậy, tôi xin được tài trợ BTT một số tiền 10 triệu vnđ với mục đích tốt đẹp trong đoạn trên. Nếu BTT đồng ý, xin BTT cho tôi chi tiết tài khoản ngân hàng cùng số điện thoại để việc chuyển ngân được thực hiện.
Một lần nữa xin cảm ơn công việc của BTT rất nhiều.
Trân trọng.
Trần Tư Bình
email của Ban Tu Thư ngày 12/8/2020
Kính gửi NNC.Trần Tư Bình,
Một bài học tốt từ NNC mà BTT. TĐVNH. chúng tôi học được là SỰ CẨN THẬN TUYỆT ĐỐI trong bài viết nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn.
2. XIn được thay mặt Thầy HÙNG – chúng tôi thường quen gọi như vậy – trân trọng cảm ơn tấm lòng của Quý NNC. đã dành cho TĐVNH. Chúng tôi rất trân trọng cảm ơn và sẳn lòng đón nhận sự tài trợ của Quý NNC. và sẽ chuyển sự tài trợ đó sang sách ở tủ sách 1001 của TĐVNH. XIn Quý NNC. cấp cho chúng tôi một bí danh của NNC. để chúng tôi ghi vào danh sách những nhà tài trợ và danh mục sách. Chúng tôi sẽ sớm gửi thông tin tài khoản của Tủ sách 1001 đến Quý NNC.
3. Nhân tiện BBT. chúng tôi xin được chuyển thắc mắc của Thầy HÙNG đến NNC. là do nhân duyên nào mà NNC. đã tìm thấy TĐVNH.?
KÍnh chúc NNC. nhiều niềm vui và sức khỏe dồi dào.
BTT – TĐVNH
email của Quý Độc giả ngày 13/8/2020
Kính gởi: BTT Thánh địa Việt Nam học,
1) Chân thành cảm ơn BTT đã hiệu chỉnh lỗi ở Phần 2 của bài “Chữ Việt Nhanh & Chữ VNSS 4.0 có đúng nguyên tắc âm vị học hay không?”.
Đến nay thì toàn bộ bài đều không còn lỗi. Thời gian tới, tôi và anh Kiều Trường Lâm xin sẽ phổ biến bài viết cùng đường dẫn gốc TĐVNH của bài viết lên các diễn đàn, Facebook, v.v…
2) Nếu BTT ghi vào danh sách những nhà tài trợ thì xin ghi là : Trần Tư Bình.
Hoặc là : Trần Tư Bình (Tác giả tốc ký Chữ Việt Nhanh. Đồng tác giả Chữ VN Song Song 4.0)
3) Về thắc mắc của Thầy N.M.HÙNG do nhân duyên nào mà tôi đã tìm thấy TĐVNH thì xin trả lời như sau :
Số là sau khi viết xong bài “Chữ Việt Nhanh & Chữ VNSS 4.0 có đúng nguyên tắc âm vị học hay không?”, vào cuối tháng 6/2020, tôi đã gởi bài vào Tạp chí điện tử Tia Sáng để xin đăng bài phản biện vì tạp chí này đã đăng bài của Ts. Nguyễn Văn Lợi.
“Chữ Việt Nam song song 4.0: Không có cơ sở khoa học và không nên phổ biến.”
https://tiasang.com.vn/-dien-
Nhưng qua một tháng chờ đợi, mạng Tia Sáng vẫn không hồi âm cho tôi.
Do vậy, tôi đã Google tìm xem có mạng nào thích hợp để xin đăng bài, tôi đã tìm thấy trang Thánh địa Việt Nam học thích hợp vì ở đây có mục “Ngôn ngữ học”, trong đó đã có một số bài chuyên sâu về ngôn ngữ.
Và từ khi TĐVNH không những đồng ý đăng bài mà còn hiệu đính công phu, và còn làm bài mở đầu cho mục “Diễn đàn Thảo luận” thì tôi đã dành thời gian đọc thêm một số bài ở TĐVNH. Từ đó, tôi mới đọc được các bài có duyên và thú vị khác về cuộc đời của Thầy N.M.HÙNG – một người trí thức văn võ song toàn đáng kính.
Nay vài hàng xin gởi đến BTT.
Xin BTT cho tôi chuyển lời kính chúc sức khỏe và an lành của tôi đến Thầy N.M.HÙNG.
Trân trọng.
Trần Tư Bình.
email của Quý Độc giả ngày 8/2/2022
Xin giới thiệu tôi là Trần Tư Bình, đồng tác giả Chữ VN Song Song 4.0 cùng với anh Kiều Trường Lâm.
Chúng tôi xin gởi đến quý Ban một bài viết của chúng tôi và mong bài viết được đăng trên Thánh Địa Việt Nam Học.
Bài tựa là: “Kiểu gõ mới giúp tăng tốc gõ tiếng Việt ở máy tính”.
Quý Ban có thể sửa chữa bài viết cho gọn hơn nếu thấy cần thiết.
Chúng tôi chưa gởi đăng chính thức bài viết này ở báo, tạp chí hoặc mạng nào. Do đó, nếu bài viết được đăng, tôi sẽ tuân thủ các điều luật về copyright của mạng.
Chúng tôi xin gởi bài viết ở Attachment (Một ở dạng PDF và một ở dạng DOC) để Ban Tu thư tùy nghi sử dụng.
* Vài hàng giới thiệu bài: “Kiểu gõ mới giúp tăng tốc gõ tiếng Việt ở máy tính”:
· Gõ kiểu gõ CVNSS4.0 mà bung ra chữ Việt trọn vẹn. Tiết kiệm thời gian gõ từ 15% đến 25%.
· Và tiết kiệm thời gian gõ nhiều hơn nữa khi cài thêm macro gõ tắt các từ bạn thường dùng vào ‘Bảng gõ tắt’ ở EVKey (ví dụ: mvt = máy vi tính, vn = Việt Nam, …), hoặc tải cả file macro gõ tắt các từ bạn thường dùng ở các bộ gõ khác vào ‘Bảng gõ tắt’ của EVKey.
· Tải xuống bộ gõ EVKey tích hợp sẵn kiểu gõ Cvnss4.0 vào máy theo đường dẫn và gõ ngay, không cần cài đặt gì.
Rất mong nhận được ý kiến của quý Ban.
Chân thành cảm ơn và xin kính chúc quý Ban được nhiều thành công.
Trân trọng.
Trần Tư Bình
email của Ban Tu Thư ngày 9/2/2022
email của Quý Độc giả ngày 9/2/2022
Kính gởi: Ban Tu Thư Thánh Địa Việt Nam Học
Xin chân thành cảm ơn Ban Tu Tư sẽ đăng tải Bài viết trên cả 2 trang web thanhdiavietnamhoc.com và vietnamhoc.net.
1) BTT có thể chỉnh sửa bài viết theo format trang web của quý Ban như: lập bảng, thể hiện chữ nghiêng phần trong ngoặc, màu sắc chữ tiêu đề, chữ in hoa, vv. Và BTT viết tách CVNSS 4.0 – thay vì CVNSS4.0 – cho dễ xem cũng là ý kiến hay; và BTT có thể thêm một số chú giải cần thiết.
Để tiện cho cho việc lập bảng cho chính xác, tôi xin gửi ở Attachment :
– Một file “Kiểu gõ mới giúp tăng tốc gõ tiếng Việt ở máy tính(EditableTable)” dạng DOC, để BTT tiện lập lại bảng.
– Và một file “Kiểu gõ mới giúp tăng tốc gõ tiếng Việt ở máy tính(EditableTable)” dạng PDF, để độc giả có thể tải file pdf về xem bản gốc (bản này rõ hơn bản trong email trước vì chuyển từ file “Kiểu gõ mới giúp tăng tốc gõ tiếng Việt ở máy tính(EditableTable).doc” dạng DOC.
2) Về câu hỏi “nếu Độc giả quen sử dụng Unikey và vẫn muốn sử dụng Unikey và ứng dụng theo cách 2 mà Bài viết đã hướng dẫn thì có được không?”
Xin trả lời như sau :
Trong tất cả các bộ gõ tiếng Việt chúng tôi đã thử cách đây vài tháng thì chỉ duy nhất EVKey cho phép cài vào với số lượng lớn hơn 30 nghìn macros gõ tắt vào “Bảng gõ tắt”.
Các bộ gõ khác như Unikey, WinVNKey, Vietkey, VNKey, VPSKey, v.v… thì chỉ cho phép lưu giữ vài trăm hoặc vài ngàn macros gõ tắt.
Vì vậy, cho đến thời điểm này, nếu Độc giả quen sử dụng Unikey và vẫn muốn sử dụng Unikey và ứng dụng theo cách 2 mà Bài viết đã hướng dẫn thì không được. Tương lai, nếu Unikey cập nhật phiên bản mới mà sức chứa ở Bảng gõ tắt có dung lượng lớn hơn thì ứng dụng theo cách 2 mới được.
3) Về thông tin chi tiết về Lập trình viên Lâm Quang Minh để tiện giới thiệu thì tôi cũng thử tìm trên mạng nhưng cũng chỉ biết rất mơ hồ.
Xin copy lại nơi đây vài thông tin từ vài bài viết trên mạng mà tôi thấy ít nhiều hữu ích khi giới thiệu vài hàng về bộ gõ EVKey và lý do vì sao Lập trình viên Lâm Quang Minh tạo ra bộ gõ EVKey, nó có ưu điểm gì hơn Unikey…
a- Link “Vài nét về tác giả” (Nguồn: https://evkey.org/#tac-gia)
b- Bài “Giới thiệu về phần mềm EVKey – công cụ gõ Tiếng Việt ưu việt nhất” :
EVKey ra đời chính là để khắc phục hầu hết các lỗi phát sinh ở các phần mềm gõ văn bản cũ, theo đó là rất nhiều các tính năng vượt trội nhằm hỗ trợ con người trong quá trình soạn thảo văn bản.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin về công cụ gõ siêu ưu việt này cũng như hướng dẫn bạn cách tải và sử dụng công cụ gõ tiếng Việt EVKey mới nhất hiện nay!
Vietkey, Unikey và một số cái tên khác từng là những cái tên hết sức thân thuộc bởi sự phủ sóng của nó trên hầu hết các nền tảng gõ tiếng Việt. Những phần mềm ấy được ra đời với vai trò mang lại các tiện ích khi gõ văn bản và khắc phục những hạn chế mà bàn phím truyền thống mắc phải.
Tuy nhiên, chúng không thể hoàn hảo 100%, những công cụ gõ này không thể tránh khỏi những lỗi phát sinh trong quá trình trợ giúp con người trong việc gõ văn bản.
EVKey cũng có rất nhiều điểm tương tự như những công cụ gõ tiếng Việt khác như Vietkey, Unikey. Tuy nhiên, điều làm cho bộ gõ này trở nên ưu việt là rất nhiều các tính năng mới được phát triển trong nó.
EVKey là bộ công cụ gõ tiếng Việt được tạo ra bởi lập trình viên tài năng tên Lâm Quang Minh. Anh ấy đã phát triển ứng dụng gõ tiếng Việt này dựa trên mã nguồn mở của một ứng dụng gõ tiếng Việt đã tồn tại lâu đời trước đó, đó chính là Unikey.
Trong đó, tính năng đáng chú ý của EVKey là có khả năng loại trừ những ứng dụng không muốn nhập tiếng Việt; khắc phục lỗi không gõ được tiếng Việt (hoặc gõ lỗi) trên Chrome và một số trình duyệt khác; sửa lỗi gợi ý trong trang tính Excel.
Ngoài ra còn một số tính năng ưu việt như chạy với quyền Admin, khả năng hiển thị hộp thoại khi khởi động và sử dụng Clipboard để gửi phím,… Rất nhiều tính năng siêu ưu việt hội tụ đầy đủ ở bộ công cụ gõ tiếng Việt này!
Được ưa chuộng trong những năm gần đây bởi những tính năng ưu việt của mình, EVkey đã vươn lên trở thành một trong những phần mềm hỗ trợ gõ văn bản có nhiều ưu điểm nhất. Những ưu điểm đó được tóm lược lại ngay sau đây: (Nguồn: https://dbk.vn/evkey.html)
c- Bài “Evkey bộ gõ Tiếng Việt của Lâm Quang Minh ”(https://phanmemcuocsong.blogspot.com/2019/06/evkey-lam-quang-minh.html)
d- Bài “Evkey – Kẻ thay thế Unikey đáng dùng nhất”: (https://unikey.blog/evkey/)
e- Bài “EVKey”: (https://blogtiendientu.vn/evkey/)
Chân thành cảm ơn và xin kính chúc quý Ban được nhiều thành công.
Trân trọng.
Trần Tư Bình.
email của Ban Tu Thư ngày 26/3/2021
Kính gửi Quý tác giả TT. Bình,
BAN TU THƯ
email của Ban Tu Thư ngày 29/6/2021
email của Quý Độc giả ngày 28/3/2022
Kính gửi: Ban Tu Thư Thánh Địa Việt Nam Học.
Xin chân thành cảm ơn BTT đã biên tập rõ ràng hơn và đăng bài “Kiểu gõ mới giúp tăng tốc gõ tiếng Việt ở máy tính” – https://thanhdiavietnamhoc.
Xin xem ở vài đường dẫn sau :
Trân trọng,